Thanh toán bằng mã QR là một trong những hình thức thanh toán phổ biến tại Việt Nam bởi sự tiện ích, đơn giản và chi phí thấp. Gần đây, xuất hiện nhiều trường hợp chủ kinh doanh bị thiệt hại tài chính vì tình trạng mã QR của quán bị dán đè bởi mã QR giả mạo. Đây thủ thuật nhỏ nhưng có thể khiến cả khách hàng và chủ quán mất tiền oan.
1. Chủ kinh doanh mất tiền oan vì bị dán đè mã QR
Chị Ngọc Anh – chủ một cửa hàng tạp hóa tại Hà Nội cho biết, vào cuối tháng 7, khi một khách hàng thanh toán 50.000 đồng bằng cách quét mã QR nhưng sau vài phút chị vẫn không nhận được tiền của khách. Kiểm tra lại mới biết miếng dán QR của chị bị dán đã bị dán đè bởi một mã QR giả mạo, tiền được chuyển đến một tài khoản đứng tên người khác.
Hay anh Nguyễn Minh, quản lý một quán cafe tại Vĩnh Phúc cho biết cửa hàng vẫn kẹp mã QR trong các tấm mica và đặt ở một số bàn để thuận tiện cho khách. Tuy nhiên, 2 trong số các mã này đã bị dán đè gây ra thiệt hại cho quán và ảnh hưởng đến cả khách hàng.
Mã QR đã và đang ngày càng phổ biến khắp mọi nơi và nhu cầu sử dụng gia tăng bùng nổ sau đại dịch Covid-19. Việc liên kết giữa các đơn vị cũng giúp thanh toán QR trở nên đơn giản, khi ứng dụng của ngân hàng này có thể quét QR của bên khác. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2022, thanh toán qua mã QR tăng tới 225,36% về số lượng và 243,92% về giá trị so với năm 2021. Trong 5 tháng đầu năm 2023, thanh toán qua mã QR có tốc độ tăng trưởng 151,14% về số lượng và 30,41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện nay, các cửa hàng thường đặt các mã QR được in và đóng khung tại quầy thu ngân để khách quét và thanh toán tiền. Một số nơi còn tạo thành nhiều bản, đặt tại các bàn ăn, khu vực trong quán với mục đích giúp khách hàng có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên đây lại là cơ hội để kẻ gian thực hiện hành vi xấu để đánh lừa khách hàng thanh toán dịch vụ tại các cửa hàng.
Cụ thể, kẻ gian đã lợi dụng sơ hở bằng cách in mã QR có tài khoản ngân hàng của các đối tượng này, sau đó dán đè lên mã QR của chủ quán. Sau khi khách hàng ăn uống xong sẽ quét mã QR để trả tiền cho chủ cửa hàng, nhưng thực chất tiền lại được chuyển vào tài khoản của kẻ lừa đảo qua mã QR giả mạo.
Dù chưa thực sự phổ biến nhưng hình thức lừa đảo này vô cùng nguy hiểm trong xu hướng thanh toán không tiền mặt, mã thanh toán QR được dán ở nhiều nơi trong cửa hàng, quán cafe. Kẻ xấu có thể dễ dàng thực hiện bằng cách đóng giả khách hàng đến quán sử dụng dịch vụ, tranh thủ dán mã QR chỉ mất vài giây.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Nhờ những ưu điểm mã QR mang lại mà phương thức thanh toán QR đã trở nên phổ biến rộng rãi. Bên cạnh đó mã QR vẫn tồn tại những điểm bất cập tạo ra lỗ hổng lớn bị kẻ xấu thừa cơ lợi dụng.
- Khó kiểm soát: Bất cứ ai có tài khoản ngân hàng đều có thể lấy mã QR cho riêng mình một cách dễ dàng. Việc dễ dàng sở hữu và sử dụng được ngay lập tức khiến mã QR phát tán tràn lan, không có bất kỳ sự kiểm soát nào.
- Không an toàn: Hầu hết các chủ quán đều đặt mã QR tại quầy giúp khách hàng dễ dàng thanh toán, tuy nhiên việc đặt mã QR đồng nghĩa với thông tin thụ hưởng được công khai không đảm bảo an toàn & bảo mật thông tin.
- Khó xác minh: Thông thường các chủ quán phải kiểm tra biến động số dư trên các app ngân hàng hay nhân viên phải chụp lại giao dịch thanh toán của khách. Cuối ngày sẽ đối soát doanh thu với từng đơn hàng, đối với các đơn hàng lỗi, không nhận được tiền vì không được xử lý ngay tại thời điểm thanh toán nên rất khó xác minh lại giao dịch đặc biệt đối với khách hàng vãng lai.
