Cách nhắm mục tiêu và nghiên cứu cạnh tranh khi chạy quảng cáo Google Shopping

Quảng cáo Google Shopping là xu hướng tiếp thị mới đang được các nhà bán lẻ lớn như Shopee, Tiki, Sendo… áp dụng nhờ hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Tuy nhiên không phải cứ các doanh nghiệp lớn với ngân sách dồi dào mới có thể chạy quảng cáo Google Shopping. Một shop online với quy mô nhỏ hoàn toàn có thể thiết lập chiến dịch quảng cáo với chi phí hợp lý nếu biết cách tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping.

Xem thêm: 8 cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách nhắm mục tiêu, phân tích từ khóa và xem xét mức độ cạnh tranh khi chạy quảng cáo Google Shopping.

1. Nhắm mục tiêu quảng cáo

Xác định mục tiêu quảng cáo sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn có các hành động đúng hướng để đạt được mục đích quảng cáo ban đầu đã đặt ra. Vậy nhắm mục tiêu quảng cáo Google Shopping như thế nào?

CPA (Cost Per Acquisition) hay giá cho mỗi chuyển đổi: Bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho 1 khách hàng? Giả sử giá trị trung bình của 1 đơn hàng là 100k, lợi nhuận là 35k. Vậy bạn sẽ chi bao nhiêu trong số % lợi nhuận cho việc quảng cáo? Tùy thuộc vào từng giai đoạn kinh doanh và chiến lược tiếp thị, giá cho mỗi chuyển đổi khi quảng cáo Google Shopping có thể thay đổi.

Xây dựng tệp khách hàng hay bán hàng: Như đã nói ở trên, chỉ số CPA mà bạn đặt ra sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn kinh doanh và chiến lược tiếp thị. Nếu như bạn mới bước chân vào thị trường và đang muốn thu hút khách hàng thì có thể hy sinh 1 phần lợi nhuận trong thời gian đầu, sau khi đã có 1 lượng khách hàng ổn định, bạn có thể giảm bớt chi phí cho quảng cáo.

nghien

2. Phân tích từ khóa và sản phẩm bán chạy

Nếu như được hỏi bạn muốn bán gì thì câu trả lời chắc chắn là mọi thứ có trên website. Tuy nhiên, không phải bạn cứ mang hết các sản phẩm ra để chạy quảng cáo Google Shopping. Vậy những sản phẩm nào thì nên chạy quảng cáo? Một chiến lược quảng cáo cho các loại sản phẩm dưới đây sẽ giúp bạn tối đa hóa doanh thu và tăng hiệu quả của quảng cáo:

Sản phẩm “mồi”: Có một số sản phẩm không phải là sản phẩm chính và không tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng chúng lại đóng vai trò làm “mồi nhử” thu hút khách hàng đến với cửa hàng của bạn. Các sản phẩm có giá thấp, phải dùng đến thường xuyên chính là mồi nhử tuyệt vời để tạo thói quen mua sắm và tạo niềm tin trước khi khách hàng đặt mua một sản phẩm lớn hơn.

Sản phẩm “móc”: Bạn có bao giờ mua dao cạo chưa? Thông thường, các hãng dao cạo sẽ bán 1 bộ gồm thân và lưỡi dao hoàn chỉnh, nghe thì có vẻ bình thường nhưng động cơ chính của việc này là buộc người dùng phải mua tiếp lưỡi dao của họ khi dùng hết. Lưỡi dao cạo chính là các sản phẩm “móc” bạn nên chạy quảng cáo Google Shopping để thúc đẩy việc bán hàng.

Sản phẩm có giá cao hoặc đem lại lợi nhuận cao: Chẳng có lý do gì mà không đầu tư chạy quảng cáo cho những sản phẩm như thế này vì chúng sẽ giúp bạn thu một khoản lợi nhuận đáng kể.

Sản phẩm ít cạnh tranh nhưng nhu cầu cao: Nếu “vô tình” trong cửa hàng online của bạn có những sản phẩm như thế này thì hãy tận dụng ngay để chạy quảng cáo Google Shopping thôi.

Làm thế nào để sản phẩm của bạn tiếp cận được đến khách hàng?

Để làm được điều đó, thì cần đến kỹ năng và kỹ thuật nghiên cứu từ khóa.

