Mở Quán Trà Sữa Nhượng Quyền Cần Bao Nhiêu Vốn Đầu Tư?

Dấn thân vào kinh doanh trà sữa không phải là điều dễ dàng đối với những nhà đầu tư tay ngang, vì vậy một lựa chọn khác mà họ có thể cân nhắc là mua lại nhượng quyền các thương hiệu đã sẵn có trên thị trường cùng với toàn bộ quy trình cũng như hệ thống hoạt động.        

mo-quan-tra-sua-nhuong-quyen

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là gì?

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là mô hình dành cho những ai muốn trở thành đại lý cửa hàng trà sữa của một thương hiệu có tên tuổi trên thị trường và được nhiều người trẻ biết đến. Thông qua hợp đồng kinh doanh, thương hiệu sẽ cho phép đại lý sử dụng thương hiệu của mình để bắt đầu kinh doanh. Với mô hình này, sau một thời gian hoạt động, các đại lý sẽ tự quản lý hạng mục kinh doanh, chương trình khuyến mại và doanh thu cửa hàng. Còn công ty chính chỉ giám sát về chất lượng và dịch vụ sản phẩm tại các đại lý.

Hiện nay, kinh doanh trà sữa nhượng quyền thực sự là lựa chọn thông minh cho những ai muốn bắt đầu kinh doanh bán hàng.

Ưu và nhược điểm khi kinh doanh trà sữa nhượng quyền                    

Ưu điểm

  • Thương hiệu hỗ trợ chọn địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất (thiết bị pha chế), thiết kế không gian quán, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, quảng cáo đến khách hàng, chuyển giao công nghệ và công thức pha chế. 
  • Công thức pha chế trà sữa, quy trình bán hàng, cách lựa chọn nguyên vật liệu,… mà bên nhượng quyền chuyển giao đã được chuẩn hóa sau nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm. Bạn sẽ không phải mất thời gian để tìm tòi, chỉnh sửa, thay đổi khi mở quán trà sữa.
  • Không mất nhiều thời gian xây dựng thương hiệu vì thương hiệu đã có tiếng trên thị trường và được nhiều người biết đến. 
  • Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền giúp cắt giảm chi phí marketing do thương hiệu đã có uy tín trên thị trường, cắt giảm chi phí nghiên cứu sản phẩm do đã có công thức pha chế đồ uống,… 
  • Việc kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận ngay vì thương hiệu đã được nhiều khách hàng biết đến, yêu thích và sử dụng, hạn chế rủi ro khi tự kinh doanh thương hiệu riêng.

Xem thêm:Bỏ túi ngay 5 nguồn chợ đầu mối bán sỉ đồ ăn vặt giá tốt dành cho người mới kinh doanh

mo-quan-tra-sua-nhuong-quyen

Kinh doanh nhượng quyền trà sữa đang trở thành mảnh đất màu mỡ đối với những người muốn khởi nghiệp

Nhược điểm

  • Tất cả các cơ sở đều dùng chung một thương hiệu, trong trường hợp nếu có khủng hoảng thương hiệu về các lý do như vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ nhân viên,… của cơ sở khác thì cơ sở của mình vẫn chịu ảnh hưởng ít nhiều. 
  • Bạn sẽ không có quyền quyết định về phát triển sản phẩm công thức mới, bị hạn chế khả năng sáng tạo trong kinh doanh…vì phải hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nhượng quyền.
  • Cần tuân thủ các quy tắc của bên nhượng quyền theo chỉ dẫn của họ. Trên thực tế, bạn không được làm chủ hoạt động kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền mà chỉ là người sở hữu cơ sở do bạn đầu tư.

Top 10 thương hiệu nhượng quyền trà sữa tốt nhất 2023

1. TocoToco
– Số cửa hàng: 201
– Số tỉnh/thành có mặt: 27/63
– Mức giá trà sữa: 42.000 – 55.000 đồng
– Nhượng quyền: 0,7 – 1,2 tỷ đồng
Toco Toco là một thương hiệu trà sữa Việt có sức ảnh hưởng lớn đối với giới trẻ. Cái tên trà sữa rất thân quen mà thế hệ sinh viên 9x đều biết. Nếu là những người sành ăn, tinh uống, bạn sẽ nhận thấy rằng: loại sữa mà TocoToco dùng để pha chế, đó chẳng phải là sữa tươi, cũng chẳng phải là sữa đặc. Đó là sữa bột nguyên kem vừa thơm, vừa ngậy được nhập khẩu từ những vùng nguyên liệu lớn của thế giới.

