Là người chủ, ngoài kiến thức chuyên môn về kinh doanh, bạn phải biết cách quản lý và xử lý tình huống trong nhà hàng một cách khéo léo. Bởi bạn sẽ là người đầu tiên chịu tổn thất khi rủi ro xuất hiện tại cửa hàng. Vì vậy, bạn nên trang bị đầy đủ những kiến thức trong kinh doanh để có thể xử lý những tình huống phát sinh trong nhà hàng một cách dễ dàng.
— Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ kiến thức hữu ích đến với bạn —
Bí quyết xử lý tình huống trong nhà hàng dành siêu hiệu quả
Phản hồi của khách hàng không tốt về chất lượng của nhà hàng.
Khách hàng phàn nàn về chất lượng của món ăn, phục vụ chậm hay thiếu bàn,… là những tình huống rất dễ xảy ra trong nhà hàng. Vậy bạn sẽ xử lý chúng ra sao? Hãy tìm hiểu ngay nhé.
Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng PHỔ BIẾN NHẤT hiện nay
Phản hồi của khách hàng không tốt về chất lượng của nhà hàng.
1. Khách hàng phàn nàn về chất lượng món ăn
Tình huống thực khách phàn nàn về chất lượng món ăn rất hay thường gặp trong nhà hàng. Trong trường hợp món ăn bị mặn, nhạt, không đúng khẩu vị của khách thì trước tiên bạn nên đứng ra xin lỗi họ, và cách tốt nhất là làm lại món ăn và gửi lại. Sau khi khách hàng dùng bữa xong thì đừng quên nói lời cảm ơn và hứa sẽ ghi nhận sự góp ý. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và nhà hàng cũng tạo được ấn tượng đẹp trong lòng họ.
>> HIỆN NAY, các nhà hàng, Bar Cafe đã chuyển sang dùng Phần mềm quản lý nhà hàng thay vì cách quản lý thủ công. Điều này giúp GIẢM THẤT THOÁT đáng kể. Đăng ký DÙNG THỬ MIỄN PHÍ tại đây:
2. Khách khó chịu vì phục vụ chậm
Lượng khách hàng quá đông trong khi nhân viên đã làm việc công suất nhưng vẫn không thể tăng tốc độ phục vụ. Điều này dẫn đến việc khách hàng phải chờ lâu và họ sẽ phàn nàn về cách phục vụ của nhân viên.
Với tình huống này, việc đầu tiên là xin lỗi khách, sau đó nhân viên có thể mang nước hay một số món ăn khai vị trước để họ thấy dễ chịu hơn và quên đi thời gian phải chờ đợi quá lâu. Đồng thời bạn cũng nên kiểm tra lại với bếp về tiến độ làm đồ ăn cho khách hàng để thông báo rõ ràng thời gian họ còn phải chờ thêm là bao lâu. Những điều chắc chắn và cụ thể sẽ khiến khách hàng an tâm chờ đợi hơn.
Xem thêm:Cẩm nang phân biệt các loại hạn sử dụng cho kinh doanh nhà hàng
3. Khách hàng tức giận vì thiếu bàn
Vào dịp lễ hay cuối tuần nhiều nhà hàng thường xuyên trong tình trạng quá tải và không đủ bàn để phục vụ. Do vậy, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu và bỏ đi. Nhằm xử lý tình huống này, bạn nên xin lỗi khách và mời họ ra khu vực chờ nếu họ vẫn muốn dùng bữa tại nhà hàng. Nếu khách muốn bỏ về thì hãy nhanh tay tặng họ voucher hay phiếu giảm giá cho lần ghé thăm nhà hàng tiếp theo. Đây là các cách hay để “vừa lòng khách đi” và thu hút họ quay lại.
Nguyên liệu hàng hóa trong kho bị hỏng
Nguyên liệu hàng hóa trong kho bị hỏng
Hầu hết hàng hóa trong kho của nhà hàng là thực phẩm và có thời gian sử dụng ngắn hạn. Chỉ một chút lơ là sẽ dẫn đến việc những nguyên liệu này bị hỏng và phải xuất hủy để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi tháng cứ xảy ra tình trạng hỏng đồ, thất thoát thì nhà hàng sẽ tổn thất một khoản chi phí khá lớn.
Giải pháp cho trường hợp này là bạn nên sắp xếp kho bếp thật khoa học nhất, đồ nào sắp hết hạn trước thì sẽ được xếp lên hàng đều để ưu tiên sử dụng. Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh kho sạch sẽ nhất có thể nhằm loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn, chuột bọ,… và những tác nhân gián tiếp gây hỏng hàng hóa.
Ngoài ra, nhà hàng hãy áp dụng phần mềm quản lý nhà hàng trong quy trình quản lý kho thực phẩm nhằm hạn chế tốt đa rủi ro, thất thoát. phần mềm sẽ hỗ trợ bạn quản lý hàng hóa theo lô, date để cho bạn góc nhìn chi tiết nhất về thông tin hàng hóa, biết được hạn sử dụng của chúng như nào.
Xem thêm:Top 4 lợi ích khi quản lý nhà hàng bằng phần mềm
Nhân viên phục vụ bàn chểnh mảng trong công việc
Nhân viên chểnh mảng, thiếu tập trung sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc, chất lượng phục vụ của nhà hàng. Cùng với đó, nếu nhà hàng sở hữu nhiều nhân viên lười biếng trong công việc thì là mối họa lớn với nhà hàng.
Để xử lý tình trạng nhân viên lười nhác trong công việc, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn khiến nhân viên như vậy là xuất phát từ đâu để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bạn cần có sự nhìn nhận gốc rễ vấn đề xuất phát từ tâm lý chán nản, hay do sự bất mãn của nhân viên đó với công việc hiện tại. Biết được nguyên nhân, bạn sẽ có kế hoạch định hướng tư tưởng cho nhân viên cũng như quản lý nhân viên được sát sao hơn.
Nhập kho thiếu khoa học dẫn đến tình trạng hết hàng
Nhiều trường hợp nhà hàng lơ là trong khâu quản lý kho dẫn đến tình trạng hết hàng mà chưa kịp nhập để kinh doanh. Việc này, ảnh hướng lên đến quá trình kinh doanh của nhà hàng. Xử lý tối ưu việc này bạn cần nắm bắt đầy đủ thông tin chi tiết như ngày nhập, số lượng tồn, ngày hết hạn của hàng hóa. Đối chiếu số liệu thực dùng để tránh hết nguyên liệu chế biến gây đình trệ hoạt động của nhà hàng.
Bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho kế hoạch nhập nguyên liệu của mình, ước lượng số khách trong tháng là bao nhiêu để biết được dự trữ như nào là đủ. Để quản lý cũng như nắm bắt thông tin xuất nhập được rõ ràng bạn nên sử dụng thêm phần mềm quản lý nhà hàng để hỗ trợ.
-
Link tải miễn phí ứng dụng quản lý bán hàng trên Android:
-
Link tải miễn phí ứng dụng quản lý bán hàng trên IOS: