Công thức tính giá bán lẻ quần áo giúp tối ưu lợi nhuận 

Làm sao để đưa ra giá bán quần áo sỉ, lẻ vừa dễ cạnh tranh vừa tối ưu lợi nhuận? Trong bài viết hôm nay, KiotViet sẽ gợi ý cho chủ shop cách tính giá bán lẻ quần áo chuẩn nhất. Cùng theo dõi ngay nhé!

Cong thuc tinh gia ban le quan ao

1. Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của một sản phẩm nào đó được tính dựa trên những hao phí, chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động và các loại chi phí khác. Dựa vào những chi phí tạo ra sản phẩm mà giá thành được quyết định từ đó. Giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. 

gia ban le quan ao

Xem thêm: STT bán hàng thời trang tăng tỷ lệ chốt đơn

2. Các cách tính giá bán lẻ quần áo

Tùy vào chiến lược kinh doanh mà mỗi cửa hàng sẽ áp dụng một cách tính giá bán lẻ quần áo khác nhau sao cho có lợi nhuận phù hợp. Dưới đây là 7 cách tính giá bán lẻ quần áo được sử dụng nhiều nhất chủ shop có thể tham khảo để tính giá bán cho mặt hàng thời trang. 

2.1 Tính giá bán sản phẩm theo lợi nhuận mong muốn

Đây là công thức được nhiều người bán áp dụng, nhất là những chủ kinh doanh nhỏ lẻ hay bán online, nhập hàng về bán chênh lệch để thu lợi nhuận. Công thức tính theo lợi nhuận mong muốn cụ thể: 
Giá bán sản phẩm = Giá nhập sản phẩm + Lợi nhuận mong muốn 
 Ví dụ: giá nhập một sản phẩm Áo sơ mi trắng từ nhà cung cấp là 100.000đ, bạn mong muốn lãi thu về sau khi bán sản phẩm là 50.000đ, bạn tính thêm các khoản chi phí khi phải thuê cửa hàng, thuê nhân viên thì giá cuối cùng khi bán lẻ sản phẩm áo sơ mi trắng là 200.000đ để thu về tối thiểu 50.000đ lợi nhuận. 
Tuy nhiên, công thức này vẫn còn nhiều hạn chế vì người bán không tính được chính xác các chi phí khác bên cạnh chi phí nhập hàng để cho ra mức giá bán lẻ hợp lý nhất. 

gia ban le quan ao

2.2 Tính theo mức giá MSRP

MSRP (Manufacturer’s Suggested Retail Price) là mức giá bán được phía nhà cung cấp đề xuất cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ khi bán sản phẩm của họ. Các MSRP cũng được gọi là giá niêm yết của nhiều nhà bán lẻ. 
Theo đó, nhà cung cấp, đại lý sẽ đưa ra giá bán lẻ tiêu chuẩn cho từng sản phẩm. Ví dụ một sản phẩm có mức giá nhập cho người bán là 120.000đ, nhà cung cấp sẽ đề xuất mức giá bán lẻ cho sản phẩm này là 300.000đ và không quá 400.000đ. Như vậy, người bán sẽ được lựa chọn mức giá bán lẻ cho sản phẩm này dao động trong khoảng từ 300.000đ đến 400.000đ tùy thuộc vào lợi nhuận mong muốn. 
Thực tế, mức giá này đưa ra để bình ổn giá và ngăn chặn các vấn nạn như bán phá giá (đưa ra giá thấp hơn so với giá bán trên thị trường) để thu hút khách hàng hay bán với giá quá cao khiến khách hàng phàn nàn & lượng tiêu thụ của sản phẩm giảm đáng kể. 
Cách tính này thường được áp dụng khi người bán nhập hàng từ các xưởng sản xuất hay kinh doanh chuỗi cửa hàng nhượng quyền thời trang lớn. 

