Nhiều nhà bán hàng ”vỡ trận” vì không chuẩn bị kịp, bị cướp khách trắng trợn ngay trước mắt mình mà không làm gì được. Ví dụ như khi trong dịch cửa hàng chỉ bán túc tắc 50 thỏi son một ngày, nhưng khi vừa công bố hết dịch đơn hàng ập đến 300-400 thỏi son mỗi ngày. Cửa hàng trở tay không kịp!
Hơn 50 triệu đơn hàng mỹ phẩm được người dân đặt mua ngay khi virus Vũ Hán được kiểm soát
Theo thống kê của chuyên trang Fanli.com số lượng mỹ phẩm được bán ra ở Trung Quốc tăng 60% so với năm ngoái. Các sản phẩm tiêu thụ nhiều phải kể đến như: Son môi, phấn mắt, chì kẻ lông mày.. Ngoài những đồ dùng thiết yếu hàng ngày, quần áo và thiết bị ngoài trời cũng ghi nhận lượng bán ra tăng vượt trội.
Khách mua hàng dồn dập chứng minh nhu cầu của người dân không hề giảm sút sau đại dịch, ngược lại còn bùng phát mạnh mẽ do bị kìm nén lâu ngày. Ngay khi số ca nhiễm virus được kiểm soát, tiêu dùng ấm lên trông thấy.
Những bất cập trong quản lý hệ thống kinh doanh khiến nhiều chủ cửa hàng ”Vỡ trận”
Quen với ”nhịp sống chậm rãi” ở thời điểm tâm dịch. Nhiều chủ cửa hàng chủ quan với việc duy trì hệ thống ít nhân sự. Không rà soát quy trình làm việc hoặc bổ sung nguồn hàng… Phần lớn nhiều người bày tỏ quan điểm khi vừa hết dịch nền kinh tế sẽ không thể phục hồi ngay, sức mua ít nên chủ quan với việc đầu tư hệ thống bán hàng chuyên nghiệp.
Một chủ cửa hàng chuyên bán quần áo thời trang công sở chia sẻ: ”Thời điểm dịch phải đóng cửa shop, cửa hàng chuyển đổi sang mô hình Livestream bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên cũng khá ít khách mua do các cơ quan, công ty buộc phải tạm ngừng hoạt động khiến nhu cầu khách mua đồ công sở cũng ít hơn rất nhiều”. Khi Trung Quốc vừa công bố dỡ bỏ lệnh cách ly Vũ Hán, đơn hàng ập đến gấp 5-7 lần ngày thường, lượng khách hàng mua đồ do thời gian ở nhà tăng cân không còn mặc vừa đồ cũ hoặc muốn mua sắm để quay trở lại công việc. Điều đáng buồn là do không chuẩn bị nguồn hàng và nhân sự khiến đông khách quá cũng trở nên đau đầu.
”Nhân viên đi đóng hàng cho khách thì không còn ai đếm comment livestream, việc thống kê đơn hàng mảng online cũng gặp rắc rối do đơn nhiều, chồng chéo, nhầm lẫn không kể xiết. Người nhà cũng phải lao vào hỗ trợ nhưng vì họ không quen không biết làm nên mọi việc càng rối hơn”.
Cần có sự chuẩn bị trước khi ”quay trở lại” để không rơi vào tình thế bị động
Chủ cửa hàng cần sẵn sàng các kịch bản cung ứng nguồn hàng bổ sung, xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp, bộ máy dù ít người vẫn vận hành trơn tru là nhu cầu cấp thiết. Bán hàng trên nhiều nền tảng online khác nhau như Facebook, sàn TMĐT, Website và cả chuỗi cửa hàng offline thì làm sao để việc bán hàng luôn hiệu quả, thống nhất, dễ quản lý? Tránh rơi vào tình trạng đơn hàng nhiều nhưng sai sót, nhầm lẫn sẽ mất khách. Mà vào thời điểm này, mất khách chính là mất tiền, dòng tiền quan trọng như máu để nuôi doanh nghiệp tồn tại. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, các chủ shop chẳng khác nào đang ”hiến máu” cho cửa hàng của đối thủ.
Sử dụng phần mềm trong quản lý bán hàng, giám sát đơn hàng trên nhiều nền tảng thống nhất, đồng bộ, tối ưu chi phí nhưng vẫn phải đem lại hiệu quả là lựa chọn thông minh giúp gia tăng doanh thu bền vững. Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet giúp quản lý nhiều kênh bán online, báo cáo tài chính minh bạch, kết nối hãng vận chuyển, quản lý tồn kho và xây dựng kho dữ liệu giúp thực hiện các chiến dịch marketing cho cửa hàng hữu hiệu.
Ngoài ra, để hỗ trợ nhà bán hàng phát triển kênh bán online, Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet mang đến chương trình kích cầu bán hàng nhiều ưu đãi nhất trong năm.
Tìm hiểu và nhận ngay ưu đãi TẠI ĐÂY!
*Số lượng có hạn. Chương trình có thể kết thúc sớm hơn dự kiến khi hết gói Combo.