Song song với các mặt hàng mỹ phẩm, quần áo thì mô hình shop phụ kiện thời trang cũng là mảnh đất màu mỡ đang cần người khai thác. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp với lĩnh vực phụ kiện này, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sắp được giới thiệu trong bài viết dưới đây.
1. Mô hình shop phụ kiện thời trang có đa dạng không?
Khi tìm hiểu về mô hình shop phụ kiện thời trang, nhiều người vẫn nghĩ phạm vi của lĩnh vực này chỉ có quần áo, túi xách, vòng tay, vòng cổ, kính mắt, lắc tay… Suy nghĩ này đúng nhưng chưa đủ.
Các mặt hàng kể trên đều chỉ là các mẫu sản phẩm lớn, mang tính tổng quan. Còn về thực tế, các sản phẩm trong mô hình shop phụ kiện thời trang đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Sở dĩ có điều này vì nó còn phụ thuộc vào tính chất, tệp khách hàng và cả nguồn cung sản phẩm.
Ví dụ, với mặt hàng túi xách, tuỳ vào việc tệp khách hàng của bạn là ai, đặc điểm sản phẩm của bạn là gì, nguồn sỉ của bạn như nào, mô hình shop phụ kiện thời trang của bạn lớn hay nhỏ mà bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn nhập giữa các dòng sản phẩm như: túi xách chính hãng, túi xách cao cấp, túi xách dành cho dân văn phòng – sinh viên, túi xách đi du lịch,…
Ngoài các yếu tố kể trên, sự đa dạng của mô hình shop phụ kiện thời trang còn được ảnh hưởng từ các nhà sỉ, nhà buôn. Bên cạnh những mặt hàng mẫu mã phổ biến, thường các đầu mối sẽ có những sản phẩm độc quyền mang tính cạnh tranh cao.
Vậy nên, việc mô hình shop phụ kiện thời trang đa dạng là điều không có gì để bàn cãi. Điều quan trọng nhất bạn cần phải biết mình muốn bán gì, bán cho ai và đâu là đầu mối tin cậy để bạn nhập hàng.
2. Mô hình shop phụ kiện thời trang có tiềm năng và rủi ro nào?
Một khi đã kinh doanh bất kì một mặt hàng nào, các chủ cửa hàng cần phải phân tích những ưu điểm cũng như những rủi ro có thể gặp phải. Nếu lựa chọn mô hình shop phụ kiện thời trang, sau đây là những tiềm năng và các rủi ro mà bạn có thể gặp phải trong quá trình hoạt động.
2.1 Các tiềm năng
Có một điểm không thể bỏ qua khi kinh doanh mô hình shop phụ kiện thời trang đó chính là việc nhu cầu trong lĩnh vực này rất lớn và gần như không có xu hướng giảm. Sở dĩ có được điều này là bởi thời trang và phụ kiện là hai yếu tố có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Thời trang ngày càng phát triển, ngành phụ kiện càng có thêm nhiều đất diễn.
Không chỉ thế, lý do giúp mô hình shop phụ kiện thời trang xứng đáng trở thành “con cưng” là bởi đáp ứng được hầu hết thị hiếu của khách hàng. Khi mà xu hướng sử dụng những chất liệu thân thiện ngày càng được người tiêu dùng chú ý hơn, ngay lập tức ngành phụ kiện thời trang xuất hiện những sản phẩm handmade giải quyết được tất cả các vấn đề từ thẩm mỹ, giá thành và xu thế.
Bởi vậy, có thể nói mô hình shop phụ kiện thời trang là một trong những lựa chọn đa hình thái mà các chủ cửa hàng có thể lựa chọn cho kế hoạch kinh doanh của mình. Dù tệp khách hàng của bạn hướng đến là ai, kinh doanh phụ kiện đều có thể chuyển mình phục vụ được.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể kết hợp ngành này với kinh doanh thời trang. Vì như đã nói ở trên, thời trang và phụ kiện có mối liên quan mật thiết với nhau. Cứ 10 cửa hàng bán quần áo thì sẽ có khoảng 6 cửa hàng sẽ kết hợp bán phụ kiện.
Và để gia tăng doanh thu và thu được tệp khách hàng chất lượng, mô hình shop phụ kiện thời trang kết hợp bán quần áo là một ý tưởng có tiềm năng cực kỳ lớn.
2.2 Các rủi ro
Bên cạnh những tiềm năng, nhà kinh doanh cũng cần xác định những rủi ro có thể gặp phải, cụ thể như sau:
- Dễ bị tình trạng “ôm hàng”
Điều này đặc biệt dễ xảy ra với những người mới “chập chững” kinh doanh, hoặc những người lần đầu lấn sân sang mô hình shop phụ kiện thời trang. Tâm lý muốn đẩy được hàng đi càng nhanh càng tốt, hoặc bán hàng dựa theo cảm tính (mã này sẽ HOT, mã này sẽ được ưa thích…) mà vô tình quên đi bài toán cung – cầu, xu hướng thị trường. Và khi này, việc bị tồn kho là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Để giải quyết bài toán này không khó, nhưng bắt buộc chủ cửa hàng phải vừa nhanh nhạy về kinh doanh, vừa có sự quan sát kỹ lưỡng từ đó đưa ra những cân nhắc chính xác nhất phù hợp với từng thời điểm. Đôi khi, bạn cũng nên tham khảo từ chính những khách hàng offline của mình để dự tính được khoảng thời gian nào tiềm năng cho từng mã hàng.
