Cửa hàng chuyên bán đồ ăn nhanh đang rất phổ biến tại các thành phố lớn. Đây là loại hình kinh doanh khá thuận lợi bởi số tiền đầu tư trung bình mà khả năng thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, đối với những người bắt đầu chập chững kinh doanh lần đầu thì lĩnh vực này rất khó tiếp cận, bởi trên thị trường không thiếu những “ông lớn” cạnh tranh trực tiếp với bạn. Trong bài viết này, KiotViet sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức kinh doanh đồ ăn nhanh hiệu quả và có thể áp dụng ngay.
Bí kíp kinh doanh đồ ăn nhanh kiếm bội thu
Lên định hướng phát triển cho cửa hàng
Rất nhiều cửa hàng đồ ăn nhanh đã thành công nhờ có những định hướng phát triển rõ ràng. Từng bước kinh doanh đều được người chủ tính toán khoa học và bám sát vào kế hoạch đã đề ra. Thực tế cho thấy, các cửa hàng đồ ăn nhanh có doanh thu trên dưới 120- 200 triệu tiền lợi nhuận/ tháng tại những thành phố lớn Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu,… thì đều có những mục tiêu phát triển rõ ràng và phù hợp.
Lên định hướng phát triển cho cửa hàng
Mục tiêu ngắn hạn
Với khoản đầu tư vừa phải, bạn nên bắt đầu mở cửa hàng chuyên bán những món ăn nhanh như như gà rán, hamburger, khoai tây chiên,..cùng những đồ uống như coca, pepsi, 7up,… Mục đích của cửa hàng là mang lại cho khách hàng những món ăn ngon, bổ, rẻ, có giá trị dinh dưỡng và quan trọng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mục tiêu ban đầu tối giản chi phí mà vẫn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và chú trọng nhiều đến xây dựng thương hiệu. Lúc này bạn cần làm là sử dụng nhiều chiêu thức quảng cáo, tăng cường khuyến mại, tổ chức buổi gặp mặt khách hàng,… để giới thiệu và quảng bá thương hiệu cửa hàng đến công chúng.
Mục tiêu dài hạn
Sai khi kinh doanh một thời gian, sức mạnh thương hiệu đã có đủ thì bạn bắt đầu triển khai các bước xây dựng và phát triển hệ thống cửa hàng đồ ăn nhanh trên địa bàn. Để kinh doanh chuỗi cửa hàng hiệu quả, bạn cần chú trọng chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý và hoạt động bán hàng, tối ưu menu nhất có thể và gia tăng chất lượng dịch vụ.
Cùng với đó là phát triển dịch vụ giao hàng tận nhà phục vụ cho những thực khách không có điều kiện đến cửa hàng để thưởng thức. Xây dựng một quy trình giao hàng chuyên nghiệp nhờ kết hợp với các bên trung gian uy tín như Now, Grab, Goviet,…
Hiểu khách hàng dễ dàng thành công
Theo khảo sát cho thấy, số người Việt Nam đã từng ăn đồ ăn nhanh chiếm một tỷ trọng khá lớn, trong đó chủ yếu là đối tượng sinh viên và nhân viên văn phòng, công sở.
Khách hàng tiềm năng của cửa hàng đồ ăn nhanh chủ yếu là những người trẻ tuổi có thu nhập trung bình, đa số họ có công việc bận rộn nên không có thời gian để tự nấu ăn. Đối tượng khách hàng này sẽ đòi hỏi đồ ăn hợp vị, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý và quan trọng thời gian làm đồ phải nhanh,… Mức giá đồ ăn nhanh phù hợp nhất với khách hàng là từ 45.000 đến dưới 100.000 vnđ cho một người.
Từ những dữ liệu sau khi nghiên cứu khách hàng, bạn sẽ có cơ sở để lên một kế hoạch chi tiết và cụ thể để xây dựng cửa hàng đồ ăn nhanh phù hợp từ menu đến chất lượng dịch vụ.
Tính toán và cân đối các chi phí hợp lý
Kinh doanh đồ ăn nhanh thành công bạn phải nắm bắt chính xác chi phí để từ đó có kế hoạch tối ưu cho lợi nhuận.
Đối với một cửa hàng ăn nhanh, chi phí nguyên vật liệu chế biến hay thực phẩm chiếm đến 35 đến 40% tổng chi phí, thậm chí còn tăng và bạn khó có thể kiểm soát loại chi phí này. Trong khi đó phí thuê nhân viên không được phép vượt quá 15%, tuy nhiên nếu tối ưu chi phí này bằng cách cắt giảm nhân viên thì cửa hàng không thể hoạt động trơn tru được.
