Chiến lược kinh doanh: Chọn thị trường ngách thay vì thất bại

Theo một số nghiên cứu từ trước đến nay tại Việt Nam, cứ 10 cửa hàng ra đời thì có đến 7 giải thể hoặc ngừng hoạt động ngay trong năm đầu tiên. Nguyên nhân có thể kế đến đó là: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản trị, chăm sóc khách hàng kém, chiến dịch marketing không hiệu quả, hay do vị trí địa lí cửa hàng không thuận lợi… Tôi dám chắc các bạn có thể kể một cách rành rọt tất cả các lí do trên trong vòng 1 phút.

Tuy nhiên, cứ 5 người được hỏi chỉ có 1 người đưa ra câu trả lời: thị trường kinh doanh quá rộng lớn, nhiều đối thủ trực tiếp, cạnh tranh về giá cao. Hay nói theo cách khác các đơn vị chưa xác định được thị trường ngách một cách chính xác. Hãy thử tưởng tượng xem, trong một đại dương mệnh mông, công ty bạn là một chú cá nhỏ tranh giành thức ăn với các tập đoàn lớn là một con cá mập. Bạn nghĩ, bên nào sẽ chiến thắng?

Nếu không muốn bị “nuốt chửng”, hãy học cách tìm kiếm thị trường ngách tại Việt Nam.

1. Thị trường ngách là gì?

Đầu tiên, cần phải hiểu định nghĩa kinh doanh thị trường ngách là gì? Đó là một phân khúc nhỏ của toàn bộ thị trường mà bạn đặt mục tiêu vào một nhóm khách hàng riêng biệt thay vì phục vụ toàn bộ thị trường rộng lớn.

Ví dụ về thị trường ngách trong lĩnh vực làm đẹp, khách hàng mục tiêu của bạn là đối tượng sinh viên thường gặp phải vấn đề về mụn, có mức tài chính hạn hep, không cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm thẩm mỹ lớn đang khai thác phân khúc cao cấp với các gói điều trị công nghệ cao lên đến hàng chục triệu đồng.

Hay trong lĩnh vực thời trang, do có quá nhiều cửa hàng, shop kinh doanh quần áo thời trang cho giới trẻ hiện nay, bạn có thể chọn khai thác kinh doanh quần áo cho bà bầu để giảm thiểu mức độ cạnh tranh, cơ hội thành công sẽ cao hơn một chút nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào khả năng vận hành, quản lí của bạn.

2. Làm sao để định vị chính xác được thị trường ngách?

Dưới đây là 5 bước giúp bạn tạo ra được thị trường ngách đầy tiềm năng.

  • Hiểu rõ đối tượng khách hàng của bạn

Thay vì nghiên cứu để tìm ra một dòng sản phẩm mà bạn muốn bán, hãy phân tích kĩ tệp đối tượng khách hàng mục tiêu bạn đang hướng đến.

Không biết thị trường ngách là gì thì đừng kinh doanh

Sự thật là nhu cầu, mối quan tâm của một tập khách hàng dường như không đổi theo thời gian. Một khi, bạn nắm giữ được trái tim của họ, thật đơn giản để tạo ra các sản phẩm đáp ứng được mong muốn, kì vọng

  • Nghiên cứu “keywords” mà tệp đối tượng khách hàng (bước 1) thường xuyên sử dụng để tìm kiếm thông tin trên thanh công cụ tìm kiếm.

Để hoàn thành bước này, đơn giản nhất bạn nên sử dụng Google Adwords Trend Tool (hoàn toàn miễn phí). Nó cung cấp các thông số về số lượt tìm kiếm trung bình một tháng; mức độ canh tranh, Cost per Click (CPC)

  • Thị trường có cạnh tranh hay không?

Mức độ cạnh tranh của thị trường ngách là chỉ số để xét xem liệu rằng thị trường này có tiềm năng sinh lãi hay không. Thị trường tốt nhất được xác định bởi:

  • Giá mỗi lần nhấp chuột trung bình cao (CPC)
  • Nhiều trang quảng cáo
  • Nhà quảng cáo nằm trong top 3 vị trí cao cấp
  • Quảng cáo được nhắm mục tiêu cao đến từ khóa tìm kiếm
  •  
  • Mức độ quan tâm đến thị trường, lĩnh vực như thế nào?

