Sale và Marketing là 2 thuật ngữ đã không còn xa lạ đối với bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào. Nhưng có sự thật chỉ rằng, đa phần mọi người không thể phân biệt được 2 thuật ngữ này hoặc cho đây là một công việc giống nhau. Vậy bản chất công việc của Marketing và Sale là gì? Làm thế nào nhận biết sự khác biệt giữa Marketing và bán Sale? Hãy cùng SAPO tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Khác biệt về thuật ngữ
Sales và Marketing là hai chức năng kinh doanh của một tổ chức. Cả hai đều có chung đặc điểm là tác động lên khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh thu. Tuy nhiên, có nhiều sách chuyên ngành hay nhà nghiên cứu đều ra những khái niệm khác nhau về 2 thuật ngữ này. Nhưng thực tế, mọi người có thể hiểu 1 cách đơn giản nhất là:
- Marketing là làm thị trường, thực hiện các chiến lược tiếp thị, hoạt động quảng cáo nhằm tác động chủ yếu vào nhận thức, nhu cầu mua sắm, sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng
- Sales là bộ phận bán hàng, tác động trực tiếp vào người bán hay khách hàng, kích thích nhu cầu ngay tại điểm bán.
2. Nhiệm vụ của Marketing và Sale
Marketing không chỉ đơn thuần là các chương trình khuyến mãi, quảng cáo như mọi người vẫn thường nghĩ. Trước khi cho ra mắt bất kể một sản phẩm nào đó, người làm Marketing còn phải thực hiện toàn bộ các công việc như: Nghiên cứu và dự báo thị trường nhằm xác định nhu cầu thị trường và khoanh vùng thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường và định vị thương hiệu, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chiến lược marketing như PR, quảng cáo, khuyến mãi,…
Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để lựa chọn thị trường mục tiêu?
Còn Sale giống như khâu chủ chốt của toàn bộ quá trình Marketing. Sale đảm đương nhiệm vụ quan trọng là chuyển đổi những ý tưởng, kế hoạch đó đến khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Là giai đoạn cuối cùng trong 1 chu trình bán hàng, sale sẽ đảm nhận những công việc như: Truyền tải thông tin sản phẩm đến khách hàng, tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, chăm sóc và chịu trách nhiệm các trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua.
3. Hai quan điểm kinh doanh khác nhau
Theo quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng: Người tiêu dùng thường có tâm lý mua hàng Ngon – Bổ – Rẻ trong khi bộ phận marketing thường mất nhiều thời gian để có vẽ nên chân dung khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy việc của doanh nghiệp là cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ khuyến mãi, mở thêm cửa hàng, huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng,… mọi hình thức để khách hàng không thể từ chối. Không những thế đội ngũ bán hàng có thể đảm nhận nhiều công việc mà 1 marketer như phân loại tập khách hàng, khảo sát hành vi mua sách hay các quá trình PR sản phẩm.
Quan điểm kinh doanh theo Marketing lại đi theo hướng ngược lại. Việc đầu tiên và quan trọng nhất luôn là xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Việc thiết lập được chiến dịch marketing giúp tối ưu nhiều nguồn lực bán hàng, tiết kiệm chi phí, ngân sách cho bộ phận sales.
4. Tại sao doanh nghiệp nên phối hợp Sale và Marketing?
Phối hợp “hài hòa” giữa sale và marketing sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn.
4.1 Hiểu được hành vi và sở thích của khách hàng tiềm năng
Mỗi người dùng có nhu cầu và thói quen khác nhau. Các công cụ digital marketing sẽ giúp đồng bộ hóa dữ liệu nhằm “truy tìm” hành vi khách hàng cho doanh nghiệp. Dữ liệu này bao gồm hành vi khách hàng trên website, các link được nhập, danh mục bài viết hay tất cả các dữ liệu được mở trên internet.
Xem thêm: Digital marketing là gì? Trọn bộ kiến thức về Digital marketing
Dựa vào đó doanh nghiệp có thể hiểu được nhu cầu hành vi của khách hàng một cách rõ ràng. Từ đó đội marketing tiến hành cung cấp đúng những gì khách hàng cần thông qua các kênh. Các hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiệu quả, kiểm soát, triển khai hiệu quả chương trình chăm sóc khách hàng.
4.2 Rút ngắn quy trình Marketing
Ngày nay người dùng rất thông minh không phải bất kỳ ai truy cập vào website của các bạn đều mua hàng. Họ có xu hướng tìm hiểu tất cả các thông tin cần thiết trước khi quyết định mua hàng. Doanh nghiệp nên tập trung chăm sóc khách hàng tiềm năng bằng những nội dung giá trị, rút ngắn quá trình marketing nhằm mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất mang lại lợi nhuận.
Bên cạnh đó, các hình thức liên lạc có thể là gửi email, gọi điện thoại hoặc hiển thị nội dung quảng cáo… Đồng thời nhờ tự động hóa trong Marketing việc chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó giúp tỷ lệ chuyển đổi cải thiện đáng kể.
4.3 Liên kết nhịp nhàng với bộ phận bán hàng
Có báo cáo chi tiết rõ ràng nên đội Marketing và Sales có thể dựa vào một nền tảng chung để kiểm tra sự hiệu quả của chiến dịch. Từ đó, cả hai bên có thể tìm ra phương pháp tiếp thị và bán hàng đúng đắn, tối ưu nhất.
Tuy có phần khác nhau nhưng tựu chung cả marketing và sale đều hướng đến mục đích chung là mang đến doanh thu cho doanh nghiệp. Bởi vậy, để doanh nghiệp thành công cần có hai bộ phận này kết hợp chặt chẽ và hậu thuẫn tích cực cho nhau.
[wpcc-script type=”application/ld+json”]