Hiểu hành vi người mua hàng: Độ dài và nội dung của truy vấn tìm kiếm sẽ nói lên ý định của người tìm kiếm. Thông thường, các truy vấn tìm kiếm chi tiết hơn cho thấy mục đích mua hàng cao hơn. Ví dụ, một người dùng search từ “nike” thì có thể họ chỉ đang giết thời gian, hoặc tìm hiểu về thương hiệu Nike, nhưng một người search “giày thể thao nike” cho thấy họ đang có ý định mua sắm giày Nike, còn nếu một người search “giày nike zoom pegasus màu đen” có thể là đã sẵn sàng mua ngay lúc đó.

Sử dụng đúng công cụ: Ngoài các kỹ năng và hiểu biết nói trên thì bạn còn cần có các công cụ để đo đếm chính xác những gì mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm. Có 3 công cụ nhất định phải có để nghiên cứu từ khóa cho chiến dịch quảng cáo:

  • Keyword Planner: Đây là công cụ miễn phí của Google và có sẵn bên trong AdWords trong tab Công cụ. Tại đây bạn có thể nhập vào ý tưởng từ khóa, Google sẽ cung cấp cho bạn một loạt các đề xuất từ ​​khóa liên quan cũng như số lượng tìm kiếm ước tính cho các từ khóa đó và CPC trung bình mà bạn sẽ phải trả.
  • SEMrush: Bên cạnh các dữ liệu từ AdWords và Analytics, bạn nên kết hợp với SEMrush để nghiên cứu từ khóa và mức độ cạnh tranh. Công cụ cung cấp những tính năng cơ bản miễn phí và một số tùy chọn mất phí. SEMRush.com sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về từ khóa và tên miền. SEMRush hữu ích cho việc đào sâu từ khóa, công cụ này cũng tìm dữ liệu nhanh hơn và ở định dạng tốt hơn so với Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google.
  • Keywordtool.io: Công cụ này sẽ liệt kê các từ khóa có liên quan với từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu. Các từ khóa liên quan này được lấy từ đề xuất tự động điền của Google khi người dùng gõ trên thanh công cụ tìm kiếm. Trong số những từ khóa mà Keywordtool gợi ý, bạn có thể lựa chọn những từ khóa liên quan nhất đến mặt hàng mà bạn đang kinh doanh, từ đó giúp quảng cáo hiển thị với nhiều truy vấn tìm kiếm hơn.

3. Nghiên cứu cạnh tranh

Đừng bao giờ chạy quảng cáo khi chưa biết bạn sẽ phải cạnh tranh với ai và đâu là những đối thủ đáng gờm nhất.

nghien

Có 2 cách mà bạn có thể áp dụng để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trước khi chạy chiến dịch quảng cáo Google Shopping:

Tìm kiếm thủ công trên Google: Gõ các từ khóa mà bạn đã nghiên cứu được vào thanh công cụ tìm kiếm để xem có những đối thủ nào xuất hiện trên quảng cáo Google Shopping. Những yếu tố bạn cần quan tâm khi nghiên cứu đối thủ bao gồm: sản phẩm, hình ảnh, giá bán và đơn vị cung cấp. Từ những dữ liệu đó, bạn có thể đánh giá đối thủ nào hiển thị nhiều nhất với nhiều từ khóa tìm kiếm khác nhau, điều đó chứng tỏ họ đã tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping rất tốt. Còn nếu như chưa thấy đối thủ nào thực sự nổi bật thì đó chính là cơ hội tốt cho bạn.

Sử dụng công cụ SEMrush: Công cụ SEMrush sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra các đối thủ hàng đầu trên quảng cáo Google Shopping (đây là tính năng phải trả phí trên SEMrush). Từng đối thủ sẽ có báo cáo chi tiết về các từ khóa mà quảng cáo hiển thị đi kèm với ảnh chụp mẫu quảng cáo của họ để bạn có thể xem xét tiêu đề, hình ảnh cũng như giá bán sản phẩm.

Trên đây là các cách xác đinh mục tiêu và nghiên cứu đối thủ trước khi đi đến các bước thiết lập một chiến dịch quảng cáo Google Shopping. Hãy tiếp tục theo dõi các phần tiếp theo của chuỗi bài viết Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Google Shopping bạn nhé!

Xem thêm: Chi tiết cách chạy quảng cáo Google Shopping cho người mới bắt đầu