Sang nhượng quán cafe là cụm từ xuất hiện nhan nhản trên các group, diễn đàn kinh doanh. Nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh với số vốn ít ỏi thì việc khởi đầu bằng việc mua lại quán cafe của người khác cũng là một giải pháp tiết kiệm. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp “dở khóc dở cười” khi sang nhượng lại quán, và việc của chủ quán là nắm kỹ những thông tin dưới đây để có cho mình một quyết định sáng suốt nhất.
Sang nhượng quán cafe là gì?
Sang nhượng quán cafe là hình thức kinh doanh nhanh nhất trong các loại hình bởi nó mang đến sự thành công và sẽ tránh được nhiều rủi ro. Hình thức này được đánh giá là khá ưa chuộng do nó có chi phí rẻ. Nó bao gồm tất cả chi phí mặt bằng, trang trí, phong cách lẫn nội thất bàn ghế của quán. Có rất nhiều hợp đồng sang nhượng sẽ bao gồm cả trả phí mặt bằng từ 1-2 tháng, nhưng ngược lại, nhiều hợp đồng lại không bao gồm vấn đề đó.
Do đó, để đi đến thống nhất giữa đôi bên, bạn cần phải thương lượng, trao đổi thêm với chủ quán café để không bị ảnh hưởng quá lớn đến chi phí tổng bỏ ra. Tuy nhiên, không phải cứ sang nhượng quán cafe là mình sẽ kinh doanh thành công. Nó bao gồm rất yếu tố như vị trí của quán, diện tích, menu đồ uống, giá cả của đồ uống,… Vì vậy, bạn đừng chớ mừng vội vì được sang quán với mức giá rẻ! Nhiều khi, sự sang nhượng này đôi khi lại là “lỗ” đối với chính bạn và nhiều người.
Những vấn đề cần lưu ý trước khi lựa chọn quán cafe sang nhượng
Để sang nhượng quán cafe, điều trước tiên, bạn cần làm là nghiên cứu kỹ bài toán chi phí, bao gồm: giá thuê mặt bằng, chi phí nâng cấp, sửa chữa, trang thiết bị cần thiết, lương nhân viên và dự tính thời gian hoàn vốn.
Mỗi ngày thu được lợi nhuận là bao nhiêu sau khi trừ tất cả chi phí. Việc tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm cũng là việc làm cần thiết, khảo sát thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Nếu đã có kế hoạch chi tiết và khoanh vùng được một vài địa điểm tiềm năng, bạn hãy đóng vai là khách hàng của quán cafe đó trước khi có quyết định mua lại quán cafe.
Không nên vội vàng gọi cho chủ quán mà hãy đặt tâm thế là khách vãng lai đến quán cafe để nhìn nhận tình hình kinh doanh của quán đó như thế nào.
Bạn nên ghé thăm quán 1 tuần vài lần vào những khung giờ khác nhau để có nhận xét chính xác nhất.
Sau đó bạn có thể tìm hiểu thông tin của dân cư quanh khu vực này hay thậm chí là ngồi quán nước vỉa hè để hỏi han tình hình hoạt động quán cafe, khu vực này an ninh có đảm bảo hay không?
Đến khi có cái nhìn tổng quát rồi mới quyết định gặp chủ quán cafe để xem họ có phải người thành thật không, nếu có thì bạn mới quyết định hợp tác.
Xem thêm:Đánh giá Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng phổ biến nhất 2023
Kinh nghiệm trả giá khi mua lại quán cafe sang nhượng
Đầu tiên bạn cần nắm rõ lý do vì sao chủ cũ cần sang quán cafe. Sẽ có trăm ngàn lý do được đưa ra như: sang nước ngoài định cư, tìm được việc tốt hơn, …
Vấn đề cần quan tâm tiếp theo chính là giá sang quán cafe. Khi đến giai đoạn cần sang nhượng nghĩa là chủ quán cũ rất khó khăn rồi. Có thể họ không đủ khả năng đóng tiền thuê mặt bằng và duy trì hoạt động kinh doanh như trước.
Tuy nhiên, nhiều chủ cửa hàng lại hét giá trên trời để nếu may mắn gặp được “gà” họ sẽ gỡ gạc lại những khoản thua lỗ trước đó.
Hét giá là việc của họ còn bạn là người mua nên phải trả giá để có lợi cho mình. Lúc này bạn cần phải tính táo, nhìn vào thực tế đồ đạc của quán, liệt kê chi tiết và định giá theo giá thanh lý trên thị trường.
