Quản lý nhân viên công ty luôn là bài toán đau đầu của các nhà lãnh đạo bởi mỗi nhân viên có một tính cách khác nhau, hàng nghìn tính cách đó nếu không biết cách kiểm soát có thể gây ra thiệt hại lớn. Doanh nghiệp càng lớn thì việc quản lý nhân viên càng khó khăn. Nhân tài không dễ kiếm, nếu bạn lơ là sẽ để họ lọt vào tay đối thủ, đó là điều thật tệ hại.
Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng phần mềm quản lý kho Sapo POS để quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn
Dùng thử miễn phí ngay
Cách đối phó với 4 kiểu nhân viên công ty khó ưa
Trên thực tế khi đối mặt với vấn đề liên quan tới tính cách của nhân viên, các nhà lãnh đạo thường có ba hướng giải quyết. Thứ nhất là có thái độ thù địch, chán ghét sau đó sa thải; thứ hai mặc kệ vì đó là nhân viên giỏi, tình hình trở nên tồi tệ hơn và thứ ba là sử dụng các biện pháp mềm dẻo để hướng nhân viên hòa nhập cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển công ty. Một nhà lãnh đạo giỏi luôn có cách giải quyết vấn đề triệt để nhất, biết cách biến nhân viên có vấn đề trở thành cộng sự tài ba. Dưới đây là 4 kiểu nhân viên thường gặp trong công ty và cách giải quyết.
1. Nhân viên tự kiêu
Đặc điểm: Tự tin thái quá về năng lực luôn cảm thấy bản thân đứng trên người khác một bậc. Họ thổi phồng tầm quan trọng của mình, cho rằng bản thân việc gì cũng thạo, cũng làm được không cần học hỏi ai và thích được chú ý, khen ngợi. Những nhân viên này rất khó hòa hợp với cộng đồng và thường bị mọi người ghét bỏ.
Nhân viên tự kiêu luôn cho rằng bản thân cao hơn người khác
Giải quyết: Nhiều người nghĩ rằng khi gặp nhân viên kiểu này hãy nói chuyện thẳng thắn nhưng thực tế nó không hề hiệu quả. Nhân viên tự kiêu luôn nhạy cảm với mọi lời nhận xét về mình và thường phản ứng khá mạnh như bỏ việc. Phải khẳng định hầu hết nhân viên tự kiêu đều có năng lực khá cao, họ thường hết lòng và nghiêm túc trong công việc. Nếu bạn muốn giữ những người này và muốn họ cống hiến bạn phải đưa ra miếng mồi ngon mà ở đây là lợi ích. Nhân viên tự kiêu thường thích lãnh đạo vì vậy nếu họ làm tốt hãy để họ nắm giữ một vài vị trí như trưởng nhóm, trưởng bộ phận. Sự thực là hầu hết người có tố chất lãnh đạo đều có chút tự kiêu.
2. Nhân viên nhiều chuyện
Đặc điểm: Đây là kiểu nhân viên xuất hiện nhiều nhất tại các công ty, trên thực tế họ chỉ gây hại khi tạo ra các rắc rối nội bộ. Thích nói xấu người khác sau lưng đặc biệt là Sếp, tạo ra mâu thuẫn giữa các thành viên khiến hiệu quả công việc bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí dẫn đến xô xát.
Thích nói xấu sau lưng
Biện pháp: Trước tiên nếu như những tin nói xấu có chủ đề là bạn thì tốt nhất đừng quan tâm đến nó bởi chỉ cần một phản ứng là mọi thứ trở nên rắc rối hơn. Sau đó nói chuyện trực tiếp với nhân viên tung tin đồn đó và giải thích hậu quả của việc nhiều chuyện tới hoạt động của công ty. Một lãnh đạo giỏi sau quá trình nói chuyện thẳng thắn, cởi mở với nhân viên sẽ giúp họ hiểu được cái sai của mình và sửa đổi. Đừng quá cáu gắt bởi nó không giải quyết được bất cứ điều gì cả. Ngoài ra những nhân viên nhiều chuyện thường có mối quan hệ xã hội rộng, khả năng giao tiếp tốt nên bạn có thể giao một số công việc giúp họ phát huy năng lực. Chắc chắn nhân viên đó sẽ rất vui mừng và đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Báo giá thiết kế web, thiết kế website doanh nghiệp, shop quần áo online
3. Nhân viên hay nổi giận
Đặc điểm: Nóng tính, sẵn sàng cãi nhau với đồng nghiệp dù vấn đề rất nhỏ. Đặc biệt khi có áp lực, stress, tâm lý của những nhân viên này bị ảnh hưởng nặng nề nên không ngần ngại thể hiện sự bực bội và tức giận. Tất nhiên họ thường không xấu, do tính cách này tồn tại từ trước nên khó có thể kiểm soát.
Biện pháp: Lãnh đạo luôn phải biết cách kiềm chế những nhân viên hay nóng giận bởi nếu bạn làm “ngơ” thì mọi chuyện có thể diễn biến tồi tệ hơn ví dụ như phá hủy mối quan hệ, xuất hiện hành vi bạo lực thiếu kiểm soát. Buộc nhân viên đó hiểu rõ giới hạn của mình và thường xuyên nhắc nhở khi thấy họ có biểu hiện sắp “phun trào cảm xúc”. Ngoài ra hãy tạo điều kiện để họ được gặp bác sĩ tâm lý, những người có cách nói chuyện nhẹ nhàng, tình cảm để giải quyết vấn đề hay gặp phải .
4. Nhân viên thích đổ lỗi
Đặc điểm: Không bao giờ nhận sai về mình khi xảy ra bất kỳ điều gì không tốt. Đối với họ, công việc tiến hành không thuận lợi bởi đồng nghiệp quá kém.
Biện pháp: Trên cương vị lãnh đạo, bạn cần thể hiện sự công bằng của mình trong việc quy trách nhiệm đối với sự việc xấu xảy ra. Cho những nhân viên thích đổ lỗi hiểu rằng quan điểm, nhận xét của họ không đúng với tình hình thực tế cũng như ảnh hưởng xấu đến đồng nghiệp. Bên cạnh đó những nhân viên này thường thích hoạt động độc lập nên bạn đừng cố ép họ vào một đội nhóm nào cả; đưa ra một số lời khuyên, quan điểm như “Tôi nghĩ anh/chị nên làm cách này tốt hơn”, “Anh, chị nghĩ nên làm thế nào?” để họ lựa chọn và chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình