Điểm tín dụng là gì? Bí quyết nâng cao điểm tín dụng cho nhà bán hàng 

Khi hình thức vay tín chấp ngày càng trở nên phổ biến vì sự tiện lợi và đơn giản mà hình thức này mang lại thì điểm tín dụng ngày càng được các nhà bán hàng chú ý hơn. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu để đơn vị cho vay xem xét và thông qua hồ sơ của bạn. Trong bài viết dưới đây, Sapo sẽ chia sẻ cho các nhà bán hàng một số kinh nghiệm để nâng cao điểm tín dụng.

1. Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là con số phản ánh lịch sử tín dụng của khách hàng thông qua các hình thức vay, thanh toán khoản nợ; theo tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc tế dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng.

Điểm tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hạn mức thẻ được cấp và lãi suất mà bạn phải chịu khi vay vốn ngân hàng. Điểm tín dụng càng cao, hồ sơ của bạn càng được đánh giá tốt và có cơ hội được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi giao dịch với ngân hàng và ngược lại.

Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng là gì?

2. Tầm quan trọng của điểm tín dụng

Điểm tín dụng là một chỉ số đánh giá tình trạng tài chính của bạn để ngân hàng quyết định xem bạn có cho bạn vay hay không.

Điểm tín dụng là căn cứ để các tổ chức tín dụng có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của bạn và khả năng thanh toán để đánh giá mức độ rủi ro cũng như đưa ra quyết định cho vay phù hợp.

Xem thêm: Sapo hợp tác cùng TPBank: Vay vốn kinh doanh dễ dàng hơn bao giờ hết

3. Cách tính điểm tín dụng

Điểm tín dụng thường dựa vào và thành phần cấu thành nên chúng, bao gồm:

  • Lịch sử thanh toán nợ (35%): Phần lớn điểm tín dụng được đánh giá dựa trên lịch sử thanh toán của người vay, nó cho biết bạn có trả trễ ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức nào hay không. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định điểm tín dụng.
  • Các khoản nợ tín dụng (30%): Đây cũng là một yếu tố quan trọng không kém để đánh giá điểm tín dụng của khách hàng. Chỉ số này cho biết “tỷ lệ sử dụng” của bạn, là số tiền mà bạn đã sử dụng trên tổng số tín dụng hạn mức mà bạn được cấp. Theo các chuyên gia, người có điểm số lý tưởng có xu hướng duy trì tỷ lệ nợ tín dụng ở mức trung bình khoảng 7%.
  • Lịch sử tín dụng (15%): phản ánh thời gian mà tài khoản tín dụng của bạn được mở. Bạn có lịch sử tín dụng càng dài, bạn sẽ nhận được nhiều ưu sự ưu tiên từ ngân hàng hơn. Ngân hàng cũng có thể đánh giá được hành vi tài chính của bạn một cách tổng thể và toàn diện hơn.
  • Tín dụng mới (10%): Việc mở thêm các tài khoản tín dụng mới trong thời gian ngắn thường không được ưa chuộng. Các khoản tín dụng được mở càng lâu và hoạt động trong ít nhất 6 tháng sẽ thúc đẩy tăng điểm tín dụng của bạn, giúp bạn xây dựng được một lịch sử tín dụng lâu dài và vững chắc.
  • Loại tín dụng (10%): Phản ánh các loại tín dụng mà bạn sở hữu như thẻ tín dụng, các khoản vay mua nhà, vay mua xe,…
Cách tính điểm tín dụng
Điểm tín dụng được cấu thành tù nhiều yếu tố

Trên thế giới, các tổ chức tín dụng đánh giá một người đi vay bằng điểm tín dụng FICO (Fair Issac Coporation) với thang điểm từ 550 – 840. Mức điểm 740 được đánh giá là con số hoàn hảo nhất để bạn vay vốn và nhận được ưu đãi từ ngân hàng.

4. Bí quyết nâng cao điểm tín dụng cho nhà bán hàng

4.1 Trả nợ đúng hạn

Tất cả các hoạt động tín dụng của người đi vay đều được ghi nhận trên hệ thống CIC, cho phép các ngân hàng biết được những khoản nợ hiện tại, những khoản nợ xấu, những khoản nợ đã trả. Lịch sử tín dụng xấu thường tồn tại từ 4-5 năm và hoàn toàn không thay đổi được. Vì vậy khi bạn thanh toán chậm không chỉ làm điểm tín dụng của bạn bị giảm mà còn khiến bạn phải chịu mức phạt rất cao. 

4.2 Hạn chế vay tiền từ nhiều tổ chức

Không phải cứ đi vay càng nhiều thì điểm tín dụng của bạn sẽ càng được nâng cao. Mở một thẻ tín dụng mới có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn, nhất là khi lịch sử giao dịch tín dụng của bạn chưa đủ lâu. 

Việc vay từ nhiều tổ chức chỉ cho thấy rằng bạn không có đủ khả năng tài chính và thường xuyên phải dùng đến tín dụng.

Hạn chế vay từ nhiều tổ chức
Hạn chế vay tiền từ nhiều tổ chức để nâng cao điểm tín dụng

4.3 Trả bớt nợ cũ và hạn chế nợ mới

Bạn chỉ nên mở tài khoản tín dụng khi thực sự cần thiết và vay trong khả năng chi trả của bản thân mình. Bạn cần lên kế hoạch trả nợ cụ thể khi vay tín dụng để tăng điểm tín dụng, gia tăng hạn mức ở những lần vay sau.

4.4 Theo dõi các thông báo tín dụng

Bạn cần thường xuyên theo dõi các thông báo tín dụng được gửi từ ngân hàng để có thể xem xét và điều chỉnh việc chi tiêu cho phù hợp, đồng thời phát hiện những dữ liệu sai sót để kịp thời có phương án xử lý. 

Bạn cần theo dõi các thông báo tín dụng để không chi tiêu quá hạn mức và biết được thời gian thanh toán để không phải chịu mức phí phạt từ ngân hàng và làm giảm điểm tín dụng

5. Cải thiện điểm tín dụng, vay vốn dễ dàng tại TPBank qua Sapo Money

Sapo Money hợp tác cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) cung cấp gói vay tín chấp với lãi suất thấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng Sapo. Theo đó, nhà bán hàng sẽ được xếp hạng uy tín và phê duyệt hạn mức vay vốn dựa vào lịch sử kinh doanh trên nền tảng quản lý bán hàng của Sapo.

– Thủ tục đăng ký, thẩm định 100% online.

– Thủ tục vô cùng đơn giản, khách hàng chỉ cần có: Chứng minh thư/Căn cước công dân, Ảnh chụp chân dung 

– Hạn mức vay lên đến 150 triệu đồng

– Không cần thế chấp tài sản, không cần người bảo lãnh

– Duyệt giải ngân ngay trong ngày

Cải thiện điểm tín dụng, vay vốn dễ dàng tại TPBank qua Sapo Money
Vay kinh doanh dành cho khách hàng Sapo

Để tìm hiểu kỹ hơn về gói vay này, liên hệ ngay tới Sapo Money để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

Giải pháp vay vốn kinh doanh

arrow
Nhận tư vấn ngay