Mô hình Cloud Kitchen (bếp trên mây) đang trở thành xu hướng tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành. Nhà hàng kinh doanh theo mô hình bếp trên mây không có vị khách nào ngồi ăn nhưng thông báo đơn hàng mang về vẫn nổ đều đặn, mang lại doanh thu cho nhà hàng.
Vậy mô hình bếp trên mây là gì? Cách thức vận hành của mô hình này như thế nào? Chủ quán hãy theo dõi bài viết dưới đây.
1. Mô hình bếp trên mây là gì?
Bếp trên mây (Cloud Kitchen) là mô hình kinh doanh nhà hàng nhưng không có bất kì thực khách nào ăn tại chỗ. Các khách hàng của các nhà hàng trên mây là các khách hàng online, đặt món của nhà hàng qua các ứng dụng giao đồ ăn hoặc các kênh online như Facebook, Zalo, Web Order.
Các nhà hàng kinh doanh theo hình thức online tập hợp lại trong cùng một khu vực, thuê chung một bếp để chế biến đồ ăn bán mang về. Bếp chung của những nhà hàng này gọi là bếp trên mây, hay Cloud Kitchen. Đây là mô hình kinh doanh F&B đã khá phát triển ở Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và mới phát triển ở Việt Nam.
[wpcc-iframe allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”360px” src=”https://www.youtube.com/embed/j9EimZNoKTQ” title=”YouTube video player” width=”100%”]
Mô hình bếp trên mây – Cloud Kitchen là gì?
2. Lợi ích của mô hình bếp trên mây
Do tác động của dịch Covid-19, các nhà hàng phải đóng cửa, không phục vụ tại chỗ. Do đó nhiều nhà hàng, quán ăn rơi vào tình trạng kinh doanh không đủ bù lỗ cho tiền mặt bằng, nhân sự hay vận hành. Để tiết kiệm chi phí vận hành cho nhà hàng, mô hình bếp trên mây ra đời như một chiếc “phao cứu sinh” tại thời điểm đó. Dưới đây là các lợi ích nổi bật của mô hình nhà hàng bếp trên mây.
- Không phải thuê mặt bằng kinh doanh
Quán có thể cắt giảm chi phí thuê mặt bằng kinh doanh vì mô hình bếp trên mây hoàn toàn phục vụ khách hàng mua mang về. Sau khi quán nhận đơn online và chế biến món xong, shipper sẽ giao hàng tận nơi cho khách.
- Tinh gọn mô hình nhân sự
Khi kinh doanh mô hình Cloud Kitchen, quán chỉ cần 1 đến 2 nhân sự bếp, 1 nhân sự nhận đơn, không cần nhân viên phục vụ, vệ sinh, bảo vệ hay nhân viên quản lý nhà hàng.
- Tiết kiệm chi phí
Mô hình kinh doanh này sẽ giúp quán tiết kiệm các chi phí đầu tư, phí thuê mặt bằng, tiền lương nhân sự, chi phí thiết kế, decor quán và cả chi phí marketing, quảng cáo so với việc vận hành nhà hàng truyền thống.
- Mô hình vận hành hiện đại
Với sự ra đời của các app giao đồ ăn như GrabFood, Shopee Food, Baemin, Go Jek hay Ahamove, quán chỉ cần có thiết bị hay phần mềm quản lý quán ăn là đã có thể nhận và quản lý đơn online, thanh toán không tiền mặt.
- Tiếp cận nhiều khách hàng hơn
Không còn bị bó buộc phải phục vụ những khách hàng sống trong khu vực, mô hình bếp trên mây giúp quán có thể giao hàng cho khách tại mọi địa chỉ, bất kể xa hay gần.
- Tập trung vào chất lượng món ăn
Khi bán online, chất lượng đồ ăn là yếu tố duy nhất giúp quán của bạn giữ chân khách hàng. Do đó, cần tập trung vào chất lượng món ăn và đóng gói món mang về thật cẩn thận.
