Thông thường, một khách sạn thường sở hữu đội ngũ nhân viên dồi dào với đa dạng phòng ban, bộ phận đang ngày ngày góp sức lực và trí lực để đạt được mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận. Nguồn nhân lực là yếu tố “gốc rễ” giúp khách sạn có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả. Nó quyết định hoàn toàn sự thành bại của cả một hệ thống khách sạn. Do vậy, quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn là một hoạt động tất yếu.
Kiến thức quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn
1. Tuyển chọn nhân viên
Trong tiến trình tuyển nhân viên, quan trọng nhất ba bước đó là chiêu mộ, thu nhận và bố trí công việc. Các quá trình này cần xem xét cẩn thận đến nhu cầu thiết yếu của khách sạn căn cứ theo đặc tính của công việc.
Các khách sạn thường tuyển chọn nhân viên từ nhiều nguồn khác nhau qua sự giới thiệu của nhân viên, các trang tuyển dụng, hay tại các hội nhóm của trường đại học, học viên, cao đẳng,… Nhưng thực tế cho thấy cách tuyển ồ ạt như vậy lại “hiếm” có nhân viên chất lượng nên khách sạn phải đào tạo từ đầu. Do vậy, khâu thu nhận nhân viên “đúng người, đúng việc” là vô cùng quan trọng. Những nhân viên đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao như đầu bếp, chuyên viên điều hành, các cấp quản lý thì khách sạn nên tuyển từ những mối quan hệ quen biết hay các trường lớp đào tạo có chuyên môn sâu. Mục đích tuyển qua những nguồn này là để đáp ứng được đủ số lượng nhân lực có chuyên môn và kỹ năng cho các phòng ban trong khách sạn.
Trong khi tuyển dụng, khách sạn cần phải sử dụng những thủ thuật khác nhau để ra quyết định nhận nhân viên như: yêu cầu ứng viên thêm vào những thông tin về quá trình làm việc, học vấn, quyền lợi cá nhân vì việc ghi đầy đủ các trình tự hướng dẫn trong đơn xin việc, các giấy chứng nhận,…
Sau cùng việc phỏng vấn từng người sẽ giúp nhà tuyển dụng trực tiếp đánh giá được những nhân viên tương lai của mình có triển vọng hay không. Ngoài những kỹ năng chuyên môn, khách sạn cần đánh giá thêm các tiêu chí về con người như:
1. Có lòng tự trọng.
2. Có kiến thức “xã hội” rộng.
3. Rộng lượng trong “quan hệ xã hội”
Đây là những yếu tố cá nhân thường xuyên ứng dụng trong công việc của khách sạn. Không có lòng tự trọng rất khó trở thành thân thiện với khách hàng. Những kiến thức về xã hội và khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tạo nên bầu không khí “thân thiện” giữa khách và nhân viên. Cuối cùng sự cảm thông trong quan hệ xã hội rất cần thiết, chính vì thế nó giúp nhân viên có thể tiếp đãi vị khách thứ 100 đến khách sạn vào cuối giờ làm việc cũng nồng nhiệt giống như đối với khách đầu tiên vậy.
Xem thêm:Những đặc điểm cần có của nhân viên lễ tân nhà hàng – khách sạn
2. Quản lý nhân sự trong khách sạn
Quản lý nhân sự trong khách sạn có thể xem là một công việc “khó nhằn”. Với một khách sạn 1.500 phòng thì khách sạn phải tiếp nhận và quản lý khoảng 1000 nhân viên để phân bố nhân lực đầy đủ, phù hợp với cấu trúc tổ chức. Do đó, khách sạn cần kiểm soát số lượng ra vào của nhân viên. Các tốt nhất là sử dụng phần mềm quản lý khách sạn trong công việc quản lý nhân lực.