2. Mixue
– Số cửa hàng: 600
– Số tỉnh/thành có mặt: 43/63
– Mức giá trà sữa: 25.000 – 40.000 đồng
– Nhượng quyền: Hiện tại Mixue đang có chính sách miễn phí nhượng quyền nhằm hỗ trợ nhà đầu tư phát triển sau dịch. Phí cọc là 70 triệu đồng, phí quản lý 13 triệu/ năm. Tổng máy móc thiết bị làm 246 triệu đồng(máy làm kem, máy làm đá, hệ thống lọc nước, …). Các chi phí xây dựng cơ bản từ 200-300 triệu đồng tùy vào mặt bằng của nhà đầu tư.
Mixue là thương hiệu trà sữa đến từ xứ Đài. Những năm gần đây, Mixue đã phát triển mô hình mới, hệ thống các cửa hàng kem tươi tại Việt Nam. Kem Mixue được đông đảo các bạn trẻ đón nhận và ủng hộ nhờ mức giá bình dân chỉ từ 10k đồng.

3. Nọng
– Số cửa hàng: 150
– Số tỉnh/thành có mặt: 18/63
– Mức giá trà sữa: 20.000 – 30.000 đồng
– Nhượng quyền:
Khoản đầu tư ban đầu được dùng để thiết lập cửa hàng ban đầu. Bao gồm các hạng mục cải tạo, thi công mặt bằng và mua sắm trang bị thiết bị dụng cụ máy móc cho cơ sở. Chi phí này nhằm đảm bảo cửa hàng đáp ứng các yêu cầu cần thiết đối với một cửa hàng đại diện thương hiệu Trà sữa Nọng. Chi phí này khoảng 265 triệu đổ lên và có thể thay đổi tùy theo quy mô cửa hàng.
Chi phí định kỳ gồm phí quản lý và phát triển thương hiệu. Chi phí này gồm 18 triệu/năm và 5% doanh thu mỗi tháng. Khoản phí này sẽ được sử dụng để tiếp tục duy trì hoạt động và phát triển thương hiệu.
Khách hàng mục tiêu mà Nọng hướng đến đối tượng là học sinh, sinh viên. Đây là một nhóm đối tượng đông đảo, có nhu cầu rất lớn cho ăn uống, tụ tập
.

Xem thêm:[Hướng dẫn] 5 kiểu content Tiktok dễ ăn đề xuất dành riêng cho quán cafe, trà sữa

4. Đô Đô
– Số cửa hàng: 43
– Số tỉnh/thành có mặt: 8/63
– Mức giá trà sữa: đồng giá 21.000 đồng
– Nhượng quyền:
Chi phí đầu tư dưới 400 triệu đồng
Tư vấn Set up trọn gói từ A đến Z
Hỗ trợ đào tạo và truyền thông bài bản
Hoàn vốn trong vòng 3 – 5 tháng
Chỉ 1 mức giá 21K bạn đã có thể sở hữu ngay cho mình 1 ly trà sữa full topping bất kì trong menu của Đô Đô rồi. Đô Đô hướng tới các sản phẩm trà sữa đồng giá an toàn, chất lượng, tiết kiệm dành cho mọi người, mọi khẩu vị từ người lớn đến trẻ nhỏ. 

5. Ding Tea
– Số cửa hàng: 174
– Số tỉnh/thành có mặt: 22/63
– Mức giá trà sữa: 32.000 – 47.000 đồng
– Nhượng quyền: 20 000 USD
Nếu bạn là mẫu người yêu thích sự chuyên nghiệp, tinh tế và độc đáo thì hãy chọn Ding Tea. Các thành phần được sử dụng trong Dingtea không chỉ vượt qua được chứng nhận SGS Đài Loan mà họ cũng đã vượt qua 231 bài thử nghiệm chất lượng của SGS Nhật Bản về việc cấp phép nhập khẩu. Dingtea hoàn toàn không sử dụng hương liệu phụ gia để bảo quản.

