Theo số liệu thống kê của Công ty Dữ liệu và phân tích cho thuê ngắn hạn (AirDNA) tại Việt Nam, trong giai đoạn 2017 – 2019, số lượng homestay chỉ tính riêng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như năm 2017 có khoảng 8.000 cơ sở, thì đến năm 2019 tăng lên gần 30.000 cơ sở.
Sự bùng nổ mạng online có thể giúp bạn đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, đầu tiên để thành công và mang lại lợi nhuận cao, lâu bền, thì bản thân sản phẩm phải tốt trước. Để biết homestay của mình ở đâu, cần cải thiện những gì hãy mời một nhóm bạn trẻ, du khách hoặc người quen từng du lịch nhiều nơi đến trải nghiệm dịch vụ trong vài ngày trước khi chính thức vào kinh doanh.
Họ sẽ là người cho bạn cái nhìn khách quan và chính xác nhất về thế mạnh, hạn chế từ những chi tiết nhỏ nhất trong thiết kế trang trí homestay cho đến dịch vụ để bạn rút kinh nghiệm. Sau khi đã có những đánh giá tốt vậy thì hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm kinh doanh homestay hiệu quả nhờ mạng online này nhé!
1. Đầu tư về mặt hình ảnh cho homestay
Hình ảnh quảng cáo là vô cùng quan trọng bởi nó chính là yếu tố quyết định du khách có lựa chọn homestay của bạn hay không.
Không như khách sạn hay nhà nghỉ, du khách lựa chọn homestay vì riêng tư, có những trải nghiệm độc đáo và đặc biệt là thiết kế đẹp có nhiều khung hình sống ảo. Do đó hình ảnh homestay đẹp lung linh sẽ dễ dàng thuyết phục được họ. Khi bắt đầu kinh doanh không nhất thiết phải thuê một chuyên gia chụp ảnh hay dựng video xuất sắc nhưng bạn có thể chọn một vài nhóm bạn trẻ có ngoại hình dễ nhìn làm mẫu cho homestay rồi lên kế hoạch tìm ra những góc hình lung linh nhất để làm tư liệu quảng cáo.
2. Xây dựng một câu chuyện cho homestay của mình
Thay vì quảng cáo cho du khách biết bên bạn có cái gì một cách trực tiếp như mọi nơi, hãy nghĩ ra một câu chuyện nhỏ đơn giản cho homestay của mình. Điều này sẽ khiến khách hàng vừa thấy thú vị, ấn tượng lai vừa thấy gần gũi và có cảm tình hơn.
Xem thêm:Phần mềm quản lý khách sạn miễn phí dùng thử – KiotViet
3. Tạo bản đồ homestay trên Google Maps
Tạo địa điểm trên Google Maps giúp homestay của bạn tiếp cận đến khách hàng mục tiêu nhiều hơn
Địa điểm để xây dựng một homestay đẹp rất hiếm khi ở mặt đường phố lớn bởi diện tích sử dụng khá nhiều vì còn cần cả khuân viên vườn tược, bể bơi, ao cá, khu đốt lửa trại,… Cho nên để khách hàng dễ dàng tìm ra homestay của bản thân, bạn nên xác minh địa điểm lên trên Google Maps. Điều này không chỉ thể hiện sự chăm sóc và quan tâm cảm nhận của khách mà còn đánh dấu sự hiện diện để nhiều người biết đến hơn. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này bạn có thể lựa chọn mua phần mềm quản lý bán hàng KiotViet bởi nó không chỉ giúp bạn quản lý mọi giao dịch của homestay, báo cáo doanh thu, công nợ chi tiết mà còn hỗ trợ xác minh địa điểm trên Google trong vòng 24 giờ.
5. Xây dựng Page và tham gia các nhóm review về homestay
Việc lập một fanpage cho homestay của mình là điều mà bất cứ người chủ nào cũng nghĩ đến đầu tiên trong thời buổi bùng nổ mạng xã hội ngày nay. Tuy nhiên không phải cứ lập Fanpage là sẽ có khách biết, hãy linh động từ cách thêm khu vực sau tên của bạn ví dụ Pine Hill Homestay Đà Lạt, Little SaPa Homestay,… để khách hàng dễ dàng tìm thấy cho đến tích cực tham gia các nhóm review nhằm quảng cáo homestay của mình và hiểu hơn về khách hàng.
6. Liên kết với các kênh chuyên đặt phòng trong và ngoài nước
Hiện nay có rất nhiều kênh chuyên biệt giúp bạn tăng cơ hội xuất hiện trước mắt nhóm khách hàng mục tiêu như booking.com, mytour.vn, Agoda,… Không như chạy quảng cáo việc liên kết với các website này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khá nhiều mà tiếp cận khách hàng lại chuẩn xác hơn.
Xem thêm:Quản Lý Khách Sạn Bằng Phần Mềm: Giải Quyết Bài Toán Nan Giải Của Phương Pháp Quản Lý Thủ Công
7. Sử dụng phần mềm quản lý homestay KiotViet
[wpcc-iframe allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share” allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”315″ src=”https://www.youtube.com/embed/zZN9N5WhL0U” title=”YouTube video player” width=”560″]
KiotViet là nhà phát triển phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu trên thị trường hiện nay. Có hơn 200.000 khách hàng tin dùng sản phẩm của KiotViet và con số này đang ngày càng tăng lên.
