Cách Đăng Ký Nhãn Hiệu Quán Cafe, Nhà Hàng Mới Nhất Từ A-Z Năm 2023

Kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay đang là một ngành được nhiều người lựa chọn. Chính vì vậy có rất nhiều thương hiệu mới ra đời, cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vậy làm sao để nhãn hiệu của mình được bảo vệ bởi pháp luật và không trùng với một thương hiệu bất kì nào? Tham khảo ngay những thông tin trong bài viết này nhé!

dang-ky-nhan-hieu

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cafe?

Hiện nay, các quán nhà hàng và quán cafe phần lớn sẽ là kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát và chưa đăng ký kinh doanh nên sẽ khó để kiểm soát và cũng vì vậy mà rất nhiều trường hợp lợi dụng và sử dụng thương hiệu khác để kinh doanh. Những điều này làm ảnh hưởng lớn đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp và gây nhầm lẫn với người tiêu dùng.

Do đó, để bảo vệ thương hiệu và gây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng cần thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu cho nhà hàng và quán cafe. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu xuất phát từ các lý do dưới đây.

Xem thêm:Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Giấy Phép Phòng Cháy Chữa Cháy Cho Nhà Hàng, Quán Ăn (Cập Nhật 2023)

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhà hàng, quán cafe mới nhất (Cập nhật 2023) 

dang-ky-nhan-hieu

Để bảo vệ thương hiệu và gây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng cần thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký

Khi chuẩn bị đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe hay với bất cứ dịch vụ ăn uống nào đó, chủ sở hữu cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu ban hành).
  • 05 mẫu nhãn hiệu đi kèm (kích thước không quá 8*8cm; rõ nét và cùng mẫu trên tờ khai).
  • 01 biên lai nộp phí và lệ phí.
  • Các tài liệu khác nếu có (tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; giấy ủy quyền…).

Lưu ý chung:

  • Các tài liệu phải được đánh máy và trình bày theo mẫu trên giấy A4.
  • Ngôn ngữ trình bày là Tiếng Việt. Trường hợp tài liệu đi kèm là ngôn ngữ khác thì phải được dịch sang Tiếng Việt theo đúng quy định.
  • Các tài liệu nhiều trang phải được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.

Chi phí đăng ký

  • Phí nộp đơn: 150.000 VNĐ.
  • Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ.
  • Phí tra cứu phục vụ: 180.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.

Phía trên là những chi phí tối thiểu để có thể tiến hành đăng ký thương hiệu cho nhà hàng, quán cafe tại Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, mức chi phí này hoàn toàn có thể thay đổi do điều chỉnh của Bộ Tài chính, hoặc tùy thuộc vào số lượng sản phẩm/dịch vụ mà chủ sở hữu đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Thời gian và quy trình thẩm định với đơn đăng ký 

dang-ky-nhan-hieu

Việc đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước để được bảo hộ là hoạt động hết sức cần thiết đối với mỗi chủ quán kinh doanh

Bất kỳ một hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu nào tại Cục sở hữu trí tuệ cũng phải trải qua quy trình thẩm định hình thức theo quy định như sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng.
  • Công bố đơn: không quá 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Như vậy, theo quy định thì tổng thời gian thẩm định cho một nhãn hiệu sẽ kéo dài từ 12 tháng. Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài lên 18 – 24 tháng, tùy thuộc vào lượng hồ sơ và số đơn đăng ký. Do đó, để đảm bảo quyền lợi, chủ sở hữu thương hiệu nên tiến hành càng sớm càng tốt, để tránh việc trì hoãn sẽ khiến quá trình đăng ký thương hiệu bị kéo dài.

Xem thêm:Tổng Hợp Thiết Bị Bếp Cho Nhà Hàng Khi Bắt Tay Vào Kinh Doanh

Cách thức nộp hồ sơ

Người nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quán ăn nhà hàng dưới đây:

  • Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ.
  • Nộp hồ sơ giấy qua đường bưu điện đến trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ.
  • Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu quán ăn nhà hàng tại cổng thông tin trực tuyến.

Việc đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước để nhãn hiệu được bảo hộ là hoạt động hết sức cần thiết đối với mỗi chủ quán kinh doanh. Đăng ký nhãn hiệu là cách thức phòng ngừa rủi ro và là bước đi đúng đắn cho những người hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng nói riêng và những người hoạt động kinh doanh thương mại nói chung. Muốn thương hiệu tồn tại vững chắc thì tại sao không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay từ bây giờ.