Trước sự xuất hiện, lớn mạnh như vũ bão của những hệ thống siêu thị lớn trên cả nước, nhiều tiểu thương lo lắng những kênh bán lẻ truyền thống sẽ bị đè bẹp. Nhưng thực tế lại không như thế. Mô hình bán lẻ truyền thống bằng những ưu điểm riêng có vẫn tồn tại…
Thói quen cố hữu
Có thể khẳng định, thói quen cố hữu trong sinh hoạt của người tiêu dùng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại bền bỉ của kênh bán lẻ truyền thống ở Việt Nam. Ngay ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… nhiều người vẫn chọn kênh mua sắm thường xuyên là các tiệm tạp hóa, chợ.
Do hai kênh này có tính tiện lợi riêng như gần nhà,
Chị Hồng (sinh năm 1973), sinh sống ở phố Dương Quảng Hàm (Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã hơn 10 năm. Bán kính 200m tính từ nhà chị là 2 cửa hàng Vinmart+; 2km thì có rất nhiều trung tâm thương mại, siêu thị lớn. Mặc dù vậy chị vẫn duy trì những hoạt động từ lâu đã trở thành thói quen: dậy sớm rồi ra chợ Quan Hoa và chợ tạm ở gần nhà, các cửa hàng tạp hóa để mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình sử dụng hàng ngày. Vào những dịp cuối tuần, có thời gian rảnh hoặc dịp khuyến mại lớn thì chị mới đi siêu thị.
Chị Hồng cho biết: “Tôi đi chợ để mua những vật phẩm sử dụng hàng ngày bởi chợ thì gần nhà, lại đầy đủ mọi mặt hàng, tươi ngon, mua sắm không phải gửi xe và kể cả có nợ cũng được… Ở cũng lâu nên chị em quen nhau cả, đôi khi ra mua còn nói chuyện, hỏi han, tâm sự với nhau.”
“Hồng là khách quen của cửa hàng tôi” – cô Liên (sn 1968), chủ cửa hàng tạp hóa tại ngõ 165 Dương Quảng Hàm cho hay. Theo quan sát của KiotViet, xung quanh nhà cô Liên 100m là mấy cửa hàng tiện lợi như Vinmart+, Circle K,… Thế nhưng cô Liên cho biết cửa hàng nhỏ vẫn có lượng khách đều, nhiều lúc xoay sở không kịp.
Anh Võ Ngọc Mười (sinh năm 1971, Hoàng Đạo Thúy, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) cũng hiếm khi đi siêu thị, trung tâm thương mại. Các cửa hàng ở gần nhà vẫn là nơi anh Mười thường xuyên lựa chọn vì đã quen thân, nhanh và thuận tiện. “Mấy chủ tiệm đều là “thợ” cả đấy! Tôi có thắc mắc gì đều được họ giải đáp, mách cho. Cũng không thiếu dịch vụ gì, sửa chữa, bảo dưỡng, cho thuê…có hết. Có gì cần tôi lại điện thoại hỏi. Ở siêu thị nào có thứ đó” – anh Mười ôn tồn nói.
Luôn đổi mới bản thân
Mặc dù tình hình kinh doanh vẫn tăng trưởng nhưng không vì thế mà các tiểu thương tự đắc. Từ những thanh niên cho tới các bác, các cô, những người lớn tuổi, tất cả đều đã và đang và luôn ý thức tầm quan trọng của việc đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng.
Theo ông Cao Trọng Kim Trí, Phó tổng giám đốc Citigo, đơn vị sở hữu Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet, trong 9 tháng đầu năm 2020, số lượng truy cập website của KiotViet tăng hơn 1 triệu lượt so với cùng kỳ năm ngoái; số lượt đăng ký dùng thử phần mềm đạt gần 350.000 lượt. Những con số này chứng tỏ nhu cầu của các tiểu thương về việc áp dụng công nghệ vào kinh doanh là rất lớn.