Ngoài ra, cái bạn quan tâm nhiều nhất đó là chi phí thuê mặt bằng. Bạn nên đầu tư thuê mặt bằng với mức phí hợp lý là 20% để lợi nhuận được đảm bảo và không bị ảnh hưởng tiêu cực. Thực tế cho thấy nếu tiền thuê mặt bằng quá 20% tổng chi phí thì cửa hàng khó có thể có lãi.
Cùng với đó, để tăng lợi nhuận bạn có thể chủ động giảm thiểu các loại chi phí như tiền điện, tiền nước, đặc biệt là tiền quảng cáo bằng cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lý mà vẫn đem lại hiệu quả.
Đảm bảo thời gian khách ngồi ăn dưới 40 phút
Một cửa hàng đồ ăn nhanh muốn đạt nhiều lợi nhuận nhất thì hoạt động quan trọng của họ là rút ngắn thời gian ăn của khách tại cửa hàng. Với một thực khách thông thường, bạn cần đảm bảo thời gian dùng bữa của họ tại cửa hàng chỉ gói gọn trong 40 phút, kể từ khi chọn món, đặt đơn cho đến khi ăn xong.
Mỗi một người ngồi quá lâu thì bạn sẽ mất đi cơ hội đón tiếp những khách hàng tiếp theo. Nếu bạn không rút ngắn khoảng thời gian ăn của khách thì lợi nhuận kinh doanh sẽ giảm đi đáng kể. Đây là một điểm khác biệt so với một số loại hình kinh doanh ăn uống khác.
Để làm được điều này bạn phải thiết lập một bộ các tiêu chuẩn nghiệp vụ từ đặt món, quy trình lên đồ ăn đến việc dọn bàn đều phải diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, rất nhiều quán kinh doanh đồ ăn nhanh đã áp dụng một số mẹo như sau:
- Bạn không nên trang bị những chiếc ghế quá thoải mái trong cửa hàng, nếu bạn bày những chiếc ghế quá thư thái, dễ chịu thì họ sẽ ngồi ở cửa hàng lâu hơn, và không chịu đi. Đây là lý do mà các cửa hàng đồ ăn nhanh như KFC, McDonald’s, họ trưng bày rất ít ghế sofa êm ái.
- Chỉ sử dụng đồ uống có ga như Pepsi, Coca, 7up,… bởi, những loại nước này thường tạo cảm giác no ảo cho khách hàng. Nếu khách hàng càng nhanh chóng no, thời gian dùng bữa của họ sẽ giảm xuống, họ sẽ nhanh ra về để nhường chỗ cho những người tiếp theo.
- Tối ưu quy trình order bằng phần mềm quản lý quán ăn. Phần mềm hỗ trợ rất nhiều trong việc tiếp nhận đơn từ khách hàng đến khâu làm đồ và trả đồ. Mọi thông tin đều được lưu chuyển tức thời trong một vài giây giúp nhân viên nắm bắt tình trạng món ăn dễ dàng, nhanh chóng.
Kinh doanh đồ ăn nhanh: Lợi ích bất ngờ từ những món ăn phụ
Lợi ích bất ngờ từ những món ăn phụ
Bên cạnh việc cung cấp thức ăn nhanh chính, nhiều cửa hàng còn cung cấp thêm một số món phụ, đồ ăn kèm như khoai tây chiên, kem, bánh trứng, kem, rau củ, phô mai que… phần lớn các đồ ăn phụ này đều là đồ ăn chay ( có khoảng 90% đồ ăn phụ không phải thịt), có mục đích giảm giá thành và tăng lợi nhuận.
Dễ thấy nhưng thương hiệu nổi tiếng như KFC, Lotte, Jollibee,… đều không bao giờ thiếu những món phụ này và chúng thường được bán theo cách “up sell”. Khi bất cứ người nào vào cửa hàng và bắt đầu gọi món, nhân viên luôn hỏi muốn dùng thêm khoai tây hay món phụ nào khác không? để gợi ý cho khách hàng.
Mục đích chính của những món phụ này đều là để lấy nhiều tiền hơn từ túi của khách hàng. Thậm chí, đối với nhiều cửa hàng ăn nhanh tiền kiếm được từ đồ ăn phụ là nguồn thu chính của cửa hàng, những cửa tiệm không có đồ ăn phụ rất có thể lợi nhuận của họ thấp, hoặc không có lợi nhuận.
Vì thế, ngay bây giờ bạn hãy lên một menu món ăn phụ thực sự hấp dẫn để gia tăng tối đa doanh thu cho cửa hàng đồ ăn nhanh của mình nhé.