Domain là gì? Subdomain là gì? Quy trình đăng ký tên miền website

Khi nhắc đến Website, chúng ta thường được nghe đến cụm từ Domain (tên miền) cùng với đó là hàng loạt những thắc mắc đi kèm như: Domain là gì? Subdomain là gì? Thủ tục đăng ký tên miền ra sao? Nếu đây cũng đang là vấn đề quan tâm của bạn, hãy cùng Sapo.vn đi tìm câu trả lời chuẩn xác nhất trong bài viết dưới đây.

1. Domain là gì? Cấu trúc cơ bản của domain

Nếu bạn đang thắc mắc domain là gì: Domain chính là địa chỉ mà người dùng Internet có thể sử dụng để truy cập vào trang web của bạn. Hay nói đơn giản hơn, nếu website của bạn là một ngôi nhà thì domain chính là địa chỉ mà bạn gửi cho mọi người để họ có thể tìm ra bạn trên world wide web (www). Ví dụ tên miền của Sapo là https://www.sapo.vn.

Cấu trúc của một tên miền bao gồm 3 phần:

WWW (world wide web): Đây là nơi chứa đựng toàn bộ dữ liệu internet trên toàn cầu.

Domain name: đây có thể là tên thương hiệu doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức…Ví dụ: Google, Facebook, Instagram…

TLD (Top level domain – tên miền cấp cao nhất): Domain name và đuôi tên miền (TLD) sẽ tách nhau bằng dấu chấm. Tuỳ mục đích sử dụng website khác nhau sẽ lựa chọn những đuôi khác nhau.

Đuôi tên miền được chia thành 2 dạng phổ biến:

Tên miền quốc tế: gồm các đuôi .com, .net, .info, .org,…

Tên miền quốc gia: gồm các đuôi .vn, .com.vn, .net.vn, .org.vn… Trong domain quốc gia thì chia ra thành các dạng sau:

  • vn, .com.vn, .biz.vn: tổ chức, cá nhân có thể sở hữu
  • edu.vn: liên quan đến giáo dục, đào tạo
  • net.vn: liên quan đến mạng (internet)
  • gov.vn: chính trị, xã hội
  • name.vn: cá nhân riêng lẻ
Domain là gì? Cấu trúc cơ bản của domain

2. Subdomain là gì? Phân biệt giữa domain và subdomain 

Ngoài thắc mắc domain là gì thì trong lĩnh vực Marketing có thêm 1 cụm từ nghe “na ná” khiến nhiều thắc mắc là Subdomain. Vậy Subdomain là gì? 

2.1 Subdomain là gì?

Subdomain có thể hiểu đơn giản là tên miền phụ hay nói cách khác đây là tên miền mở rộng của tên miền chính. Cơ chế hoạt động và tính chất của subdomain cũng như những tên miền bình thường.

Tuy nhiên, các subdomain thông thường sẽ có thêm tiền tố phía trước domain name. Ví dụ tên miền chính là example.com thì subdomain lúc này sẽ là giambeo.example.com, trietlong.example.com, nangco.example.com….

Tham khảo ngay Top những mẫu thiết kế website bán hàng dễ dàng cài đặt subdomain nâng cao hiệu quả quảng bá

2.2 Vì sao lại xuất hiện Subdomain?

Hãy tưởng tượng bạn có một website sản phẩm và bạn muốn tạo thêm nhiều website để tập trung vào những sản phẩm tiềm năng. Tuy nhiên để tạo mới tên miền mất khá nhiều chi phí. Lúc này giải pháp tối ưu nhất mà bạn có thể cân nhắc chính là tạo subdomain.

Những ưu điểm mà subdomain mang lại bao gồm:

  • Tiết kiệm chi phí đăng ký
  • Tạo lập được nhiều trang web dành riêng cho sản phẩm hoặc những nhóm khách hàng nhất định
  • Có thể hoạt động như một domain bình thường và tách biệt hoàn toàn với website
  • Có thể “gom” tất cả các subdomain về chung 1 dải IP (xem ngay: Địa chỉ IP là gì?)

Lưu ý: Mặc dù hoạt động như một đường dẫn bình thường tuy nhiên bạn cần phải rất lưu tâm về subdomain. Vì được tạo ra từ domain chính vì vậy bất cứ nội dung nào trên trang phụ của bạn mà bị trùng lặp hoặc bị đánh giá không tốt cũng ít nhiều ảnh hưởng đến website chính của bạn. 

