Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu? Danh sách các mặt hàng cần có trong cửa hàng tạp hóa thu hút khách hàng là gì? Tìm nguồn sỉ hàng tạp hóa như thế nào? Nếu bạn đang chuẩn bị mở tiệm tạp hóa và muốn tìm hiểu những vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết chi tiết sau đây để có câu trả lời nhé.
1. Nguồn hàng cung cấp cho cửa hàng tạp hóa từ đâu?
Trong kinh doanh nguồn hàng luôn là yếu tố đầu vào quan trọng, nhất là đối với các cửa hàng tạp hóa do tính chất đa dạng và phức tạp của hàng hóa. Theo chị Thu, một chủ tạp hoá tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Nguồn hàng quyết định đến chất lượng, giá bán, doanh thu lợi nhuận của toàn bộ cửa hàng. Các chủ cửa hàng luôn cố gắng tìm cho mình các nhà cung cấp hàng tạp hóa giá rẻ, chất lượng”.
Kinh doanh tạp hóa cần tìm được nguồn hàng chất lượng với mức giá hợp lý
Đối với một cửa hàng tạp hóa khi đã có doanh thu ổn định, chỉ cần ngồi ở cửa hàng đã có các nhà phân phối sản phẩm đến chào hàng qua hệ thống tiếp thị. Nhưng khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa thì nguồn hàng luôn là câu hỏi lớn đối với các chủ cửa hàng tạp hóa.
Dưới đây là những chia sẻ của Sapo về nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn trước khi thực hiện quyết định kinh doanh của mình.
Các chủ cửa hàng tạp hóa có thể lấy hàng từ nhiều nhà phân phối, đại lý, nhà buôn nhưng nguồn hàng cung cấp cho cửa hàng tạp hóa có thể phân ra làm 3 nguồn chính như sau:
1.1 Nguồn hàng trực tiếp từ nhà phân phối sản phẩm
Thông qua các nhân viên tiếp thị, những công ty sản xuất hàng tiêu dùng xây dựng một hệ thống phân phối tiếp cận trực tiếp các cửa hàng tạp hóa. Đây là nguồn hàng cung cấp cho cửa hàng tạp hóa đảm bảo nhất về mặt chất lượng và không bị rủi ro hàng giả.
Với nguồn hàng cung cấp cho cửa hàng tạp hóa này, cửa hàng sẽ được phân rõ cụ thể là cửa hàng bán lẻ nhỏ, cửa hàng bán lẻ lớn, cửa hàng bán sỉ nhỏ và cửa hàng bán sỉ lớn tùy theo mức doanh số và quy mô hoạt động của từng cửa hàng.
Từ đó công ty sản xuất có những chương trình tích lũy mua hàng hoặc hỗ trợ bán hàng, trưng bày hàng hóa phù hợp cho từng cửa hàng, từng mức doanh số.
Nhà cung cấp sẽ phân phối hàng trực tiếp đến các shop kinh doanh lớn
Mua hàng thông qua nhà cung cấp trực tiếp từ hệ thống phân phối của công ty giúp cho cửa hàng tạp hóa có nhiều lợi thế về ổn định giá, phục vụ tốt, đảm bảo chất lượng và có trách nhiệm với sản phẩm tại outlet.
Tuy nhiên nếu là cửa hàng tạp hóa lẻ nhỏ, việc cạnh tranh về giá có thể gặp chút khó khăn do doanh số lấy hàng thấp nên ít được ưu đãi các gói khuyến mại từ công ty sản xuất. Do vậy, bạn hãy tham khảo bảng báo giá hàng tạp hóa trước khi quyết định nhập hàng nhé.
- Hàng hóa mỹ phẩm bạn có thể chọn 2 nhà cung cấp Unilever và Phú Thái (P&G). Để liên hệ bạn tìm kiếm thông tin của họ trên Google, sau đó lấy địa chỉ Email, hoặc số điện thoại để liên hệ xin đăng ký làm cửa hàng phân phối trực tiếp.
