Có thể nói, với một thương hiệu mới việc “bước một chân” được vào thị trường không phải là điều dễ dàng. Đó là lý do mà chiến lược thâm nhập thị trường là sự lựa chọn hàng đầu để những thương hiệu mới có thể bắt đầu tiếp cận và đến với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ chiến lược thâm nhập thị trường là gì và đâu là yếu tố quan trọng để xây dựng chiến lược một cách phù hợp, hiệu quả nhất.
1. Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?
Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration) là chiến lược giúp gia tăng thị phần cho sản phẩm, dịch vụ hiện tại của thương hiệu qua các hoạt động Marketing. Nói một cách dễ hiểu, chiến lược thâm nhập thị trường là một kế hoạch để phát triển được trong một thị trường vốn đã phát triển mạnh, nơi các sản phẩm tương tự tồn tại và giành thị phần bằng cách thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Điều này đòi hỏi thương hiệu của bạn cần phải có kế hoạch triển khai và thực hiện chiến lược cụ thể, rõ ràng, tối ưu để tiếp thị và cạnh tranh phát triển với những thương hiệu đã có trên thị trường.
Khi nào cần sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường?
Chiến lược thâm nhập thị trường nên được xây dựng trong những trường hợp:
- Khi thị trường chưa bão hòa một sản phẩm hay dịch vụ nhất định
- Khi tỷ lệ sử dụng sản phẩm của khách hàng có thể tăng cao
- Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh chính giảm trong khi lượng tiêu thụ tăng
- Khi quy mô kinh doanh tăng lên cùng với những lợi thế nhất định
2. Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến
Về cơ bản, chiến lược thâm nhập thị trường và tăng thị phần có thể được thực hiện với các chiến thuật:
-
Tăng hoặc hạ giá bán
Định giá là một trong những chiến thuật chính để thương hiệu mới có thể sử dụng để giành thị phần cũng như tăng doanh thu hiệu quả. Những điều chỉnh về giá hoàn toàn có thể giúp chủ kinh doanh dễ dàng đo lường để xác định mức độ thành công trong chiến lược giá.
- Trong một khoảng thời gian, thị phần đã tăng hay giảm sau định giá?
- Có bao nhiêu khách hàng mới sau khi điều chỉnh giá?
- Việc giảm giá/ tăng giá có khiến khách hàng từ bỏ đối thủ của bạn hay không?
Hoạt động giảm giá sẽ mang lại hiệu quả trong thị trường ngách, nơi người tiêu dùng mua hàng hóa dựa trên giá thành của sản phẩm. Khi này, khách hàng sẽ xem xét các đối thủ cạnh tranh và so sánh sản phẩm, dịch vụ của bạn để đưa ra quyết định mua hàng. Việc điều chỉnh giá một cách phù hợp sẽ giúp bạn đạt được mục đích thâm nhập thị trường một cách hiệu quả.
Xem thêm: 9 chiến lược định giá sản phẩm cần phải biết nếu muốn kinh doanh có lãi
-
Thay đổi cách tiếp thị để tăng nhận thức thương hiệu
Nếu thương hiệu của bạn đang cố gắng để bước vào thị trường thì việc có một chiến lược tiếp thị phù hợp để nâng cao nhận thức của khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Bởi trên thực tế, đây là cơ sở giúp thu hút nhiều khách hàng của đối thủ, khách hàng tiềm năng tìm đến và trở thành khách hàng trung thành của bạn.
Tiếp thị đúng cách giúp khách hàng gắn bó hơn với thương hiệu của bạn. Việc tìm ra được những cách độc đáo có thể giúp bạn cung cấp các giá trị hữu ích cho khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.
Đặc biệt, việc mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và khiến khách hàng hài lòng hoàn toàn có khả năng khiến khách hàng cũ trở thành những đại sứ thương hiệu, đưa bạn đến gần với những khách hàng tiềm năng khác qua truyền miệng, đánh giá của họ. Từ đó thúc đẩy thị phần của bạn một cách hiệu quả.
-
Thay đổi định hướng sản phẩm, dịch vụ
Nếu bạn là một nhà bán lẻ, nhập hàng để thực hiện hoạt động kinh doanh thì chiến lược thay đổi sản phẩm có nghĩa là lắng nghe khách hàng, nghe những nhu cầu của họ. Cùng với đó là những điều mà khách hàng đối thủ đang nói về sản phẩm của họ để xác định được những thiếu sót của mình trong việc tìm kiếm sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Điều này có nghĩa là hãy cố gắng để tạo ra sự khác biệt và cung cấp cho thị trường những điều mà khách hàng mục tiêu của bạn cần nhưng họ chưa tìm thấy điều đó ở một thương hiệu nào khác.
Ví dụ của chiến lược này có thể kể đến là ông lớn Coca-Cola với sản phẩm Diet Coke. Diet Coke ra đời gây được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng nhưng nó lại thu hút người dùng chính là nữ giới bởi cái tên của mình. Khi này, Coca-Cola đã cho ra mắt Coke Zero với hương vị và lợi ích tương đương nhưng được định vị và bán trên thị trường với thị phần lớn là nam giới.
3. Ví dụ về chiến lược thâm nhập thị trường của các thương hiệu lớn
-
Android
Android nổi tiếng với chiến lược thâm nhập thị trường về định giá. Bằng cách cung cấp sản phẩm điện thoại của mình với mức giá đầu vào thấp để thu hút người dùng từ Apple – những người có thị phần chính trên thị trường điện thoại thông minh.
-
McDonald’s
McDonald’s luôn được biết đến với những hoạt động tiếp thị và quảng cáo rộng rãi. Ở nhiều nước trên thế giới, thương hiệu này có rất nhiều chiến lược quảng bá rộng rãi và phủ rộng khắp các kênh, từ truyền hình, đài phát thanh đến các sự kiện thể theo như FIFA World Cup hay Thế vận hội Olympic. Tính đến nay, McDonald’s đã sử dụng 23 khẩu hiệu khác nhau trong quảng cáo tại Hoa Kỳ.
-
Netflix
Netflix được xem như một trong những ví dụ hoàn hảo về chiến lược thâm nhập thị trường qua định giá. Netflix đưa ra chương trình về sử dụng 1 tháng miễn phí cho người dùng mới của họ.
Tất nhiên, điều này khiến họ nhận được nhiều lời phàn nàn, tuy nhiên lượng lớn người dùng chấp nhận và cảm thấy ổn khi phải trả tiền cho những tháng sau. Ngày nay, Netflix là công ty dẫn đầu thị trường, chiến tới 51% đăng ký phát trực tuyến ở Hoa Kỳ.
Trên đây là những yếu tố quan trọng về chiến lược thâm nhập thị trường mà Sapo muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ về chiến lược đặc biệt này, từ đó tối ưu tiếp cận và tăng doanh thu hiệu quả nhất.
Xem thêm: Thị trường ngách là gì? Cách tìm thị trường ngách như thế nào?