Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu trước khi kinh doanh quán cà phê rất quan trọng. Việc này sẽ giúp quán cafe xác định rõ đường hướng kinh doanh của mình, phong cách thiết kế quán và hình thức quảng bá thương hiệu hướng đến đúng đối tượng khách hàng của mình. Vậy khách hàng mục tiêu của quán cafe là ai? Tất cả thông tin có trong bài viết sau nhé.
1. Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu nói chung là một nhóm khách hàng trong phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới. Đây là những khách hàng có một đặc điểm chung nhất định, họ quan tâm, có nhu cầu chi trả/ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Để xác định khách hàng mục tiêu cho quán cafe của mình, chủ quán cần có câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Khách hàng tới quán của bạn là ai?
- Độ tuổi của họ là bao nhiêu?
- Thói quen, sở thích của họ là gì?
- Thu nhập của họ là bao nhiêu?
- Giới tính của họ là gì?
- Họ sinh sống ở khu vực nào?
- Sản phẩm của bạn có phù hợp với người dân trong khu vực bạn đang kinh doanh không?
Đọc thêm: Tại sao cần phân loại khách hàng? Cách tạo nhóm khách hàng trên phần mềm Sapo FnB
2. Tại sao quán cafe cần xác định khách hàng mục tiêu
Khi phân tích và xây dựng đúng chân dung khách hàng mục tiêu, quán cafe sẽ có những lợi ích sau:
- Thấu hiểu nhu cầu khách hàng
Quán cafe sẽ biết được khách hàng của mình là ai, biết được nhu cầu và sở thích của họ. Khi hiểu khách hàng, quán sẽ xây dựng phong cách thiết kế quán cũng như phong cách phục vụ phù hợp với khách hàng của mình. Ví dụ, đối tượng khách hàng mục tiêu của quán trà sữa là các bạn trẻ học sinh, sinh viên, quán sẽ được trang trí bằng tông màu trẻ trung, tường được vẽ tranh hoạt hình hay có các góc “sống ảo” để chụp ảnh.
- Cải thiện chất lượng đồ uống/ món ăn
Để hiểu và làm hài lòng khách hàng mục tiêu, quán cà phê có thể biết họ yêu thích món đồ uống nào, món nào đang bán chạy, món nào không ai order. Quán dựa vào những góp ý của khách hàng để cải tiến chất lượng đồ ăn, đồ uống theo nhu cầu của khách hàng.
- Tối ưu các chiến dịch marketing
Việc phân tích khách hàng mục tiêu sẽ giúp quán tiết kiệm chi phí khi chạy các chiến dịch marketing. Không chỉ vậy, nhắm đúng vào tệp khách hàng tiềm năng, quán sẽ có những chiến dịch thu hút khách hàng hiệu quả, từ đó doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ.
- Cạnh tranh với các quán đối thủ
Trong khu vực quán của bạn, chắc chắn sẽ có những quán đối thủ cạnh tranh với những nét đặc sắc riêng. Bằng việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình, quán sẽ có cơ hội cạnh tranh so với đối thủ cùng phân khúc, từ đó thuyết phục được khách hàng tới quán của mình.
3. Chân dung khách hàng mục tiêu của quán cafe
Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến, quán cafe sẽ định hình đường hướng kinh doanh của mình. Dưới đây là 5 đối tượng khách hàng mà các quán cafe hay hướng đến. Nếu bạn chuẩn bị mở quán cafe thì tuyệt đối đừng nên bỏ qua.
3.1. Những người yêu thích cafe
Quán cafe truyền thống hay một số thương hiệu nhượng quyền như Trung Nguyên E-Coffee, Viva Star Coffee… luôn được những tín đồ yêu cafe tìm đến. Họ là những người sành cà phê, có thói quen uống cafe mỗi ngày. Những người này uống cà phê để thưởng thức và thường bị chinh phục bởi hương vị cafe nguyên chất đậm đà.
Để phục vụ đối tượng khách hàng này, quán của bạn cần mang đến những ly cà phê nguyên chất nhất, đậm đà hương vị với nhiều cách pha cafe ngon khác nhau. Quầy pha chế có thể thiết kế mở để họ thấy rõ quá trình rang xay, pha chế để tạo ra những ly cafe hoàn hảo nhất. Một khi họ đã hài lòng về chất lượng đồ uống, chắc chắn họ sẽ trở thành “khách quen” của bạn.
3.2. Những người đam mê sống ảo
Đối tượng khách hàng mục tiêu này mới nổi lên những năm gần đây khi điện thoại thông minh phổ biến. Và dĩ nhiên, mục đích tới quán cafe của họ không phải để uống cafe rồi. Những người này thường là những bạn trẻ, thích chụp ảnh, check – in, khám phá những điều mới mẻ.