Subdomain giúp tối ưu chi phí khi tạo dựng website

3. Quy trình đăng ký tên miền

Nếu bạn đã biết domain là gì và muốn hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký tên miền thì sau đây là những bước cơ bản để bạn sớm sở hữu tên miền đúng ý. 

3.1 Các bước đăng ký

Bước 1: Xác định tên miền 

Bước đầu tiên trước khi thực hiện đăng ký tên miền là hãy xác định mục đích website/ landing page của bạn từ đó lên danh sách những tên miền mà bạn cảm thấy phù hợp nhất Như đã nói ở trên một tên miền sẽ gồm 3 phần là www + domain name + TLD. 

Bạn có thể tham khảo các tips sau để đặt tên miền: 

  • Đặt tên miền và thương hiệu cùng lúc: Hãy đặt tên thương hiệu của bạn duy nhất, không gây nhầm lẫn với thương hiệu khác.
  • Tên miền đuôi .com luôn ưu tiên hàng đầu vì .com luôn chuyên nghiệp hơn và với người tiêu dùng trang nào .com mới là trang chính.
  • Ngắn gọn: ưu tiên tên miền ngắn, dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ, lý tưởng nhất là dưới 10 ký tự.
  • Không các ký tự lạ sẽ gây khó khăn cho người dùng khi muốn gõ địa chỉ website.
  • Khi đã nghĩ cái tên cực hay và hợp lý rồi, chắc chắn sẽ chọn thì đăng ký ngay nó và có thể đăng ký luôn mấy domain .net, .org… để bảo hộ thương hiệu.

Bước 2: Lựa chọn nhà cung cấp tên miền và tiến hành tra cứu tên miền

Sau khi đã biết domain là gì và lựa cho mình được những “ứng cử viên” sáng giá nhất cho tên miền, bước tiếp theo hãy tiến hành check tên miền để xem đã bị bên nào đăng ký hay chưa.

Với bước này bạn có thể truy cập trực tiếp vào Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC để tra cứu (đối với những tên miền quốc gia có đuôi .vn). Bạn cũng có thể tham khảo các đại lý kinh doanh tên miền khác như Tenten, Mắt Bão, PA Việt Nam,….Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký tại các đại lý kinh doanh tên miền nước ngoài như: Namecheap, Ipage, Name.com…

Sapo Web cũng có chức năng tra cứu thông tin tên miền, bạn có thể xem tại đây.

Tại đây bạn sẽ được nhận hàng loạt kết quả giống hoặc gần giống với tên miền của bạn. Tuy nhiên nếu bạn chọn đuôi tên miền như .com, .vn…thường tỉ lệ cạnh tranh rất cao. Trong trường hợp tên domain mà bạn chọn mang tính khái quát, chung chung nếu bạn không nhanh chân rất dễ bị đối thủ mua trước.

Đăng ký tên miền tại các đại lý cung cấp domain uy tín

Bước 3: Đăng ký và làm thủ tục hồ sơ pháp lý

Tra cứu xong tên miền bước tiếp theo là đăng ký các thủ tục cần thiết. Thời gian để bạn hoàn thiện hồ sơ thông thường là trong khoảng 15 – 20 ngày kể từ khi bắt đầu đăng ký.  Hồ sơ thông thường sẽ có những giấy tờ cần chuẩn bị sau:

  • Bản khai đăng ký tên miền theo mẫu của đơn vị cung cấp tên miền 
  • Giấy tờ tuỳ thân: Chứng minh thư, thẻ căn cước ….Đối với người nước ngoài cần xuất trình hộ chiếu
  • Hợp đồng đồng đăng ký và sử dụng tên miền

Sau khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký, bạn chỉ cần chuyển hồ sơ cho đơn cung cấp tên miền. Bạn sẽ cần đóng một khoản phí đăng ký và phí duy trì được tính theo quý/ năm.

Trong trường hợp bạn không chuẩn bị hồ sơ hoặc không tiến hành gia hạn tên miền theo quy định trong hợp đồng, tên miền bạn sẽ bị huỷ và đưa trở lại kho.

Bước 4: Đưa tên miền vào sử dụng

Tại bước này bạn có thể đưa tên miền của mình vào sử dụng cho website/ landing page. Nếu cần thiết, bạn sẽ được nhân viên hỗ trợ của nhà cung cấp domain hướng dẫn những thủ tục cuối cùng như: Khai báo domain, các thông số website, các dịch vụ khác trên tên miền…

Sau khi đã hoàn thành tất cả, việc của bạn khi này là xây dựng website/ landing page với nội dung thật hay, thật chất lượng để tối ưu hoá các chuyển đổi nhé.

