Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được xem là một trong những giấy tờ quan trọng. Hiện nay, tình trạng sổ đỏ, sổ hồng giả xuất hiện tràn lan. Làm sao để biết sổ nào là giả sổ nào là thật? 6 bước sau giúp kiểm tra sổ hồng, sổ đỏ thật 100%.
Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào ?
Chúng ta thường biết có 2 loại sổ là sổ đỏ và sổ hồng nhưng có lẽ sẽ ít có nhiều anh chị biết sổ đỏ khác sổ hồng như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay bây giờ!
Sổ đỏ, sổ hồng là gì? Hình dạng của sổ hồng và sổ đỏ như thế nào?
▶️ Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên viết tắt của: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đất ở nội thành, thị xã, thị trấn được quy định tại Nghị định 60 – CP vào ngày 05/07/1994.
Nội dung sổ hồng thể hiện các thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa đất, số tờ bản đồ, diện tích, thời hạn sử dụng,…) và quyền sở hữu nhà ở (số tầng, kết cấu hạ tầng, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng riêng, sử dụng chung,…)
Hình dạng của sổ hồng: Có màu hồng nhạt.
Hình ảnh minh họa Sổ hồng
Quy định về việc cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư
▶️ Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên gọi tắt của: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” quy định tại Nghị định 60 – CP và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC vào ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính.
Sổ đỏ sử dụng đối với đất nông nghiệp bao gồm đất nông – lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nhà ở nông thôn.
Hình dạng của sổ đỏ: Có màu đỏ.
Hình ảnh minh họa Sổ đỏ
Đất không có Sổ đỏ được phép bán không ?
So sánh sự khác nhau của sổ hồng và sổ đỏ
|
Sổ đỏ |
Sổ hồng |
Ý nghĩa |
– Sổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003) |
– Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất được cấp cho chủ sở hữu theo quy định: – Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. – Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005). |
Cơ quan ban hành |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Bộ Xây dựng |
Luật ban hành cấp sổ mới khi mua bán nhà đất
Thay vì như trước đây, sổ đỏ và sổ hồng được tách riêng với nhau. Thì nay quyết định mới thống nhất hai sổ thành một loại giấy tờ duy nhất là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được ban hành vào ngày 19/10/2009 theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư 77/2009/TT-BTNMT.
Anh chị tìm hiểu kỹ hơn về Luật trước khi mua bán nhà đất bằng cách nhấp tại tài liệu bên dưới đây:
Khác với sổ đỏ và sổ hồng, nội dụng nhận dạng của Giấy chứng nhận này bao gồm:
– Quốc hiệu, huy hiệu và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
– Người sử dụng, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Thửa đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
– Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận
Để giải thích thêm cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng. Đặc biệt nhận biết thêm về giấy chứng nhận mới qua hình ảnh minh họa dưới đây:
Tìm hiểu dự án đang HOT tại Bình Dương có pháp lý rõ ràng – chung cư Astral City
Hướng dẫn cách kiểm tra sổ hồng, sổ đỏ nhà đất:
1. Kiểm tra thông tin về chủ sở hữu đất.
Chủ sử dụng đất là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất. Khi giao dịch, bắt buộc chủ sử dụng phải trực tiếp tham gia hoặc phải có đầy đủ giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp cho người khác.
Thông tin chủ sử dụng đất ghi trên sổ đỏ, sổ hồng có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức sử dụng đất. Trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người, trong sổ đỏ có thể ghi tên từng chủ sử dụng.
2. Xem kỹ thông tin về nhà đất.
Vị trí, số thửa, số tờ bản đồ là những thông tin được ghi theo số hiệu của thửa đất trên bản đồ… Những nội dung này không nên chỉ xem qua sơ sài, cần kiểm tra nhiều lần để đảm bảo độ chính xác.
Nên tìm hiểu kỹ thông tin nhà đất.
Cần xem kỹ địa chỉ thửa đất gồm tên khu vực, số nhà, tên đường (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh… nơi có thửa đất.
Việc kiểm tra kỹ các thông tin giấy tờ nhà đất sẽ hỗ trợ chúng ta trong việc tra cứu chi tiết hơn các thông tin về thửa đất khác có trong hồ sơ địa chính.
3. Diện tích nhà đất là bao nhiêu, có đúng thực tế không?
Đối với thửa đất có nhà chung cư, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư sẽ chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ. Cần lưu ý, diện tích thửa đất được làm tròn đến một chữ số thập phân.
4. Mục đích sử dụng là gì?
Mục đích sử dụng đất được ghi thống nhất với nội dung trong sổ địa chính, bằng tên gọi cụ thể và từng loại đất thuộc các nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (đất ở nông thôn, đất ở đô thị và nhiều loại đất khác).
Ở đây có 2 nhóm là đất sử dụng chung hoặc đất sử dụng riêng: Đất sử dụng chung là đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người, nhiều hộ gia đình. Đất sử dụng riêng thì chỉ duy nhất thuộc quyền sử dụng của một người.
Ví dụ như phần ngõ hẻm đi chung thuộc quyền sử dụng chung của nhiều hộ gia đình, vì vậy nên trên sổ đỏ phần này sẽ được ghi là “Sử dụng chung”.
Hỏi rõ về nguồn gốc của đất để đảm bảo quyền lợi của mình
5. Thời hạn sử dụng đất là bao lâu?
Đối với đất Nhà nước giao hoặc cho thuê thì sẽ ghi thời hạn theo quyết định giao đất. Mặt khác, trường hợp được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
▶️ Khi kiểm tra thời hạn sử dụng đất, cần chú ý:
– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi: “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”
– Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi: “Lâu dài”
– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất.
>>> Xem thêm: Thủ tục mua bán nhà đất tại Bình Dương như thế nào?
6. Nguồn gốc khu nhà đất chuẩn bị mua bán.
Nguồn gốc đất có thể là do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, không thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hằng năm hoặc do Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất…
Nguồn gốc của đất có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất, đặc biệt là khi Nhà nước thu hồi đất. Chẳng hạn, đất thuê và có trả tiền thuê hàng năm sẽ không được Nhà nước bồi thường về đất khi bị thu hồi.
Vì vậy, khi kiểm tra sổ đỏ, cần nên hỏi rõ về nguồn gốc của đất để đảm bảo quyền lợi của mình.
>>> Xem chi tiết:Đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất năm 2020
Nên nắm rõ nguồn gốc của sản phẩm
Tìm hiểu dự án HOT tại Bình Dương có nguồn gốc, pháp lý rõ ràng tại đây:
Khi cầm sổ đỏ, sổ hồng trên tay chỉ cần kiểm tra đủ 6 yếu tố trên là chúng ta có thể nắm rõ thông tin tài sản. Tránh được những rủi ro xảy ra khi tiến hành đặt cọc mua bán nhà đất.
Anh chị đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các vấn đề pháp lý trong mua bán nhà đất. Liên hệ HomeNext để được hỗ trợ:
Hotline: 0908 480 055 I Hotmail: sales@homenext.vn
Tải ngay danh sách các dự án căn hộ tại Bình Dương năm 2020!
Tham khảo thêm các bài viết về pháp lý nhà đất:
– Hướng dẫn thu tục mua bán chuyển nhượng nhà đất
– 4 lưu ý khi mua căn hộ hình thành trong tương lai nhất định phải biết
– Hướng dẫn thủ tục hoàn công nhà ở tại Bình Dương