KiotViet cung cấp cho khách hàng giải pháp quản lý số lượng phòng nghỉ một cách hệ thống, logic và hiệu quả. Chỉ cần nhìn vào phần mềm người chủ hoặc nhân viên đã biết chính xác số lượng phòng đang có khách ở là bao nhiêu? Phòng nào đang trống? Phòng nào đã có khách đặt trước.
Bằng chế độ hiển thị màu sắc, KiotViet giúp người quản lý nắm được tổng quan tình trạng các phòng trong hệ thống:
– Phòng hiển thị màu xanh lá: Phòng đang sử dụng
– Phòng hiển thị màu cam: Khách sắp đến/phòng đặt trước
– Phòng hiển thị màu xám: Phòng trống
Khi các lệnh check-in, check-out được thực hiện thành công trên phần mềm, màn hình và màu hiển thị phòng sẽ tự động được thay đổi. Dù ở bất kỳ nơi nào, chủ khách sạn nhà nghỉ cũng nắm được tình hình kinh doanh tại thời điểm truy cập trong ngày.
Thay vì cách quản lý truyền thống, ghi vào sổ sách hoặc đánh dấu vào file excel giờ khách vào khách ra để tính tiền thì khi chuyển sang sử dụng bằng phần mềm KiotViet, chủ khách sạn sẽ rút gọn các bước tính toán nhờ công nghệ. Phần mềm quản lý homestay KiotViet cho phép bạn biết chính xác giờ khách vào ra bằng việc xác nhận giờ checkin và check out trên hệ thống. Với tính năng thiết lập giá tiền theo giờ, theo ngày, qua đêm, phần mềm KiotViet sẽ tự động tính tiền và việc thanh toán trở nên chính xác hơn. Lợi nhuận được ghi nhận tự động, có thống kê báo cáo đến máy điện thoại chi tiết. Chủ khách sạn cũng dễ dàng tra soát lịch sử khách hàng sử dụng phòng trên một cơ sở lưu trú hoặc toàn bộ các chi nhánh trong chuỗi khách sạn, homestay, nhà nghỉ của mình.
Ứng dụng phần mềm quản lý khách sạn phổ biến nhất hiện nay – KiotViet giúp các chủ khách sạn kiểm soát toàn bộ thời gian khách sử dụng phòng, tính toán giá tiền chính xác và hạn chế tối đa thất thoát thông qua việc lưu trữ thông tin trên hệ thống. Bạn cũng có thể tra cứu dễ dàng các ca làm việc của nhân viên, ai đã tạo phòng cho khách, ai đã thanh toán hóa đơn phòng bàn,.. Mỗi giao dịch đều hiển thị thông báo trên phần mềm và dù đăng nhập bằng máy tính, ipad hay điện thoại thì thông tin đều được cập nhật đầy đủ.
Giờ đây, mọi giao dịch tiền thu cho thuê phòng đều được gửi đến máy điện thoại của bạn ngay khi được tạo trên hệ thống. Bạn không cần phải thụ động chờ nhân viên tổng hợp tình hình doanh thu trong ngày/ tuần/ tháng hoặc phải túc trực tại khách sạn thường xuyên. Thay vì đó, chỉ cần mở điện thoại lên, phần mềm quản lý khách sạn offline sẽ tự động thống kê doanh thu, lợi nhuận theo thời gian thực.
Dễ dàng theo dõi doanh thu tổng của toàn chuỗi hoặc doanh thu tại từng cơ sở lưu trú trong hệ thống chỉ bằng một cái chạm. KiotViet cũng tự động thống kê báo cáo doanh thu và chỉ số lợi nhuận theo các mốc thời gian người dùng yêu cầu. Bạn hoàn toàn xem được doanh thu từ ngày .. đến ngày .. Bạn cũng có thể cài đặt chế độ xem doanh thu, lợi nhuận ở chế độ riêng tư để đảm bảo thông tin quan trọng không cho các người dùng phần mềm khác biết.
Vì sao gọi KiotViet là phần mềm quản lý homestay phổ biến nhất? Vì KiotViet hỗ trợ quản lý mọi quy mô cơ sở lưu trú, từ khách sạn từ 1-5 sao, nhà nghỉ, homestay đến chung cư, biệt thự, chung cư mini, nhà trọ,.. Quản lý sơ đồ phòng cho thuê, quản lý tài chính, quản lý nhân viên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Màn hình thao tác đơn giản, tiện lợi, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện dễ dàng chỉ sau 15 phút làm quen. Không những sử dụng được trên các thiết bị phần cứng đa dạng, phần mềm quản lý của KiotViet còn sử dụng được dễ dàng trên các thiết bị di động hệ điều hành IOS và Android.
Để kinh doanh homestay thành công bạn cần phải biết rất nhiều để tránh những rủi ro và có doanh thu cao. Hy vọng những thông tin trên đây có ích cho bạn khi khởi nghiệp homestay để bạn có định hướng làm đúng ngay từ đầu.