Thủ tục sang nhượng quán cafe
Để sang nhượng quán café thành công, bạn cần phải đảm bảo hoàn thành thủ tục pháp lý các quy định là sang tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật cửa cửa hàng kinh doanh:
- Đối với hộ kinh doanh cá thể: cần thay đổi chủ sở hữu
- Đối với doanh nghiệp: thay đổi người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên góp vốn
Để thay đổi đăng ký kinh doanh thì người chuyển nhượng và nhận sang tên cửa hàng cần thay đổi đăng ký kinh doanh.
a) Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
* Kinh doanh cá thể Theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với những trường hợp kinh doanh cá thể khi sang nhượng cửa hàng, quán sẽ phải làm thay đổi chủ sở hữu đối. Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
- Thông báo thay đổi đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh cá thể.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh cá thể: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Quyết định thay đổi người đại diện hợp pháp của chủ hộ kinh doanh cá thể.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Bản sao công chứng văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu có)
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
* Kinh doanh theo doanh nghiệp: Để nhận sang nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục sang nhượng cửa hàng, làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm:
- Quyết định Chủ sở hữu/ hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông;
- Biên bản họp hội đồng thành viên/ đại hội đồng cổ đông ( đối với loại hình TNHH hai thành viên trở lên và Cổ đông);
- Giấy ĐKKD bản sao có chứng thực;
- Hợp đồng thanh lý;
- Biên bản thanh lý;
- CMND chứng thực của thành viên/ cổ đông liên quan
Xem thêm:Review Top 5 phần mềm quản lý quán trà sữa phổ biến nhất, thành thạo chỉ sau 15 phút
b) Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
Nộp hồ sơ tại bộ phận một của UBND quận/huyện. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng Tài chính Kế hoạch sẽ hoàn tất thủ tục đổi tên người đại diện hợp pháp của Hộ kinh doanh cá thể trên GPKD. Với trường hợp kinh doanh theo dạng doanh nghiệp, sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh (Thay đổi đại diện theo pháp luật) thì nộp đến cơ quan bạn đã đăng ký kinh doanh trước đó. Trước khi đặt bút ký kết hợp đồng sang nhượng mặt bằng quán cafe thì cần kiểm tra thật kỹ các loại giấy tờ pháp lý. Đó là:
- CMND của chủ sở hữu, giấy tờ đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan nhà nước.
- Giấy tờ liên quan tới quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh. Nếu chủ đất thì kiểm tra giấy chứng nhận QSDD, nếu đi thuê thì là hợp đồng thuê mặt bằng….
Luôn luôn phải tìm hiểu người sang nhượng cửa hàng là chủ hay là người thuê rồi sang nhượng lại cửa hàng. Nếu mặt bằng đó là của chính chủ thì có thể an tâm, nhưng nếu chỉ là người đang thuê thì cần xem xét về thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng và những giấy tờ xác nhận rằng chủ của mặt bằng đó cho phép họ sang nhượng lại cho người khác (là bạn) khi không có nhu cầu thuê nữa để tránh những tranh chấp về sau. Nên có biên bản chuyển nhượng hợp đồng sang nhượng mặt bằng kinh doanh.
Yêu cầu chốt số liệu điện, nước và thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan trước khi ký hợp đồng sang nhượng.
Có biên bản yêu cầu chủ mặt bằng cho phép người sang nhượng mặt bằng chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng cho bạn
Không quên tìm hiểu về điều kiện an ninh khu vực cửa hàng cần sang nhượng, quán có đảm bảo trật tự hay đã đừng có xảy ra các vụ việc mất an ninh, tai tiếng hay chưa…?
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet giúp tối ưu hóa hoạt động quản lý và kinh doanh quán cafe
Phần mềm quản lý nhà hàng KiotViet giúp các nhà hàng tạo hóa đơn và thanh toán trong phút mốt.
Chỉ cần sử dụng KiotViet là bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ bán hàng như order món ngay trên máy tính bảng, tạo hóa đơn, tách hóa đơn, đặt hàng, trả hàng, thanh toán, quản lý thu chi,…
Các nghiệp vụ này đều được thực hiện ở 1 màn hình bán hàng real-time, giao diện Tiếng Việt dễ hiểu, dễ dùng, có thể sử dụng trên các thiết bị cố định hay di động như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay.
Bên cạnh đó, KiotViet còn hỗ trợ nhà hàng quản lý hàng hóa thời gian theo thuộc tính, màu sắc, chất liệu,… từ đó người dùng quản lý dễ dàng, sản phẩm được tìm kiếm nhanh chóng.
Hàng tồn kho cũng được phần mềm quản lý đầy đủ thông tin, giảm thiểu tình trạng thất thoát. Mọi thông tin quản lý nhà hàng sẽ đều được kiểm soát chặt chẽ, ngay cả khi quản lý từ xa.
Hiện tại, KiotViet có hỗ trợ dùng thử miễn phí trong 10 ngày, sau đó sẽ yêu cầu trả phí theo tháng tùy theo gói dịch vụ 200.000/tháng, 270.000/tháng và 370.000đ/tháng, tùy từng gói sẽ giới hạn tính năng nhất định.
Bạn muốn đầu tư vào mô hình sang nhượng quán cafe hãy nắm bắt cơ hội tốt. Phòng những rủi ro trong kinh doanh có thể xẩy ra, lên kế hoạch cùng với chiến lược sao cho bài bản nhất để mô hình kinh doanh của bạn mang lại hiệu quả tối ưu nhất có thể.