- Nước ngọt thì có chỉ yếu Pepsi (Pepsi, Sting, 7up, Mirinda, Revive, O Long…) và Coca (Coca, Spite, Nutri, Fanta…). Ngoài ra thêm Number 1 của THP nữa là cũng gần đủ.
- Sữa tươi thì chủ đạo là Vinamilk, TH True Milk và các hãng khác thì theo thị hiếu ở khu vực mà bạn lựa chọn nhập về bán. Bạn cứ mở 1 thời gian là sẽ xuất hiện khách hỏi rồi tùy theo khả năng tài chính mà lấy.
- Dầu ăn thì chủ yếu Calofic (Cái Lân, Simply, Neptune và Meizan) và của bên Tường An cũng có mấy loại; Ngoài ra còn rất nhiều các mặt hàng phụ theo nữa bạn cứ lấy cơ bản và treo biển bán hàng lên tiếp thị các hãng sẽ lần lượt đến nhưng bạn cũng cần lưu ý tránh bị hàng giả.
Nhà phân phối là nguồn cung cấp hàng tạp hóa uy tín, chất lượng
Nguyên tắc khi muốn biết bán tạp hóa lấy hàng ở đâu là luôn so sánh giá cả, chính sách của 3 -5 nhà cung cấp để lựa chọn. Nhân viên kinh doanh có thể báo giá hoặc chính sách chiết khấu chưa hợp lý cho bạn, bạn hãy chủ động liên hệ về văn phòng công ty cung cấp hàng, liên hệ cán bộ quản lý để xác nhận những chính sách tốt nhất.
Nếu bán có hướng bán buôn, khi đi siêu thị, bạn ghi chép lại địa chỉ, số điện thoại nhà sản xuất, nhà phân phối trên bao bì sản phẩm, bánh kẹo, sữa… Bạn gọi trực tiếp đến hãng, hãng sẽ cho bạn số điện thoại của nhà phân phối bán buôn khu vực bạn kinh doanh, để bạn làm việc trực tiếp.
Xem thêm: Mở cửa hàng tạp hoá cần bao nhiêu vốn là đủ?
1.2 Nguồn hàng lấy từ các chợ buôn
Chợ buôn là khu vực tập trung nhiều kho hàng, nhà buôn, nhà phân phối hàng tạp hóa. Ở đây hàng hóa lưu thông theo cách xé nhỏ gói khuyến mại nhằm giúp cho những cửa hàng tạp hóa nhỏ có thể nhập được một lượng hàng vừa đủ với mức giá cạnh tranh.
Vốn là chợ nên việc giá cả hàng hóa ở đây không công khai rõ ràng như khi mua qua hệ thống phân phối của công ty. Mua hàng từ chợ buôn yêu cầu bạn cần có nhiều kinh nghiệm và thông tin về sản phẩm để đảm bảo cửa hàng tạp hóa của bạn lấy được hàng từ nhà cung cấp hàng tạp hóa với mức giá tốt nhất nhằm cạnh tranh với các cửa hàng tạp hóa khác xung quanh.
Vì là các chợ buôn nên có thể sẽ không có bảng báo giá hàng tạp hóa. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi kỹ thông tin về giá cả để tránh gặp phải những vấn đề phát sinh sau này nhé.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng, sản phẩm tại các chợ buôn ít khi có đảm bảo chất lượng do tình trạng trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất vào sản phẩm đủ quy chuẩn của nhà sản xuất
Chợ đồng Xuân là nơi cung cấp một số mặt hàng cho các cửa hàng tạp hóa
Ở miền Bắc, chợ hàng Buồm, chợ đồng Xuân, chợ La Phù, phố Mạc Thị Bưởi, chợ Thổ Tang là những nơi cung cấp nguồn hàng tạp hóa lớn nhất.
