“Trong 2-3 năm đầu đời, có tới 80% các nhà hàng phải đóng cửa ngừng hoạt động, 10% các nhà hàng tồn tại mang tính chất duy trì, chỉ có khoảng 10% nhà hàng thành công đúng nghĩa và tiếp tục phát triển hoặc mở chuỗi”. Vậy đâu là chìa khóa để quản lý nhà hàng hiệu quả?
Quản lý nhân sự
Cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả, cần được dự trên nguyên tắc riêng của từng nhà hàng và có linh hoạt “mềm – cứng”.
Nhân viên cần được phân công công việc đúng vị trí, chuyên môn và được giám sát bởi trưởng nhóm.
- Nhân viên được đào tạo năng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng.
- Chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực, vị trí nhân viên đảm nhận.
- Quản lý, lên lịch làm việc hiệu quả cho nhân viên, giờ cao điểm cần nhiều nhân viên phục vụ và ngược lại.
Người quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng hiệu quả là cần có người đứng đầu. Đa phần tại các nhà hàng hiện nay, người đảm nhận vị trí quản lý là người mở cửa hàng, với những hệ thống hoặc chuỗi nhà hàng lớn mới thuê người quản lý riêng. Một người quản lý nhà hàng trực tiếp quản lý tài sản, tài chính, hàng hóa, nhân viên, tiêu chuẩn phục vụ và giải quyết phát sinh, khiếu nại…
Xem thêm:[Hướng dẫn] 9 Mẹo Chụp Ảnh Món Ăn Bằng Điện Thoại Đẹp, Chuyên Nghiệp, Thu Hút Thực Khách
Khách hàng là thượng đế
Nhà hàng có hoạt động tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào khách hàng
Ai cũng biết hoạt động kinh doanh sống còn của nhà hàng phục thuộc vào khách hàng, không phải nhà hàng nào cũng phục vụ khách tốt nhất. Cách quản lý nhà hàng hiệu quả là đặt chất lượng phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Người quản lý và nhân viên các bộ phận phục vụ cần nắm được tâm lý, nhu cầu mong muốn của khách hàng.
Thông tin phản hồi từ phía khách hàng là căn cứ để nhà hàng cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh chất lượng món ăn, cần chú ý nhiều tới chất lượng phục vụ như thái độ nhân viên, thời gian gọi món…
Quảng cáo truyền miệng
Ngày nay, có rất nhiều cách thức quảng cáo, truyền thông cho một nhà hàng. Tuy nhiên, quảng cáo truyền miệng lại rất hiệu quả và không mất phí, mỗi thực khách đã từng ăn uống ở tại nhà hàng là người trực tiếp quảng cáo, chia sẻ thông tin tới người khác, thông tin được lan truyền nhanh và ở phạm vi rất lớn. Vì thế, nhà hàng hãy tận dụng bằng cách:
- Đầu tư thiết kế nhà hàng đẹp và chất lượng món ăn.
- Lên các chương trình khuyến mại theo combo thực đơn, theo nhóm cho khách hàng người thân, bạn bè hoặc cặp đôi.
Quản lý dòng tiền của nhà hàng
Quan trọng nhất trong việc quản lý nhà hàng là quản lý được dòng tiền vào ra bằng một kế hoạch chi tiết và thực tế, bởi chi phí giữa đầu tư và lợi nhuận thu về có sự chênh lệch rất lớn. Do vậy, trước và trong khi nhà hàng hoạt động, người quản lý phải nắm được từng khoản thu chi mỗi ngày. Quản lý tài chính nhà hàng tránh thất thoát và liên quan trực tiếp tới kế hoạch mở rộng hay thu hẹp trong tương lai.
Xem thêm:8 Tình Huống Xung Đột Với Khách Hàng Mà Phục Vụ Bàn Cần “Thuộc Nằm Lòng” Cách Giải Quyết
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Phần mềm quản lý nhà hàng giúp tăng hiệu suất làm việc gấp nhiều lần so với lao động chân tay
Trong việc quản lý nhà hàng, ứng dụng công nghệ là giải pháp tăng hiệu suất làm việc gấp nhiều lần so với lao động chân tay. Một trong số ứng dụng đó là phần mềm quản lý, mang đến quy trình làm việc chuyên nghiệp, phần mềm quản lý giải quyết công việc nhanh, dễ dàng theo dõi giám sát và có độ chính xác cao.
KiotViet là phần mềm quản lý nhà hàng hỗ trợ người dùng quản lý thông qua máy tính, điện thoại, máy POS cầm tay,… KiotViet được đánh giá là một phần mềm mang đến sự thuận lợi cho người dùng, doanh nghiệp. Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ nhận đơn, chuyển đơn, xuất nhập kho, quản lý thu chi, quản lý dữ liệu khách hàng,…với những thao tác đơn giản, dễ sử dụng.
Một số tính năng nổi bật của phần mềm:
- Nắm bắt số lượng hàng tồn kho thông qua các chỉ số được cập nhập theo từng thời điểm cụ thể.
- Sắp xếp thứ tự thực đơn theo thời gian gọi món của khách hàng.
- Phục vụ khách hàng bằng menu điện tử tích hợp trên iPad, máy tính bảng,…
- Tính năng hỗ trợ thu ngân tính tiền nhanh chóng, chính xác.
- Hỗ trợ quản lý từ xa và đồng bộ hóa dữ liệu trên nhiều thiết bị như: điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
- Báo cáo thống kê chi tiết về tình hình kinh doanh thông qua các biểu đồ cột, biểu đồ tròn,…
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
Một nhà hàng được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều kiện để được nhận giấy phép này là: Đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở vật chất và chất lượng nguyên liệu thực phẩm, sức khỏe người lao động.
- Cơ sở vật chất: Khu vực bếp, ăn uống và vệ sinh, kho thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, thường xuyên lau chùi vệ sinh.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào sạch, tươi ngon được kiểm tra kỹ lưỡng và bảo quản đúng theo quy trình, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm.
- Thức ăn thừa và rác từ nguyên liệu sơ chế phải được xử lý không gây ô nhiễm môi trường.
Nhà hàng, quán ăn là lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh rất lớn. Vì vậy bên cạnh nhiều yếu tố khác thì cách quản lý nhà hàng hiệu quả chính là lợi thế nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong quá trình quản lý hoạt động của nhà hàng, chủ quán hoặc người quản lý cần hết sức sát sao để tránh xảy ra sai sót, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này.