Đọc thêm: 5 cách tối ưu chiến lược bán mang về đồ ăn, thức uống mùa dịch dành cho chủ quán
3. Quy trình vận hành bếp trên mây
Thay vì phải thuê mặt bằng lớn làm quán, quán ăn chỉ cần thuê bếp theo trong mô hình Cloud Kitchen theo tháng với diện tích khoảng 15 – 25m2. Mỗi bếp chỉ cần vài nhân sự chế biến. Việc nhận đơn và giao hàng sẽ do chủ bếp trên mây lo. Tuy khu bếp nhỏ nhưng quán có thể phục vụ vài trăm khách một ngày.
Quy trình vận hành bếp trên mây cho các nhà hàng, quán ăn khá đơn giản.
- Bước 1: Quán đăng ký gian hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn (Now, Grab Food, Baemin…), các trang web đặt món, lập trang Fanpage, Zalo của nhà hàng để tiếp cận khách hàng.
- Bước 2: Khách hàng đặt món mang về, bếp sẽ nhận đơn qua các hệ thống quản lý bán hàng.
- Bước 3: Bếp nhận order từ hệ thống để chế biến món theo order của khách và đóng gói mang đi cẩn thận.
- Bước 4: Khu vực order in đơn và nhận món chế biến từ bếp, sau đó giao cho shipper nhận đơn hàng để giao cho khách.
4. Quản lý bếp trên mây
Với hệ thống bếp trên mây hay bếp ảo hay “nhà hàng ma”, quán cần ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý bếp. Công nghệ này chính là phần mềm quản lý nhà hàng. Phần mềm này sẽ giúp:
- Nhận đơn từ ứng dụng giao hàng, các kênh bán online
- Đồng bộ menu giữa các kênh bán online và menu quán ăn
- Lên đơn, in hóa đơn nhanh chóng
- Quản lý bếp bằng hệ thống phần mềm: tự động báo đơn khi có order mới, gom món để chế biến, tránh lãng phí nguyên vật liệu, báo cho nhân viên order khi chế biến món xong.
- Quản lý đơn hàng, nguyên vật liệu, doanh thu cho quán
- Quản lý data khách hàng
Quán có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm quản lý quán ăn Sapo FnB để quản lý bếp trên mây hiệu quả ngay tại đây để trải nghiệm toàn bộ các tính năng hữu ích bên trên.
5. Khó khăn khi vận hành mô hình Cloud Kitchen
- Cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu khác
Khi bán trên app bùng nổ, nhà nhà bán app, người người bán app, quán sẽ gặp phải khó khăn khi cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu khác, đặc biệt là cạnh tranh về giá.
- Gặp khó trong xây dựng thương hiệu
Bạn có thể xây dựng thương hiệu cho quán trên kênh online bằng cách tham gia vào các chương trình khuyến mại, giảm giá, freeship của ứng dụng. Tuy nhiên, khi bán online 100%, quán sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu.
- Bất lợi khi chăm sóc khách hàng
Các khách hàng của quán đều là khách online, khách hàng chỉ có thể để lại phản hồi trên ứng dụng hay để lại bình luận, tin nhắn trên Fanpage. Vì vậy, để khách hàng có trải nghiệm tốt hơn, quán nên in thêm card cảm ơn và bỏ vào trong gói hàng để khách hàng cảm thấy hài lòng khi nhận đồ.
- Đảm bảo năng suất hoạt động
Khi kinh doanh trên app, nhà hàng phải chịu chi phí chiết khấu rất lớn, từ 20-35% chi phí đơn hàng. Ngoài ra còn chi phí thuê bếp trên mây cũng không nhỏ. Nếu không đạt số đơn hàng tối thiểu, nguy cơ quán bị lỗ là rất cao.
Trên đây là các thông tin về mô hình bếp trên mây – Cloud Kitchen. Nếu chủ quán đang có ý định mở mô hình bếp ảo này để bán hàng online thì hãy cân nhắc kĩ những lợi ích và khó khăn mà mô hình kinh doanh này mang lại. Bếp trên mây tối thiểu hóa sự hiện diện vật lý, chủ yếu phát triển qua các kênh online, tập trung vào phần giao hàng cho khách qua các ứng dụng giao hàng, kênh bán online. Dự báo mô hình này sẽ là xu hướng trong những năm tới tại Việt Nam.