- Không chính xác: Mã QR tĩnh không gắn với thông tin đơn hàng, người tiêu dùng cần nhập tay số tiền để thanh toán rất dễ bị nhập sai số tiền.
Với thanh toán, khi xảy ra bất kỳ sai sót nào từ nhỏ đến lớn đều rất tốn thời gian và nguồn lực để xử lý. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm mua hàng của khách.
3. Ngăn chặn lừa đảo với giải pháp thanh toán VietQR Pro trên Sapo
Để tránh mất tiền oan, khách hàng luôn phải kiểm tra lại thông tin số tài khoản, tên chủ tài khoản với chủ kinh doanh khi thực hiện quét mã QR để trả tiền. Đồng thời, chủ kinh doanh cần rà soát các mã QR để chuyển khoản đặt tại cơ sở kinh doanh của mình nhằm kịp thời phát hiện và gỡ bỏ mã QR giả mạo. Đối với những quán có gắn camera an ninh, chủ quán có thể kiểm tra lại để xem dấu hiệu của kẻ lừa đảo, đặt mã QR giả mạo, báo cáo cơ quan chứng năng để xử lý.
Tuy nhiên, giải pháp này khó mà thực hiện thường xuyên và lâu dài bởi tốn kém chi phí đầu tư và thời gian, công sức. Áp dụng những giải pháp thanh toán tối ưu và tự động hóa quy trình bán hàng là cách tốt nhất mà các chủ kinh doanh thích ứng với bối cảnh ngày nay.
Thấu hiểu được điều đó, Sapo đã tạo ra bước tiến mới với giải pháp thanh toán VietQR Pro khi tích hợp công nghệ gen mã VietQR động theo chuẩn Napas ngay trên chính nền tảng của Sapo. Với giải pháp Tài khoản định danh (tài khoản ảo) không những bảo mật thông tin tài khoản đích của chủ shop mà còn gắn với thông tin mỗi đơn hàng cần thanh toán.
Giải pháp thanh toán VietQR Pro trên Sapo này mang lại nhiều lợi ích cho chủ kinh doanh phải kể đến như:
- An toàn & bảo mật cao: bên cạnh việc tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật thanh toán VietQR nói chung, VietQR Pro còn mã hóa thông tin tài khoản ngân hàng bằng mã định danh, giúp chủ quán không còn lo lắng thông tin tài khoản của mình bị lộ hoặc lợi dụng cho các mục đích phi pháp. Việc sử dụng mã QR động thay thế cho mã QR cố định tại quầy là điều kiện tiên quyết khiến kẻ gian không có cơ hội dán đè mã QR hay lấy cắp thông tin.
- Cập nhật trạng thái thanh toán ngay trên màn hình bán hàng: mã QR động sẽ được sinh ra ứng với từng đơn hàng và tự động cập nhật trạng thái đơn hàng thanh toán thành công ngay trên Sapo khi người mua hoàn tất giao dịch.
- Tự động đồng bộ: Đơn hàng được đồng bộ và quản lý tập trung trên Sapo, chủ cửa hàng dễ dàng kiểm soát tình hình kinh doanh thông qua hệ thống báo cáo bán hàng chi tiết.
- Thanh toán đơn giản, trải nghiệm liền mạch: bằng việc sinh ra các mã QR động, người mua không cần phải nhập thông tin tài khoản và số tiền thanh toán. Với mạng lưới hơn 40 ngân hàng thành viên thuộc mạng lưới Napas, giao dịch chuyển tiền VietQR 24/7 được thực hiện thông suốt mọi lúc, mọi nơi.
- Không mất phí: VietQR là phương thức chuyển khoản nên chủ shop không mất bất cứ chi phí gì. Khi tích hợp VietQR Pro trên Sapo, chủ quán không không tốn chi phí kết nối hay đầu tư thiết bị hỗ trợ đặc biệt nào.
Hiện tại, Sapo đã kết nối với các đối tác BIDV, MB, Techcombank, OCB,…trong giải pháp thanh toán VietQR Pro trên nền tảng của mình để chủ quán lựa chọn tài khoản phù hợp và tránh được các chiêu trò lừa đảo tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt là xu hướng tất yếu trong thời kỳ công nghệ số phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, các chủ quán cần hết sức lưu ý và lựa chọn cho cơ sở của mình những giải pháp an toàn để không bị kẻ xấu lợi dụng.