IMC là gì? Quy trình thiết lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC

Nhắc đến IMC là chúng ta nhắc đến 1 công cụ quan trọng đứng sau thành công của hàng loạt các chiến dịch marketing đình đám của Vinamilk hay Coca Cola. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết IMC là gì và nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây, SAPO sẽ giới thiệu chi tiết IMC là gì và đâu là những bước cần thiết để triển khai 1 kế hoạch IMC hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

1. IMC là gì?

IMC chính là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Integrated Marketing Communications” – Truyền thông marketing tích hợp. IMC là hình thức kết hợp giữa các chiến lược quảng cáo nói riêng và hoạt động truyền thông nói chung giúp kế hoạch marketing của doanh nghiệp sẽ thêm sự gắn kết và cực kỳ chặt chẽ. Từ đó, những ý nghĩa, thông điệp về sản phẩm, dịch vụ được truyền tải đến khách hàng một cách rõ ràng và thuyết phục hơn. 

Thông qua các kênh truyền thông đa dạng, IMC được các marketers đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp thông điệp của nhãn hàng tiếp cận đến tâm trí người dùng 1 cách nhanh chóng, đa chiều. Các công cụ chủ yếu dành cho hoạt động marketing tích hợp gồm:

  • Advertising – Quảng cáo
  • Direct Marketing – marketing trực tiếp
  • Sale Promotion – Khuyến mãi
  • Public relations – Quan hệ công chúng
  • Personal Selling – Bán hàng cá nhân
IMC
Quảng cáo OOH

Tùy vào nhân khẩu học hay hành vi của khách hàng mà marketers sẽ tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và sự phù hợp của công cụ trên để lựa chọn cho kế hoạch marketing của mình. Ví dụ với tệp khách hàng trẻ, dành nhiều thời gian trong ngày cho social media thì chắc chắn quảng cáo và PR sẽ là các kênh truyền thông hiệu quả. 

Xem thêm: Nhân khẩu học là gì? Ứng dụng của nhân khẩu học trong kinh doanh

2. Lợi ích vượt trội của marketing với doanh nghiệp

2.1 Đáp ứng “tất tần tật” đối tượng khách hàng

Mỗi khách hàng sẽ có 1 hành vi tiêu dùng khác nhau vì vậy chúng ta cần nhiều hơn 1 công cụ marketing để tiếp cận và giải quyết nhu cầu của họ. Với IMC, công việc này sẽ đơn giản hơn bao giờ hết. Từ kênh online đến offline, kế hoạch truyền thông marketing tích hợp đều có cả. Việc không bỏ sót khách hàng giúp mục tiêu cho doanh nghiệp có được nguồn doanh thu “khủng”. 

2.2 Có thể phối hợp với các công cụ khác trong marketing

Một chiến dịch truyền thông marketing tích hợp không chỉ thực hiện 1 cách riêng lẻ mà còn phối hợp “nhuần nhuyễn” với nhiều công cụ marketing khác nhau. Từ đó, mới có thể đạt được sự nhận thức, ấn tượng của khách hàng qua thông điệp, về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

2.3 Giá trị thương hiệu được “thăng hạng”

Các hoạt động quảng cáo IMC sẽ làm nâng cao giá trị của sản phẩm lên một bậc mới. Từ đây, người tiêu dùng có thể yên tâm về hình ảnh của thương hiệu trên thị trường hơn. Khi xây dựng được lòng tin, khách hàng sẽ không ngần ngại chia sẻ và giới thiệu sản phẩm của bạn cho mọi người. Đây là kênh truyền thông mà không tốn bất kì 1 chi phí nào.

Xem thêm: Marketing 0 đồng là có thật, và đây là 8 kênh online để bạn tận dụng

Vì vậy, IMC được xem là công cụ “tối ưu nhất” mà các doanh nghiệp triển khai giúp niềm tin về thương hiệu được duy trì, truyền tải thông tin, nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm của nhãn hiệu.

3. Các bước thiết lập kế hoạch truyền thông marketing IMC

Bước 1: Chỉ ra được mục tiêu của toàn bộ chiến dịch

Đây là bước đầu tiên cũng được xem là quan trọng nhất. Vì nó quyết định đích tính thống nhất, đồng bộ cho cả 1 chiến dịch. Tùy thuộc vào mục tiêu tăng trưởng doanh thu hay nhận diện thương mà doanh nghiệp xây dựng lên thông điệp phù hợp nhất để truyền tải cho khách hàng. 

IMC
Chỉ ra được mục tiêu của toàn bộ chiến dịch

Bước 2: Phác họa chân dung khách hàng

Xác định chân dung khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được các đối tượng khách hàng tiềm năng mà còn có thể xác định được các “lỗ hổng” hoặc sai sót trong chiến lược truyền thông marketing IMC. Bởi vậy dễ dàng khắc phục sai sót và nhìn ra được những cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp. 

Trong đó, nhân khẩu học được xem tiêu thức đơn giản nhất giúp doanh nghiệp vẽ đúng đối tượng khách hàng, dựa vào các tiêu chí khác nhau như vị trí địa lý, tâm lý, hành vi. Khi đó sẽ dễ dàng lựa chọn tập khách hàng có nhiều khả năng nhất.

Bước 3: Thấu hiểu Customer Insight

Customer insights là các “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu một cách sâu sắc mong muốn và nhu cầu của họ. Truy tìm được insight cũng như đã hiểu được những vấn đề, những trăn trở cũng như suy nghĩ thầm kín của khách hàng. 

Đây được cho là bước khó nhất đối với những người tạo lập kế hoạch truyền thông marketing giúp doanh nghiệp giải quyết được mọi bài toán khó để làm hài lòng khách hàng nhưng Insight chỉ là bức tranh chung nhất. Nắm được insight khách hàng là doanh nghiệp đã nắm trong tay cơ hội thành công rất lớn. 

Bước 4: Phát triển Big Idea

Sau khi đã xác định được mục tiêu của chiến dịch, đối tượng khách hàng mục tiêu và insight khách hàng thì bước tiếp theo chính là tìm ra ý tưởng chính ( Big Idea) cho toàn bộ chiến dịch. Nó giúp các marketer định hướng mọi hoạt động, cách thức triển khai xuyên suốt. 

Tuy nhiên, ý tưởng lớn cần phải khả thi, giải quyết được những “khúc mắc” từ insight khách hàng và phải thể hiện rõ vai trò của thương hiệu có như vậy mới tạo nên giá trị, hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch của doanh nghiệp. 

Bước 5: Lên kế hoạch triển khai

Tại bước này, cũng như việc Marketer biến ý tưởng đó thành những hoạt động triển khai cụ thể, chi tiết và tác động mạnh mẽ đến tâm trí khách hàng. Bao gồm tính được kế hoạch kéo dài bao lâu, chi phí bao nhiêu, những thông điệp muốn truyền tải. 

IMC
Lên kế hoạch triển khai

Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu kết quả của kế hoạch IMC

Bạn so sánh lại kết quả thu được của chiến dịch so với KPIS/mục tiêu đã đặt ra ban đầu để đo lường được sự thành công của kế hoạch.

Dù không phải thuật ngữ mới, truyền thông marketing tích hợp (IMC) là hoạt động truyền thông đem lại những thành tựu nổi bật cho các marketers nói riêng và doanh nghiệp chung. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Sapo để cập nhật thêm những kiến thức về kinh tế nhé!