Tiệm tạp hóa của cô Liên là một ví dụ. Cô Liên chủ động niêm yết giá rõ ràng các mặt hàng, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý hàng hóa và doanh thu, từ đó tăng sự chuyên nghiệp. Cô và những người trong nhà cũng luôn giữ thái độ phục vụ niềm nở với khách mua hàng. Khi gặp khách quen, nhiều khi cô còn tặng trứng, cho mua nợ hoặc nhiệt tình mang tới tận nhà nếu đang rảnh. Cô tâm sự: “Cửa hàng của tôi thì có lợi thế là không mất tiền thuê mặt bằng, giá cả phải chăng hơn so với siêu thị, đón tiếp cũng niềm nở. Chắc vì thế mà mọi người vẫn yêu mến đến mua”.
Còn anh Phạm Văn Tùng (sinh năm 1989), chủ cửa hàng thời trang Katoni (Nguyễn Tri Phương, Quận 10, TP Hồ Chí Minh) cho biết từ khi áp dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ vào trong bán hàng, việc buôn bán của cửa hàng thuận tiện, dễ dàng hơn hẳn.
Anh Tùng cho biết: “Ngày trước tôi lưu trữ số liệu bằng sử dụng excel, rất mất thời gian, dễ sai sót mà lại tra cứu. Từ khi chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet, việc quản lý hàng hóa, doanh thu, kết nối khách của tôi dễ dàng hơn rất nhiều. Tôi có thêm thời gian để triển khai các hình thức tri ân khách hàng như tặng quà, giảm giá các sản phẩm vào ngày sinh nhật, các hình thức tích điểm… Khách vì thế mà quay lại cửa hàng nhiều hơn.”
Thời gian đầu anh Tùng chỉ buôn bán tại cửa hàng. Về sau anh muốn sử dụng thêm nhiều kênh bán hàng để tận dụng những lợi thế khác nhau của mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. “Tôi có thể bán hàng trên các sàn điện tử như shopee, lazada, trên mạng xã hội và kết nối với cả đơn vị giao hàng chỉ bằng KiotViet. Quả thực rất tiện”-anh Tùng nói.
Công cụ tuyệt vời để kết nối con người với con người
Chủ cửa tiệm đồ ăn handmade Bếp Mây (59 Láng Trung, Cầu Giấy, Hà Nội) – Chị Mai cũng có chung quan điểm anh Tùng: phần mềm quản lý bán hàng là công cụ tuyệt vời giúp kết nối, chăm sóc khách hàng thuận tiện. Chị Mai cho biết: “Tôi chỉ cần gõ tên khách là phần mềm sẽ cho biết tất tần tật thông tin của khách, từ, địa chỉ, số điện thoại, đến lịch sử các lần mua hàng trước”.
Dựa trên những thông tin đã được phần mềm lưu sẵn, chị Mai bắt nhịp rất nhanh với khách. “Nhờ tâm sự, hỏi han khách, tôi lại có thêm nhiều ý tưởng kinh doanh như làm thêm những đồ ăn chế biến sẵn như thịt kho, cá kho, mắm tép chưng. Cửa hàng có thêm nguồn thu từ đó”-chị Mai chia sẻ thêm.
Áp dụng công nghệ vào kinh doanh đã giúp cho cửa hàng của cô Liên, anh Tùng, chị Mai… trụ vững trong thời điểm dịch covid-19 hoành hành. Họ quan niệm đó là phương thức kết nối khách hàng, tri ân khách hàng hiệu quả. Khách hàng nhận thấy quan hệ giữa cửa hàng với họ không còn đơn giản chỉ là mua-bán, giao dịch mà trở thành sự sẻ chia, đồng cảm những vấn đề trong cuộc sống giữa con người với con người.
Hàng loạt trung tâm thương mại, siêu thị ồ ạt mở ra, nhưng những mô hình kinh doanh truyền thống với lớp áo mới vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển, len lỏi từng ngõ ngách. Được sự hỗ trợ của những tiến bộ trong công nghệ, mô hình bán hàng truyền thống đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí của mình, tiếp tục phục vụ hơn cho hơn 90 triệu người dân Việt.