6. Bobapop
– Số cửa hàng: 150
– Số tỉnh/thành có mặt: 36/63
– Mức giá trà sữa: 25.000 – 40.000 đồng
Đáng chú ý nhất ở thương hiệu trà sữa Việt này là mức độ bao phủ thị trường với sự có mặt ở 36 tỉnh thành. Chỉ mới bước vào thị trường trà sữa từ năm 2013 nhưng thương hiệu này đã có những bước tiến vượt bật khi liên tục khai trương hệ thống cửa hàng mới. Thương hiệu này cũng đang du ngoại ra Đài Loan, Mỹ và Thái Lan…

7. Royaltea

mo-quan-tra-sua-nhuong-quyen (1)

Royal Tea là một ví dụ điển hình cho việc nhượng quyền kinh doanh trà sữa thành công

– Số cửa hàng: hơn 100
– Số tinh/thành có mặt: 35/63
– Mức giá: 23.000 – 59.000 đồng
– Giá nhượng quyền: từ 500 triệu đồng
Royaltea là một thương hiệu trà sữa quen thuộc với nhiều người. Thương hiệu Royaltea ra đời từ năm 2008, đến năm 2011 hoạt động kinh doanh của Royaltea mới phát triển mạnh.

8. Gongcha
– Số cửa hàng: 89
– Số tỉnh/thành có mặt: 19/63
– Mức giá trà sữa: 44.000 – 63.000 đồng
Thương hiệu Gong Cha được công ty TNHH Golden Trust chính thức đưa vào hoạt động tại thị trường Việt Nam từ ngày 11/10/2014. Golden Trust mở cửa hàng Gong Cha đầu tiên tại số 79 Hồ Tùng Mậu, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Gong Cha là tên gọi các loại trà tốt nhất thường được các vị hoàng thân quý tộc ngự dùng. Gong Cha mong muốn phục vụ các loại trà tốt nhất cho thực khách, cũng như chính tên gọi của thương hiệu.

9. The Alley
– Số cửa hàng: 53
– Số tỉnh/thành có mặt: 11/63
– Mức giá trà sữa: 55.000 – 75.000 đồng
Chọn phân khúc thị trung cao cấp hơn các thương hiệu trà sữa khác, The Alley vẫn có những bước phát triển đáng kể trong những năm vừa qua. Hiện tại mức giá nhượng quyền của thương hiệu này khoảng 600 triệu trở lên.

10. Tiger Sugar
– Số cửa hàng: 40
– Số tỉnh/thành có mặt: 3/63
– Mức giá trà sữa: 39.000 – 50.000
Chi phí nhượng quyền trà sữa Tiger Sugar hiện nay chưa có mức chính xác, nếu bạn muốn nhượng quyền với Tiger Sugar hãy liên hệ trực tiếp với Tiger Sugar nhé.

Xem thêm:[Hướng dẫn] 15++ lời khuyên để điều hành nhà hàng nhượng quyền thành công 

Ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet trong quản lý quán trà sữa nhượng quyền

mo-quan-tra-sua-nhuong-quyen (2)

Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet được đông đảo quán trà sữa lựa chọn cho việc kinh doanh

Tìm cho mình một phần mềm quản lý uy tín là công việc đầu tiên một chủ quán trà sữa cần làm nhằm giúp công việc kinh doanh dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên đa số họ đều phân vân không biết nên sử dụng phần mềm nào, lựa chọn ra sao cho hợp lý. Với những ưu điểm đơn giản, dễ dùng , có nhiều tính năng tiện ích được hàng nghìn chủ cửa hàng tin dùng, phần mềm quản lý quán trà sữa KiotViet chính là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn với những tính năng nổi bật như:

  • Quản lý mọi order của khách hàng, ghi rõ lượng đường, đá, thêm topping  ngay dưới mỗi order.
  • In thông tin order trực tiếp từ màn hình thu ngân, dán trực tiếp lên cốc, tránh tối đa sai sót, nhầm lẫn.
  • Tính tiền chính xác, thanh toán nhanh chóng, kết nối với máy in hóa đơn cho phép in hóa đơn ngay lập tức.
  • Quản lý chặt chẽ hàng hóa, định lượng chính xác nguyên vật liệu, hạn chế thất thoát hàng hóa và có thể lên kế hoạch nhập hàng chính xác, tiện lợi.
  • Báo cáo mọi hoạt động bán hàng một cách trực quan, rõ ràng, chi tiết. 
  • Quản lý cửa hàng từ xa, mọi lúc, mọi nơi.

Hiện nay, sức hút của trà sữa tại thị trường Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Đây vẫn là lĩnh vực tiềm năng có thể đầu tư kinh doanh. Vì vậy, đối với những người mới bắt đầu kinh doanh, trà sữa nhượng quyền là một lựa chọn hợp lý và giúp tối ưu chi phí.