Theo khảo sát nhiều khách sạn tại thành phố lớn cho thấy tỷ lệ số lượng tuyển mới thay cho số nghỉ việc ở mức 33%. Tỷ lệ này cho thấy, cứ mỗi ba năm khách sạn phải thay đổi toàn bộ nhân viên. Nếu tỷ lệ là 50% thì cứ hai năm một lần và nếu tỷ lệ này là 75% thì chỉ trong 15 tháng thì toàn bộ nhân viên sẽ được đổi mới hoàn toàn. Điều người quản trị nhân lực trong khách sạn cần làm là giữ cho tỷ lệ này luôn thấp nhất có thể và giữ ở mức ổn định qua nhiều năm để bộ máy nhân sự có thể hoạt động một cách nhịp nhàng.
Thông thường, với một khách sạn có quy mô nhỏ các cấp quản lý của từng bộ phận sẽ trực tiếp kiểm soát nhân viên của mình. Còn đối với một khách sạn lớn thì sẽ có riêng một bộ phận nhân sự với các chức vụ như: trưởng phòng nhân sự, nhân viên tuyển dụng, nhân viên lương thưởng, chuyên viên hỗ trợ đào tạo,… Các cấp quản lý của khách sạn thường sử dụng phần mềm quản lý khách sạn để hỗ trợ tốt nhất trong việc kiểm soát hoạt động làm việc của nhân viên.
Cùng với đó, để hoạt động trơn chu, khách sạn cần cho các cấp quản lý tham gia các khóa học đào tạo về quản lý nhân sự đặc thù và ngày nay người ta còn gọi là khóa quản lý tài nguyên nhân lực.
3. Phác thảo công việc cho nhân viên
Phác thảo công việc cho nhân viên
“Sự chuyên môn hóa” là vấn đề cốt lõi của mô hình tổ chức khách sạn. Một trong những vấn đề chính của việc “phác thảo công việc” là nếu mức độ hiệu quả của công việc gia tăng cùng chiều do sự chuyên môn hóa thì ngược lại nhân viên sẽ buồn chán và không thỏa mãn với công việc. Qua nghiên cứu để tìm giải pháp giải quyết cho thấy có năm yếu tố được xem như là động lực thúc đẩy nhân viên. đó là:
1. Sự khác nhau về kỹ năng, loại hình công việc hoặc trang thiết bị cần
có cho nhân viên sử dụng công việc.
2. Mức độ tự quản trong công việc của nhân viên.
3. Khả năng của nhân viên thực hiện toàn bộ hay một phần công việc.
4. tầm quan trọng của công việc đối với cuộc sống, hay ñối với công
việc của người khác
5. Khả năng của nhân viên thấy được kết quả của công việc họ làm.
Ban quản lý không nên vi phạm quyền hạn của mình, phải biết cách điều chỉnh và dung hòa các yếu tố trên để áp dụng vào việc bố trí công việc nhằm thúc đẩy nhân viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, người quản lý cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi chỉ định công việc cho nhân viên của mình.
Xem thêm:FnB là gì? Vai trò của FnB đối với ngành khách sạn
4. Tạo động lực cho nhân viên thông qua lương
Để đưa một mức lương hợp lý cho nhân viên, khách sạn cần phải nắm rõ chính xác công việc của nhân viên tại từng bộ phận. Biết giá trị công việc, nắm được thông tin về khung lương cho mỗi loại công việc để dự thảo một chính sách lương.Tuy nhiên, tiền lương phải đảm bảo công bằng với từng người dựa trên kỹ năng làm việc, kiến thức, kinh nghiệm của họ đối với công việc đó.
KiotViet ra mắt phần mềm quản lý khách sạn giúp chủ kinh doanh tối ưu vận hành, tối đa hiệu suất.
Xem thêm: Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, homestay, villa
[wpcc-iframe allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share” allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”420″ scrolling=”no” src=”https://www.youtube.com/embed/zZN9N5WhL0U” title=”YouTube video player” width=”790″]
Với những mức lương xứng đáng, khách sạn sẽ tạo cho nhân viên động lực, nhiệt huyết để hoàn thành mục tiêu của khách sạn, tức là nhân viên đã hết lòng làm việc. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần có kỹ năng đánh giá “hiệu quả công tác” của nhân viên để tính toán cho họ một mức lương hợp lý, đúng năng lực mà không có sự thiên vị.