Sử dụng công cụ Google Trend sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về thị trường. Liệu rằng hiện tại, đó đang là mối quan tâm, xu hướng của cộng đồng. Tránh tình trạng, sức hút năm trước rất lớn lại giảm mạnh trong năm nay. Vì vậy, đừng chủ quan nhé.

  • Quyết định chọn thị trường ngách: giai đoạn này là tổng hợp tất cả các thông tin bạn đã dày công nghiên cứu ở trên.

Ví dụ như một thị trường ngách cực kì tiềm năng nhưng số lượt tìm kiếm về từ khóa đó không nhiều. Bạn cần đưa ra một quyết định sáng suốt bằng việc đơn giản thay đổi từ khóa bằng cách thêm vào một hoặc vài từ để tạo ra một thị trường ngách khác có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

3.  Các tiêu chí xác định thị trường ngách

3.1. Lên danh sách

Trong đó ghi rõ đối tượng khách hàng bạn muốn phục vụ, bao gồm càng nhiều chi tiết càng tốt ví dụ như phạm vi hoạt động, loại hình khách hàng/doanh nghiệp bạn muốn hướng đến. Nếu không xác định được điều này, bạn sẽ chẳng biết bắt đầu từ đâu, ví dụ như bạn nói thị trường mục tiêu của bạn là các bạn tuổi teen, nhưng thế vẫn chưa đủ, bạn cần biết chắc rằng mình muốn khách hàng tuổi teen là nữ hay nam, ở với gia đình không, thu nhập bao nhiêu,…

3.2. Tập trung vào chỉ một

Bước tiếp theo, bạn cần xác định mình muốn bán sản phẩm nào, tất nhiên bạn cần nhớ rằng bạn không thể cung cấp mọi thứ cho mọi đối tượng, do đó hãy tập trung vào một việc mà bạn có thể làm tốt nhất. Ngách thị trường không đồng nghĩa với lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, bán lẻ quần áo là một lĩnh vực kinh doanh, còn trang phục cho bà bầu công sở lại là một ngách thị trường.

3.3. Thấu hiểu khách hàng

Sai lầm của nhiều nhà khởi nghiệp cho rằng, mình cứ có sản phẩm tốt, sản phẩm đặc biệt thì khách hàng sẽ tìm đến bạn. Khi nhìn nhận cuộc sống từ quan điểm của khách hàng, bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu và đồng cảm với nhu cầu của họ. Cách tốt nhất để làm điều này là tiếp xúc và trò chuyện với khách hàng tiềm năng để hiểu thêm về những vấn đề họ quan tâm. Hãy cố gắng bán những sản phẩm mà họ mong muốn có được thay vì bán những thứ bạn có.

3.4. Khả năng tư duy phân tích

Ở giai đoạn này, ngách thị trường của bạn đã dần được định hình khi các ý tưởng bạn có và nhu cầu của khách hàng hợp được nối kết lại với nhau và tạo nên một điều mới. Một ngách thị trường hoàn chỉnh bao gồm năm yếu tố sau:

  • Được khách hàng mong muốn
  • Được hoạch định kỹ lưỡng
  • Độc nhất
  • Luôn phát triển, giúp bạn phát triển bền vững

Kinh doanh

3.5. Thăm dò và khởi nghiệp

Khi bạn đã có được một sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị trường ngách mình vạch ra, hãy thăm dò xem thị trường sẽ phản ứng thế nào bằng một số cách như dùng thử sản phẩm, hội thảo nhỏ, hoặc bản tin miễn phí. Những bước thăm dò này không cần phải quá tốn kém và sẽ giúp bạn rút ra những kinh nghiệm cần thiết trước khi chính thức tung sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.

Bắt tay vào thực hiện là bước cuối cùng của kế hoạch này, đối với nhiều doanh nghiệp, giai đoạn này vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nếu bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng, hoạch định rõ ràng, việc thâm nhập thị trường sẽ là một chiến lược đã được chuẩn bị chứ không còn là một canh bạc đầy may rủi nữa.

Đọc thêm: Bí quyết nghiên cứu thị trường dễ dàng và nhanh chóng