“Bán nợ”, “bán chịu” hay còn được gọi với một thuật ngữ chuyên môn hơn là “bán tín dụng” từ lâu đã trở thành hình thức kinh doanh đặc trưng mà nhiều cửa hàng sử dụng để tăng số lượng khách hàng. Tuy nhiên hình thức này có thực sự mang lại lợi nhuận cho chủ cửa hàng? Hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Bán nợ, bán chịu là gì?
“Bán nợ”, “bán chịu” hay “bán tín dụng” là hình thức giao dịch hàng hoá. Trong đó, việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng khi số tiền được định giá tương ứng với loại hàng hoá đó sẽ không được người mua thanh toán luôn, hoặc thanh toán đầy đủ tại thời điểm mua hàng. Nói cách khác số tiền còn nợ sẽ được thanh toán vào một thời điểm gần trong tương lai.
Về cơ bản, có ba loại giao dịch bán hàng đó là bán hàng bằng tiền mặt, bán hàng tín dụng và bán hàng trả trước. Vẫn cùng là những hình thức giao dịch bán hàng dựa trên sự trao đổi hàng hoá và tiền mặt hoặc tiền mặt tương đương, tuy nhiên chúng khác nhau ở thời điểm nhận tiền mặt.
Bán hàng bằng tiền mặt là hình thức giao dịch mà tiền mặt được thu ngay khi việc bán hàng được thực hiện và hàng hóa (dịch vụ) được giao cho khách hàng.
Bán tín dụng là hình thức giao dịch được xảy ra nhưng quá trình thanh toán sẽ được thanh toán sau vào một thời điểm nào đó, dựa trên thoả thuận của hai bên. Ở hình thức này, người bán được phép đưa ra thời hạn mà bên mua phải thanh toán.
Bán hàng trả trước là bán hàng dựa trên các khoản thanh toán trước. Theo đó khách hàng thanh toán trước cho người bán trước khi giao dịch bán hàng được thực hiện.
Xét về mặt khách quan, thì hai hình thức tín dụng và trả trước là hai hình thức giao dịch dựa vào niềm tin của hai bên tham gia, vì vậy để chắc chắn thì hình thức bán hàng bằng tiền mặt vẫn được khách hàng và chủ cửa hàng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, hình thức bán nợ vẫn được sử dụng, nhằm tăng lượng khách hàng cho cửa hàng. Bởi trong nhiều trường hợp, nhu cầu của khách hàng có, nhưng rào cản về tài chính khiến khách hàng không đưa ra quyết định mua hàng. Để thúc đẩy quyết định đó thì nhiều cửa hàng, doanh nghiệp đã chấp nhận rủi ro bán chịu để tăng được doanh số bán hàng.
2. Tại sao kinh doanh cửa hàng tạp hóa hay gặp tình trạng mua chịu?
Từ lâu, các cửa hàng tạp hóa đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Việt. Các cửa hàng tạp hóa thường ở những khu dân cư đông đúc và mọi người đa phần là quen biết nhau, do đó, việc bán chịu cũng hay diễn ra.
Việc bán chịu cũng là một cách giữ chân khách hàng cũ mà các chủ tạp hóa hay áp dụng. Bởi đặc thù cửa hàng tạp hoá là các sản phẩm thiết yếu giá thấp, nên việc các chủ tạp hóa chấp nhận cho khách mua chịu khá dễ dàng.
Về cơ bản thì cách bán hàng này tạo được sự gần gũi, thân quen cho khách hàng, nếu sản phẩm tốt, người bán mang tới sự thoải mái cho người mua thì lần sau khách hàng sẽ quay lại thanh toán và mua thêm hàng. Tuy nhiên, các chủ cửa hàng nên lưu ý rằng, chỉ nên cho mua chịu đối với khách quen, hàng xóm láng giềng thân thiết, những người có thể tin tưởng được. Và chỉ nên cho mua chịu với những mặt hàng giá trị thấp. Bởi sẽ có những rủi ro tiềm ẩn cho chính chủ cửa hàng nếu khách hàng không đủ khả năng chi trả cho sản phẩm đã mua.
Xem thêm: Tiết lộ nghệ thuật đòi nợ khách hàng văn minh và khéo léo
3. Rủi ro khi cửa hàng tạp hóa cho mua chịu
Như chúng ta đã biết, nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ có khả năng mất đi cơ hội bán hàng. Tuy nhiên, nếu bán chịu quá nhiều thì bạn sẽ mất rất nhiều chi phí và có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng.
Bên cạnh đó, nếu chưa thu được tiền hàng cũng đồng nghĩa với việc chủ cửa hàng không xoay được vòng vốn để nhập lô hàng tiếp theo, dẫn đến việc kinh doanh khó phát triển.
Đối với những khách hàng không quá quen, chủ cửa hàng tạp hóa không nên bán chịu. Bởi việc bán chịu cho những khách hàng này tiềm ẩn nhiều rủi ro và tạo thói quen xấu cho khách hàng. Đôi khi, tệ hơn là dẫn đến việc mất khách, khi khách hàng mua nợ quá nhiều, tiền nợ quá cao khiến người ta ngại chạm mặt chủ nợ. Nhiều trường hợp khách mua chịu nhiều lần và họ quyết định không trả nửa. Vì vậy, chủ tiệm cần có chính sách bán chịu phù hợp.
4. Sapo 365 – Ứng dụng nhắc nợ miễn phí dành riêng cho chủ shop kinh doanh
Được nhiều nước tiên tiến áp dụng nhưng tại Việt Nam “nhắc thanh toán nợ tự động” vẫn được xem là thuật ngữ mới mẻ trong kinh doanh bán hàng. Đặc biệt là các chủ cửa hàng quy mô vừa và nhỏ vẫn ưu tiên sử dụng phương pháp “chạy bằng cơm” để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, quá trình nhắc nợ, thu hồi nợ mất nhiều thời gian, công sức mà đôi khi còn khiến các “thượng đế” cảm thấy khó chịu, phật ý mà “quay lưng” với sản phẩm của bạn.
Xem thêm: TOP 5 ứng dụng nhắc nợ hiệu quả cho chủ shop kinh doanh online
Để tránh những rủi ro tài chính không đáng có cũng như đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ giúp xoay vòng vốn kinh doanh, Sapo 365 mang đến cho chủ của hàng nhiều tính năng vô cùng tối ưu:
- Sử dụng dịch vụ này tại ứng dụng Sapo 365, khách hàng sẽ chủ động nắm được thời gian trả nợ thông qua tin nhắn nhắc nợ qua Zalo, Messenger, SMS,….một cách “tinh tế”.
- Tin nhắn nhắc thanh toán nợ có thể đính kèm chi tiết thông tin các đơn hàng, hóa đơn, sản phẩm và thời gian mua chịu.
Nhờ thế, chủ cửa hàng kiểm soát tốt nguồn vốn, rút ngắn dần những khoản nợ trả chậm, tạo thói quen thanh toán đúng hạn mà không hề làm mất lòng khách hàng.
Trên đây là những thông tin mà Sapo chia sẻ đến bạn về những rủi ro có thể gặp phải khi bán chịu. Mặc dù bán nợ có thể đem đến cho chủ cửa hàng một số lợi ích, nhưng nó cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi bán chịu cho khách hàng nhé!