3.2 Cách đăng ký tên miền miễn phí

Hầu hết các tên miền sẽ phải trả phí, nhưng nếu bạn đang muốn tối ưu chi phí thì cũng có thể đăng ký tên miền miễn phí theo những cách sau:

  • Lựa chọn đơn vị kinh doanh tên miền miễn phí: Bạn hãy tham khảo các nhà cung cấp như Dot.tk, CZ.cc, Uni.me, Co.nf…Tại đây bạn có thể lựa chọn tên miền theo mong muốn. Tuy nhiên, các đuôi domain được tạo tại những nhà cung cấp này thường sẽ là tk, .info, .biz nhìn không chuyên nghiệp, không phù hợp phát triển lâu dài.
  • Đăng ký tên miền miễn phí với đơn vị thiết kế website uy tín: Rất nhiều đơn vị thiết kế web có dịch vụ tên miền miễn phí. Bạn có thể tham khảo & tìm hiểu dịch vụ đăng ký tên miền của những đơn vị này để được hướng dẫn cách sở hữu domain miễn phí, chuyên nghiệp.

Xem thêm: 

  • Hướng dẫn kiểm tra và đăng ký tên miền uy tín
  • Hỏi đáp – tư vấn tên miền đầy đủ nhất

4. Cách nhận biết một địa chỉ website hợp lệ?

Dưới đây là những tiêu chí để đánh giá một tên miền (địa chỉ trang web) hợp lệ:

4.1 Độ dài tên miền

– Địa chỉ của website với 3 thành tố chính là www + domain name + TLD  sẽ được giới hạn trong 253 ký tự.

–  Các địa chỉ trang web được sử dụng tối đa 127 nhãn được phân cách nhau bằng dấu chấm (.)

– Một nhãn có tối đa 63 ký tự

4.2 Ký tự sử dụng trong các địa chỉ website    

– Những chữ cái trong bảng chữ cái từ A đến Z, chữ số 0 đến 9 và hai dấu gồm dấu chấm (.)  và dấu trừ (-).

– Không sử dụng những dạng ký tự đặc biệt như: !,@, *, &, ^, ), $, ~, ?, < ,>, |…và các khoảng cách (khoảng trắng).

– Chữ in hoa và chữ viết thường đều có ý nghĩa như nhau vì máy chủ không phân biệt hai dạng này.

– Không nên sắp xếp hai chữ a, v, o…ở cạnh nhau vì trong bảng chữ cái tiếng việt rất dễ bị đổi thành â, ô và 2 chữ v sẽ giống như chữ w.

4.3 Cách sắp xếp những ký tự tại các địa chỉ trang web   

– Địa chỉ website được tính theo chiều từ trái sang phải.

– Dấu trừ có thể sử dụng ở giữa những chữ cái của tên miền. Ví dụ QTF-GKV.COM.

Ví dụ về địa chỉ website hợp lệ:

  • https://www.sapo.vn
  • https://www.sapo.vn/thiet-ke-website.html
địa chỉ website hợp lệ
Trang địa chỉ website hợp lệ là khi đáp ứng được những yêu cầu về ký tự, cách sắp xếp…

5. Có nên sử dụng domain theo tiêu chí SEO không?

Khi tìm các từ khóa trên Google, ta luôn thấy tên miền .com xuất hiện ở vị trí đầu tiên và nên nhiều người cho rằng domain .com dễ SEO nhất. Tuy nhiên điều này không đúng bởi domain .com xuất hiện nhiều trên top là do được dùng nhiều, phổ biến. Google chỉ dựa vào độ mạnh của domain là quá trình phát triển website đó để xếp hạng từ khóa. Ban đầu mọi domain đều như nhau.

Nếu chọn domain trong một số hướng đi phát triển business thì bạn nên chọn như sau:

  • Thành lập công ty, bán sản phẩm vật lý hay sản phẩm với quy mô 2-3 người trở lên thì nên chọn tên miền thương hiệu riêng biệt, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, dễ phát âm.
  • Nếu làm theo cá nhân, bán sản phẩm do chính mình tạo ra hay xây dựng thương hiệu cá nhân, kiếm tiền với blog thì luôn ưu tiên domain mang thương hiệu cá nhân.
Tất cả domain đều được Google đánh giá như nhau

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp domain là gì, quy trình đăng ký tên miền và những thông tin hữu ích khác xoay quanh chủ đề Domain. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về tên miền.

[wpcc-script type=”application/ld+json”]