- Bị phân tán khách hàng mục tiêu
Lại một rủi ro rất dễ gặp phải khi mở mô hình shop phụ kiện thời trang. Khách hàng là mục tiêu quan trọng mà bất cứ chủ cửa hàng nào cũng muốn có được. Vậy nên, sau khi bắt tay vào kinh doanh, không ít chủ cửa hàng bắt đầu gặp tình trạng “quên” đi khách hàng mục tiêu ban đầu, loãng tệp khách hàng trọng tâm. Một khi điều này diễn, ra, chắc chắn tỷ lệ tiếp cận khách hàng và doanh thu bị ảnh hưởng là câu chuyện dễ hiểu.
- “Đứng núi này trông núi nọ”
Bất cứ một ngành nghề lĩnh vực nào, khi kinh doanh cũng không tránh được những khó khăn, chưa kể với 1 ngành đặc thù cần thời gian “nuôi dưỡng” như mô hình shop phụ kiện thời trang thì việc dễ nản là việc khó có thể tránh khỏi.
Đó là lý do, không ít những chủ cửa hàng khi kinh doanh phụ kiện thời trang đã bỏ cuộc sau 1 khoảng thời gian ngắn. Muốn khắc phục rủi ro này, hãy đảm bảo có sẵn cho mình những phương án, kế hoạch kinh doanh (mở rộng lên các sàn TMĐT, Facebook, Instagram…) từ đó bạn sẽ tìm được cho mình 1 hướng đi đúng đắn thay vì bỏ cuộc rồi lại bắt đầu 1 công việc khác khi mà chưa tìm được các vấn đề từ bản thân mình.
3. Một số mặt hàng phụ kiện thời trang nên kinh doanh hiện nay
Như đã nói ở trên, để lựa chọn được 1 sản phẩm cho mô hình shop phụ kiện thời trang của mình thực sự là câu chuyện khá “đau đầu” bởi lẽ sản phẩm thuộc lĩnh vực này vô cùng đa dạng.
Dưới đây là một số các gợi ý dành cho các chủ cửa hàng đang ấp ủ ý định kinh doanh mô hình shop phụ kiện thời trang.
3.1 Trang sức
Dù ở bất kỳ thời đại nào, phong cách thời trang nào thì trang sức vẫn luôn là một phụ kiện không thể thiếu. Vậy sao bạn không thử kinh doanh mặt hàng này cho mô hình shop phụ kiện thời trang của mình nhỉ?
Hiện nay, các đầu mối sỉ lẻ trang sức phụ kiện rất nhiều. Thậm chí, bạn còn có thể tự sáng tạo, thiết kế ra các sản phẩm theo ý tưởng của mình. Các sản phẩm càng độc đáo, cá tính càng thu hút khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ.
3.2 Giày dép
Đứng sau trang sức thì giày dép cũng là một lựa chọn an toàn và lý tưởng cho mô hình shop phụ kiện thời trang. Ngoài việc nhập các sản phẩm Quảng Châu về bán, bạn có thể tìm hướng đi khác như bán giày dép Việt Nam xuất khẩu, hàng hãng được nhập trực tiếp từ xưởng. Những mặt hàng này đang rất được ưa chuộng vì chất lượng đảm bảo, giá thành phù hợp và có thể đáp ứng được mọi lứa tuổi.
Nhưng có 1 điều cần lưu ý, bạn hãy chọn những nhà buôn uy tín để gây dựng được chữ tín với các khách hàng của mình. Mặt hàng giày dép tệp khách hàng khổng lồ nhưng song song với đó tỷ lệ cạnh tranh cũng cao. Nếu bạn không làm tốt việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, bạn sẽ bị mất khách hàng vào tay các đối thủ của mình.
3.3 Túi xách
Cũng giống như giày dép, túi xách cũng thuộc nhóm sản phẩm có lượng khách hàng cực lớn, và nếu bạn nhanh nhạy, thức thời thì mô hình shop phụ kiện thời trang túi xách không bao giờ lỗi thời cả.
Nhưng mặt hàng này khá đặc thù, bạn cần phải xác định rõ ràng chân dung khách hàng của mình, từ đó lựa chọn các sản phẩm túi xách phù hợp. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, cửa hàng của bạn sẽ sớm có lượng khách hàng trung thành như kỳ vọng.
3.4 Kinh doanh các sản phẩm handmade
Bạn nghĩ thế nào về việc sở hữu một mô hình shop phụ kiện thời trang với các mặt hàng là đồ handmade? Một gợi ý nhỏ là đây chính là xu hướng đang rất được các khách hàng ưa chuộng hiện nay.
Những sản phẩm này thường mang tính riêng biệt, độc đáo và gần như rất khó “đụng hàng”. Điều này lại vô tình phù hợp với mong muốn của đại đa số các khách hàng từ trẻ tuổi cho đến các khách hàng trung niên. Ngoại trừ việc tìm nơi bán sỉ hơi khó so với các mặt hàng khác ra thì tiềm năng của kinh doanh mô hình shop phụ kiện thời trang handmade này được đánh giá là đáng để bạn kỳ vọng.
Có thể nói, kinh doanh mô hình shop phụ kiện thời trang là 1 lĩnh vực tiềm năng với các sản phẩm đa dạng, dễ thu hồi vốn và đặc biệt tệp khách hàng có nhu cầu ngày càng lớn. Vậy nên các nhà kinh doanh nếu đang muốn tìm cho mình ý tưởng hợp thời, đừng bỏ qua mô hình shop phụ kiện thời trang nhé. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu (sapo.vn)