Hiện nay, bên cạnh tăng trưởng doanh số, phát triển thương hiệu cũng trở thành mục tiêu hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp gia sức theo đuổi. Vậy Brand Marketing là gì, sự khác biệt cơ bản giữa 2 thuật ngữ Brand marketing và Trade marketing là gì? Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Brand Marketing là gì?
Brand Marketing là việc tập trung vào xây dựng thương hiệu, để từ đó phát triển thương hiệu của mình một cách riêng biệt và truyền tải được sự khác biệt, khắc sâu thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Brand Marketing phụ trách việc lên ý tưởng, tạo ra các chiến lược truyền thông, những video clip quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà ta thường thấy nhằm thu hút sự chú ý, tình cảm của người tiêu dùng với sản phẩm cũng như nhãn hàng đó.
Như vậy có thể coi việc quản trị thương hiệu như những bậc thang nền móng đầu tiên để làm hoạt động Marketing. Vì vậy, hoạt động xây dựng thương hiệu phải có trước và hỗ trợ Marketing.
Xem thêm: Marketing là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về marketing
2. Brand Marketing gồm có những nội dung gì?
Brand Marketing bao gồm 4 nội dung chính. Cụ thể như sau:
2.1 Xác định khách hàng tiềm năng
Xác định và phác họa chân dung khách hàng tiềm năng là bước triển khai đầu tiên của bất kỳ chiến dịch marketing nào. Trong đó, một yếu tố không thể bỏ qua trong nhận diện khách hàng đó là Insight. Thuật ngữ chỉ điều thầm kín trong tâm lý khách hàng, có khả năng thay đổi quyết định. Mọi người thường nói, nắm trong tay insight của khách hàng quyết định đến 50% sự thành công của 1 chiến dịch. Bởi vì từ insight khách hàng, người làm Marketing có thể dễ dàng nhận định chính xác về hành vi khách hàng.
2.2 Xây dựng chiến lược Brand Marketing
Không phải lúc nào hoạt động Marketing cũng đi đúng hướng và thu được kết quả cao. Để hạn chế tình trạng xấu doanh nghiệp nên xây dựng cho mình chiến lược Brand Marketing. Đây sẽ là kim chỉ nam cho những hành động tiếp theo của doanh nghiệp. Điều hướng việc cung ứng sản phẩm/dịch vụ cho đúng đối tượng khách hàng.
Xây dựng chiến lược Brand Marketing bao gồm những nội dung sau:
- Xác định mục tiêu cụ thể (mỗi doanh nghiệp có thể theo đuổi từ 1 đến nhiều mục tiêu Marketing)
- Tạo danh mục thương hiệu dựa vào tính đa dạng hóa của sản phẩm/dịch vụ, mà một doanh nghiệp có thể sở hữu 1 hoặc nhiều thương hiệu khác nhau)
- Định vị thương hiệu. Đây là tập hợp những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tạo dựng chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng.
2.3 Triển khai chiến lược Brand Marketing
Sau khi xây dựng chiến lược Brand Marketing, doanh nghiệp tiến tới triển khai chiến lược và thẩm định hiệu quả Marketing từ nó. Người ta có thể thực hiện chiến lược Brand Marketing theo những hướng khác nhau, nhưng chủ yếu xoay quanh 3 trụ cột chính là: phát triển sản phẩm/dịch vụ, PR quảng cáo và tạo hiệu quả thương hiệu.
Để hoàn thành tốt 3 nhiệm vụ trên, người làm Marketing cần phân tích thị trường kỹ lưỡng, thấu hiểu tâm lý khách hàng, nắm bắt xu hướng tiêu dùng trên thị trường, điều hướng tích cực quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ nguồn lực hợp lý (ưu tiên yếu tố trọng điểm), phối kết hợp làm việc với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp và tổ chức xã hội khác,… vận dụng mọi nỗ lực cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả chiến lược Brand Marketing.
2.4 Đo lường kết quả chiến lược Brand Marketing
Đo lường kết quả chiến lược Marketing có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn lực và quy trình triển khai chiến lược sao cho phù hợp với tình hình thực tại. Người làm Marketing không thể biết chiến lược của mình có hiệu quả hay không. Nếu thiếu công đoạn kiểm định chất lượng.
Trên thực tế, hoạt động kiểm định kết quả Brand Marketing diễn ra tại mọi thời điểm của quy trình triển khai chiến lược, nhằm phát hiện sai lệch kịp thời cũng như sự không tương thích của chiến lược với hoàn cảnh thực tiễn. Trên cơ sở đó, người làm Marketing điều chỉnh không làm ảnh hưởng đến kết quả chung. Chiến lược Brand Marketing vẫn diễn ra theo tiến trình nhất định.
3. Sự khác biệt giữa Brand Marketing và Trade Marketing
Nếu Brand Marketing giúp nhãn hàng chiến thắng trong tâm trí khách hàng thì Trade Marketing lại giúp nhãn hàng chiến thắng tại điểm bán. Trade marketing tập trung vào việc truyền tải giá trị thực sự của thương hiệu thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường, bán hàng, chăm sóc khách hàng và truyền thông. Từ đó, làm khách hàng nhớ và gắn bó với thương hiệu của mình. Đồng thời thúc đẩy phân phối được sản phẩm và dịch vụ, đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng, làm tăng doanh số bán.
Nhiệm vụ của Trade Marketing là quyết định điểm bán; đẩy mạnh phân phối sản phẩm cho các đại lý bán buôn bán lẻ, thuyết phục họ nhập bán sản phẩm của doanh nghiệp; quản lý mạng lưới phân phối, hoạch định chiến lược Marketing liên quan tới bán hàng; dự báo sản phẩm sản phẩm mới, đưa ra các kế hoạch khuyến mãi để tiêu thụ sản phẩm,….
Như vậy, sản phẩm xuất hiện được ở những nơi mà đối tượng khách hàng mục tiêu lui tới và có khả năng đưa ra quyết định mua thì doanh nghiệp cần có Trade Marketing team.
Dù vậy, Brand Marketing và Trade Marketing vẫn có mối quan hệ vô cùng mật thiết, gắn bó trong tổng thể chiến lược chung của cả Doanh nghiệp. Để có thể phát triển, Doanh nghiệp không thể thiếu một trong hai công cụ này.
Qua bài viết vừa rồi của Sapo, hy vọng sẽ giúp bạn có thể đưa ra cho mình một chiến dịch Brand Marketing hiệu quả và chi tiết nhất. Đảm bảo trong quá trình áp dụng đem đến lợi nhuận cụ thể, tạo được sự chú ý cho khách hàng.