Họ tới quán với mục đích trải nghiệm và chụp ảnh, do đó, quán cần mang phong cách trẻ trung, năng động với những góc “sống ảo” cực xịn để thu hút họ. Quán có thể thiết kế theo mô hình cafe sân thượng, view thành phố hoặc chỉ đơn giản có 1 góc được trang trí lung linh với tranh tường và tiểu cảnh.
Menu đồ uống tại quán cũng nên đa dạng từ sinh tố, đá xay, nước ép, trà sữa, cafe… Hãy trang trí ly đồ uống thật đẹp, khách hàng sẽ ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn hãy nhớ rằng, chính những bức hình khách hàng của bạn đăng lên mạng xã hội cũng là một cách marketing 0 đồng cho thương hiệu của bạn.
Những vị khách đam mê tới quán cafe chụp ảnh
3.3. Dân văn phòng
Dân văn phòng là những người có thu nhập ổn định, thường tới quán cafe để làm việc, tụ tập bạn bè hoặc gặp gỡ khách hàng, đối tác. Vì vậy, nếu hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu này, quán nên bài trí theo phong cách lịch sự, hiện đại từ bàn ghế, không gian đến âm nhạc, đồ uống.
Mặt bằng của quán cũng nên ở gần các tòa nhà văn phòng, công ty, khu chung cư, trung tâm thương mại. Quán cũng nên chú ý tiếng ồn, ánh sáng và trang bị bàn ghế để tạo ra không gian yên tĩnh để họ làm việc hay nghỉ ngơi.
3.4. Người lao động
Napoli Cafe là một thương hiệu cafe nhượng quyền hướng tới đối tượng khách hàng bình dân. Do đó, đồ uống tại đây có giá rất phải chăng. Bàn ghế tại Napoli cũng khá gọn gàng với ghế gấp và bàn thanh sắt. Khách hàng có thể nhâm nhi ly cafe sáng ở vỉa hè hoặc mua take away tiện lợi.
Nếu hướng tới đối tượng lao động phổ thông như Napoli Cafe, quán không cần thiết kế quá cầu kì, hoa mỹ mà nên mang phong cách bình dân, giản dị. Đồ uống nên có giá thành vừa phải, từ 15.000 – 35.000đ nhưng phải giữ nguyên chất lượng. Quán có thể tận dụng vỉa hè làm chỗ ngồi cho khách.
3.5. Học sinh, sinh viên
Nhóm khách hàng này có độ tuổi rất trẻ và chưa có thu nhập hoặc thu nhập không cao. Họ thường tới quán cafe, trà sữa để tụ tập bạn bè hay học nhóm. Nếu hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu này, quán nên được trang trí theo phong cách trẻ trung, sáng tạo, có thể phá cách và mang cá tính độc đáo.
Menu đồ uống với đối tượng khách hàng này thường là trà sữa, sinh tố, đá xay, sữa chua và các món bánh ngọt. Giá thành đồ ăn, đồ uống cũng không nên quá cao, phù hợp với túi tiền của khách hàng. Quán cũng nên thường xuyên chạy các chương trình giảm giá, khuyến mại, đồng giá để thu hút khách tới quán.
3.6. Freelancer
Những người Freelancer (làm việc tự do) thường lui tới quán cafe để có một chỗ ngồi làm việc yên tĩnh. Họ thường ngồi rất lâu để hoàn thành công việc của mình. Do đó, quán cần có wifi miễn phí, không gian của quán cần rộng rãi và thoáng mát, yên tĩnh để khách hàng có thể tập trung làm việc. Quán có thể nằm trong ngõ để tránh trục đường chính với tiếng còi và động cơ xe hay tiếng ồn chợ búa; hoặc được thiết kế theo mô hình working space (quán cafe làm việc).
Đọc thêm: Top 5 quán cafe yên tĩnh để làm việc, học bài tại Hà Nội
Menu của quán ngoài đồ uống có thể đưa thêm bánh mì, xúc xích, thịt xiên, bò khô vì đặc điểm của tập khách hàng mục tiêu này thường sẽ làm việc rất lâu, có thể quá giờ cơm trưa.
Trên đây là các đối tượng khách hàng mục tiêu của quán cafe. Xác định được khách hàng mục tiêu của quán mình, bạn sẽ thấu hiểu được nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng, từ đó phục vụ họ tốt hơn.
Ngoài ra, để quán trở nên chuyên nghiệp hơn, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý cafe Sapo FnB. Ngoài giúp bạn lên order, tính tiền tự động, in hóa đơn nhanh chóng, phần mềm còn giúp quán quản lý thông tin khách hàng.
Sau đó, quán có thể tổng hợp, phân tích data khách hàng để biết họ là ai, từ đó hiểu xu hướng tiêu dùng của họ, món đồ uống nào đang được họ yêu thích… Không chỉ vậy, quán có thể tạo những chương trình khuyến mãi hấp dẫn ngay trên phần mềm để thu hút khách tới quán. Bạn có thể tìm hiểu phần mềm Sapo FnB ngay dưới đây.