Kinh nghiệm lấy hàng với số lượng lớn qua mạng

Đối với những người đang có ý định muốn kinh doanh, kinh nghiệm lấy nguồn hàng luôn là một trong những vấn đề quan trọng. Tìm được nguồn hàng chất lượng, giá rẻ là điều không phải dễ dàng gì. Nếu không có các mối quan hệ, không có sự giúp đỡ bạn sẽ không thể nào tin cậy và tìm được mối hàng bỏ sỉ đúng như mong muốn của mình. Chắc hẳn khi có ý tưởng kinh doanh một sản phẩm nào đó, bạn cũng đã tìm hiểu một danh sách các nhà phân phối nguồn hàng thông qua mạng internet, để lựa chọn ra nhà cung cấp tiềm năng cho mình. Tuy nhiên, bạn lại lo ngại khi liên hệ với họ, và không biết rằng những gì họ nói bạn có thể tin được hay không? Đừng lo lắng, với tất cả những người mới lần đầu tìm mối hàng bán buôn chắc chắn ai cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn như bạn. Sẽ chẳng ai dám đặt niềm tin vào một nhà cung cấp bất kỳ, nếu chưa có quen biết từ trước. Tâm lý chung của mọi người đều giống nhau, chúng ta luôn tự hỏi mình liệu lấy một số lượng hàng nhỏ có được tính giá buôn hay không? Giá buôn mà họ nói với bạn liệu có chính xác không? Liệu có có chuyển hàng ngay cho bạn hay không?… Hãy tham khảo các bước dưới đây bạn nhé:

1. Tập đối thoại với người bán

Để tự tin liên lạc với những nhà cung cấp mà bạn quan tâm, trước tiên hãy chọn ra danh sách những nhà cung cấp mà bạn không quan tâm nhiều về họ để thực hành giao tiếp. Điều này thực sự là quan trọng, đặc biệt là đối với những người lần đầu đi tìm mối mua buôn. Sau một vài lần như vậy, bạn sẽ giao tiếp mạnh dạn và có thần thái của người đi buôn hơn. Khi đã đủ tự tin, hãy liên lạc với những nhà cung cấp tiềm năng bạn chọn để thỏa thuận mọi thứ. Bạn đang tự hỏi sao phải làm như vậy? Hãy tưởng tượng rằng nếu từng câu nói của bạn chưa được rõ ràng, mạch lạc, những lái buôn sẽ rất dễ bắt thóp và sẵn sàng nâng cao mức giá buôn lên với bạn, và bạn sẽ không đủ tỉnh táo để trả giá hay phản ứng như thế nào sau đó.

Kinh nghiệm

 

2. Bạn nên hỏi những thông tin gì ?

Tốt nhất nên chuẩn bị sẵn mọi thứ, nếu nhà cung cấp phù hợp bạn có thể chấp nhận mua luôn ngay sau đó. Nhiều khả năng nhà cung cấp sẽ thực hiện nghiêm túc và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của bạn. Hầu hết những người bán buôn rất tinh tế, họ có khả năng nhận định một người thông qua cách giao tiếp của họ một cách rất chính xác, và đặc biệt họ không thích nhập nhằng. Do đó, đừng mang những câu hỏi ngớ ngẩn ra để nói chuyện với họ. Vì vậy, những câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần phải hỏi họ là: Giá sản phẩm – nhà cung cấp sỉ sẽ không bao giờ công bố giá buôn của họ. Thay vào đó, họ thường đưa ra cấu trúc giá khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Với kinh nghiệm của người đi mua lần đầu, chắc hẳn giá mua buôn sẽ vẫn bị cao hơn một chút. Nhưng dần dần, bạn sẽ trở thành khách hàng tin cậy của họ, và chắc chắn giá sỉ xũng theo đó mà được giảm xuống đến mức tốt nhất cho bạn.

Sai lầm của nhiều người đi mua buôn lần đầu là không đề cập rõ ràng đến thời gian bao lâu họ có thể nhận hàng. Khi nhà cung cấp nói rằng thời gian từ 2-4, bạn đừng nên mặc định nó là từ 2-4 ngày, mà thực tế nó còn có thể là từ 2-4 tháng. Tuy nhiên, sẽ còn tùy thuộc vào khối lượng đơn hàng mà thời gian giao vận có thể là nhanh hoặc chậm. Tuy nhiên, bạn nên chú ý thỏa thuận rõ ràng với họ về điều này  để nhà cung cấp thực sự có thể gửi sản phẩm cho bạn đúng hẹn.

Hình thức vận chuyển và các điều khoản thanh toán là gì? – Hầu hết các nhà cung cấp sẽ có nhiều phương thức vận chuyển khác nhau, bao gồm cả đường hàng không và đường biển. Hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu được tất cả các thuật ngữ hay tiếng lóng trong ngành vận chuyển và thanh toán trước khi đó là lần đầu bạn liên hệ với nhà cung cấp,  đặc biệt nếu đó là các nhà cung cấp ở nước ngoài. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng các điều khoản thanh toán là những gì bạn đang mong đợi. Một số nhà cung cấp châu Á sẽ đòi hỏi một khoản thanh toán tạm ứng trước, trong khi một số nhà cung cấp khác lại yêu cầu bạn thanh toán toàn bộ trước khi họ chuyển hàng.

Kinh nghiệm

 

3. Kinh nghiệm khác cần có

Bất cứ khi nào liên hệ với nhà cung cấp nào đó lần đầu, tôi luôn cố gắng tập trung và đánh giá nhân cách của họ cũng như thái độ hợp tác của họ. Trong thực tế, tôi thường để họ trở thành nhận vật chính trong cuộc trò chuyện, và chỉ nói mở mức độ vừa đủ để đối thoại cho phù hợp. Ví dụ, nếu nhà cung cấp đang có vẻ vội vàng, sau đó tôi có thể đạt được mục đích chính của mình. Nhưng nếu một nhà cung cấp thích “chém gió”, sau đó tôi sẽ chuyển sang nói về các câu chuyện phiếm, và cuối cùng, bạn sẽ thiết lập được một mối quan hệ làm việc lâu dài với các nhà cung cấp của bạn. Vì vậy điều bạn cần có khi giao tiếp là tế nhị và tôn trọng đối tác của mình.