MSRP

2.3 Tính giá bán quần áo theo chiến lược giá riêng

Một số cửa hàng mong muốn tính giá bán lẻ theo công thức chặt chẽ và chính xác hơn. Lúc này, chủ cửa hàng nên áp dụng công thức tính giá bán quần áo theo chiến lược giá riêng như sau: 
Giá bán lẻ = [(Giá vốn) : (100 – % tỷ lệ lãi mong muốn)] x 100
Ví dụ cụ thể: Áo khoác gió nam có giá vốn nhập vào là 100.000đ, tỷ lệ lãi mong muốn là 50% thì giá bán lẻ của sản phẩm này là: [(100.000) : (100 – 50)] x100 = 200.000. Như vậy bạn có thể để giá bán lẻ của sản phẩm này là 200.000đ, gấp đôi so với giá vốn ban đầu. 

gia ban le quan ao

Xem thêm: Phần mềm tính tiền, quản lý shop thời trang phổ biến nhất

2.4 Sử dụng nhiều mức giá cho một sản phẩm 

Cách tính này thường được các shop hay đại lý bán buôn, bán sỉ sử dụng nhiều. Cụ thể, nếu khách hàng mua 1 sản phẩm sẽ có giá là 300.000đ, cũng sản phẩm đó nhưng mua 2 sản phẩm sẽ có giá 280.000đ, mua 3 sản phẩm sẽ có giá 250.000đ. Chiến lược này đánh mạnh vào sức mua của khách hàng, đẩy mạnh các mặt hàng bán chậm rất hiệu quả. Nhiều shop bán lẻ cũng áp dụng chiến lược giá này trong các dịp khuyến mãi để kích cầu và gia tăng doanh thu nhanh chóng. 

gia ban le quan ao

2.5 Tham khảo giá bán của đối thủ cạnh tranh và mặt bằng chung thị trường

Nếu các sản phẩm của bạn có cùng một mẫu mã và chất liệu với các shop khác, định giá sản phẩm theo giá bán của đối thủ cạnh tranh và mặt bằng chung thị trường cũng là một cách tính giá nhanh chóng và hiệu quả. Tùy thuộc vào mong muốn và chiến lược kinh doanh, muốn đẩy mạnh số lượng hay lợi nhuận thu về trên một sản phẩm mà có thể tính giá bán lẻ thấp hơn một chút so với đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng hoặc cao hơn để tối ưu lợi nhuận. Tuy nhiên, không nên bán với mức giá quá thấp so với mặt bằng chung bởi như thế sẽ phản tác dụng, khách hàng sẽ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. 

gia ban le quan ao

2.6  Mức giá chiết khấu

Không có gì hấp dẫn hơn là một chương trình khuyến mại, chiết khấu khi mua hàng. Khách hàng luôn cảm thấy bị thu hút bởi những standee, tờ rơi khuyến mãi hay tag khuyến mãi trong cửa hàng khi đi mua sắm tại trung tâm thương mại hay mua sắm online. Shop có khuyến mãi, giảm giá luôn thu hút khách hàng và có nhiều đơn hàng hơn. 
Để có thể lên chương trình khuyến mãi thu hút và hiệu quả, bạn cần nghiên cứu hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu. Khách hàng mong muốn sẽ được giảm giá trên sản phẩm, trên hóa đơn hay tặng quà khi mua hàng. Bạn có thể nâng mức giá bán cao hơn một chút để giảm giá vừa với giá bán lẻ.  

gia ban le quan ao

2.7 Mức giá cao tương xứng với chất lượng

Nhiều shop thời trang cao cấp, thời trang thiết kế đưa ra mức giá bán lẻ cho các sản phẩm của họ cao hơn hẳn so với thị trường và họ tự tin khi truyền thông, tiếp thị sản phẩm sẽ được khách hàng đón nhận và mua sắm mặt dù giá thành cao. Để làm chiến lược giá này hiệu quả, bạn cần truyền thông để khách hàng thấy được sự khác biệt, chất lượng vượt trội của sản phẩm so với các thương hiệu khác trên thị trường. Nói cách khác, bạn phải làm cho thương hiệu của bạn trở nên đắt giá hơn nhờ chiến lược tiếp thị hay dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu thành công, chủ shop sẽ không cần lo lắng về giá bán quá cao hay không tiếp cận được nhiều khách hàng. 

Kết luận: Có rất nhiều cách tính giá bán lẻ quần áo chủ shop có thể áp dụng trong từng trường hợp hoặc hàng hóa cụ thể. Hi vọng, một số công thức trong bài viết sẽ giúp các bạn tìm ra chiến lược giá bán lẻ quần áo phù hợp với cửa hàng của mình. Chúc các bạn thành công.