Kinh doanh dịch vụ spa, làm đẹp đang nở rộ và có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mỗi ngày, có rất nhiều spa lớn nhỏ khai trương và đi vào hoạt động. Để kiểm soát được hoạt động & chất lượng, Chính phủ đã ra quy định về đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cụ thể. Vậy mở spa nhỏ có cần đăng ký giấy phép? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh spa nhỏ cần những gì?
Xem thêm: Phiên bản phần mềm dành riêng cho Hair Salon, Spa, Nails Mi
1. Giải đáp thắc mắc: “Mở spa nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không?”
Để đảm bảo chất lượng của dịch vụ spa theo quy định & mặt bằng chung cũng như sức khỏe của người sử dụng dịch vụ, mở spa nhỏ vẫn cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/03/2007) thì việc mở tiệm spa nhỏ như để massage mặt, chăm sóc da mặt, hay chăm sóc cơ thể,…vẫn cần đăng ký kinh doanh trước khi đi vào hoạt động chính thức.
2. Mở spa nhỏ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh cá thể) hoặc giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh mô hình spa nhỏ. Trên giấy, bạn ghi đầy đủ thông tin chủ doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, ngành dịch vụ spa và số vốn điều lệ (vốn mở spa mini).
- Nếu chủ kinh doanh spa nhỏ có góp vốn với bạn bè, người thân. Và muốn đứng tên chung trên giấy đăng ký kinh doanh mở spa mini, chủ spa cần liệt kê đầy đủ toàn bộ thông tin chủ sở hữu spa bao gồm: Họ Tên, Tuổi, số CMND (hoặc hộ chiếu), ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ cư trú và chữ ký của các thành viên cùng góp vốn.
- CMND và hộ khẩu cần bản sao công chứng, đính kèm 4 bản trong hồ sơ. Chú ý cần đưa sổ và chứng minh gốc khi làm hồ sơ để được đối chiếu.
- Công chứng bản sao chứng chỉ hành nghề spa và chứng chỉ gốc để đối chiếu xác minh (có ghi rõ các hạng mục được phép hoạt động).
- Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh mô hình spa mini.
3. Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh spa nhỏ
Khi đã chuẩn bị xong giấy tờ cần thiết, các chủ spa cần thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh theo trình tự sau:
Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Xem thêm: Muốn mở spa cần bằng cấp gì?
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Bước 3: Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bước 4: Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Xem thêm: Muốn làm giàu từ kinh doanh spa đừng bỏ qua bài viết này
4. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh là bao nhiêu?
Tất cả các cơ sở kinh doanh spa, làm đẹp đều phải nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh theo mức giá đã niêm yết như sau:
Lệ phí đăng ký kinh doanh là 200.000 đồng /cơ sở/lần đăng ký.
Đối với những trường hợp mất, muốn cấp lại hoặc đổi mới thay đổi, thì phí niêm yết là 100.000 đồng/hồ sơ/lần.
Lời kết: Như vậy, phần mềm quản lý bán hàng KiotViet đã giúp các chủ spa trả lời câu hỏi: “Mở spa nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không? Hi vọng sẽ giúp các chủ spa có phương án chuẩn bị và mở spa một cách thuận lợi nhất.