Công việc quản lý chất lượng thực phẩm đối với nhà hàng là rất quan trọng. Nếu để xảy ra sai sót sẽ dẫn đến tổn thất lớn thậm chí làm giảm uy tín của nhà hàng. Một quy trình quản lý kho khoa học, xây dựng kế hoạch kiểm soát nguyên liệu chuyên nghiệp sẽ góp phần lớn trong việc đẩm bảo chất lượng của thực phẩm.
Cách quản lý chất lượng thực phẩm cho nhà hàng hiệu quả
1. Dự trù được doanh số bán hàng
Kinh doanh nhà hàng có hiệu quả, bạn luôn phải ứng biến tốt dưới sự biến động của thị trường. Có những thời điểm khách hàng đông nghịt, có những thời điểm lại vắng, vì thế điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình nhập nguyên liệu của nhà hàng. Nếu để tồn nguyên liệu quá nhiều sẽ dễ xảy ra hiện tượng lưu trữ lâu ngày do không bán hết, ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.
Vào các tháng cao điểm, việc ước lượng và tính toán số lượng khách hàng đến ăn là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp chủ nhà hàng quản lý số lượng nhập của thực phẩm, nó còn giúp kiểm soát tốt hơn về việc lên lịch đặt hàng và chuẩn bị thực phẩm.
Tuy nhiên, để có được dự báo đúng, chủ kinh doanh phải quan sát và có cái nhìn tổng thể về tình hình doanh thu hàng tháng của nhà hàng. Báo cáo doanh thu hàng tháng sẽ là tư liệu chính xác tạo tiền đề cho người quản lý lên một kế hoạch khoa học trong việc kiểm soát nhập cũng như định lượng tồn kho của nguyên liệu, thực phẩm. Nên dự phòng những rủi ro, phát sinh thất thoát nguyên liệu vào những ngày lễ và lịch sự kiện, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và kể cả yếu tố thời tiết.
2. Xây dựng quy trình quản lý kho thực phẩm chặt chẽ
Thực phẩm là một loại nguyên liệu nhạy cảm dễ bị giảm chất lượng thậm chí là hỏng do tác động bởi yếu tố môi trường.
Vì vậy, để đảm bảo thực khách luôn được ăn những món tươi ngon và đảm bảo vệ sinh nhất, người quản lý phải có một quy trình kiểm soát nghiêm ngặt trong khâu tiếp nhận thực phẩm, kiểm tra chất lượng của hàng hóa vừa nhập cho đến các khâu sau đó như bảo quản hay chế biến. Sau khi khách ăn, các công việc như vệ sinh dụng cụ nấu ăn, đựng đồ ăn…cũng được đảm bảo sạch sẽ.
Về phía nhân viên, chủ nhà hàng nên đề ra những quy định về cách ăn mặc, tóc tai, vệ sinh cá nhân sạch sẽ,… để đảm bảo không làm bẩn lên nguyên vật liệu, thực phẩm. Cùng với đó, người quản lý nên chỉ bảo cho nhân viên những kiến thức liên quan đến bảo quản thực phẩm như: Thịt, hải sản tươi sống nên bảo quản như thế nào? Nhiệt độ là bao nhiêu? Hạn sử dụng của chúng là bao lâu?
3. Quản lý chất lượng thực phẩm bằng phần mềm
Thời đại công nghệ tiến bộ, chủ cửa hàng dễ dàng áp dụng phần mềm quản lý nhà hàng vào quy trình quản lý chất lượng thực phẩm của mình. Nhờ có phần mềm, người quản lý có thể dễ dàng kiểm soát nguồn nguyên liệu, thực phẩm theo lô date, nắm bắt được quy trình xuất, nhập của từng loại hàng hóa,… Nhờ đó chất lượng thực phẩm luôn được đảm bảo sạch sẽ, tươi ngon nhất.