Còn ở miền Nam thì chợ Tân Bình, chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Bình Điền là những khu chợ đầu mối lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu bạn chưa biết mở tạp hóa lấy hàng ở đâu thì có thể qua các địa chỉ kể trên tham khảo giá thoải mái, hàng hóa ở đây giá cả rất cạnh tranh, có chất lượng khác nhau nên có thể tham khảo và lựa chọn đầu mối lấy hàng tạp hóa giá rẻ nhất và không cần phải lấy hàng ở duy nhất một chỗ.
1.3 Nguồn hàng từ các đại lý sỉ, các cửa hàng lẻ lớn
Với mức nhập hàng ít, bạn có thể coi lựa chọn nhập hàng từ các đại lý sỉ, các cửa hàng lẻ lớn là một lựa chọn không tồi cho nguồn hàng cung cấp cho cửa hàng tạp hóa. Thông thường các đại lý có giá bán tương đối đảm bảo cho các cửa hàng tạp hóa trong khu vực đủ an toàn để cạnh tranh trong mức giá chênh lệch nhau từ 1.000đ đến 2.000đ cho mỗi sản phẩm.
Các đại lý cũng có thể có bảng báo giá hàng tạp hóa nên bạn hãy hỏi họ trước. Các cửa hàng đại lý sỉ này thường đa dạng về mặt hàng, có sự tương đồng lớn với cửa hàng tạp hóa, nói chính xác hơn, họ chính là các cửa hàng tạp hóa lớn về mặt quy mô và doanh số.
Các siêu thị bán buôn này cung cấp lượng hàng hóa chất lượng tốt, giá cả hợp lý và lượng hàng hóa dồi dào, đa dạng.Tuy nhiên khi lấy hàng ở đây, bạn phải chấp nhận rằng sẽ thu lời ít hơn so với việc nhập hàng từ bên khác nhưng bù lại chất lượng hàng tốt sẽ giữ chân được khách hàng trung thành tin cậy sử dụng sản phẩm của bạn. Bên cạnh đó, những siêu thị bán buôn này còn cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa về tận cửa hàng cho bạn, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển
Có một cách lấy hàng tạp hóa giá sỉ khác được nhiều shop áp dụng, đó là vào các siêu thị lớn như BigC, Metro… và kiểm tra thông tin nhà sản xuất trên bao bì các mặt hàng bày bán. Sau đó lưu lại thông tin và liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hàng tạp hóa này để lấy hàng.
1.4 Nhập hàng từ nước ngoài
Hiện nay, có một bộ phận khách hàng không nhỏ ưa chuộng hàng nhập khẩu. Việc tìm kiếm thêm nguồn hàng nhập khẩu cũng là một lựa chọn khá hay giúp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như đa dạng hơn hàng hóa của cửa hàng.
Bên cạnh đó việc nhập hàng từ nước ngoài còn gặp những rào cản về ngôn ngữ, khó kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi nhập, phí vận chuyển quốc tế cao, việc hoàn/trả hàng khi chưa đúng yêu cầu mong muốn là vô cùng khó khăn. Hơn nữa, hiện nay vấn đề giao dịch tài chính qua mạng vẫn còn tồn tại nhiều nguy hiểm, chưa thực sự đảm bảo an toàn vì vậy việc nhập nguồn hàng từ nước ngoài cũng mang lại những rủi nhất định. Nếu bạn tìm hiểu kĩ và khéo léo, cẩn trọng trong từng khâu thì có lẽ nguồn hàng này cũng là một sự lựa chọn không tồi khi bạn không biết nhập nguồn hàng ở đâu.
Bạn có thể lấy hàng trực tiếp qua người thân, bạn bè ở nước ngoài hoặc qua các kênh trung gian, đặt hàng trực tuyến như Ebay, Amazon (Mỹ), Alibaba (Trung Quốc) hay Gmarket (Hàn Quốc),…
1.5 Nguồn hàng từ mạng xã hội FaceBook, Zalo, Tik Tok
Công nghệ ngày càng phát triển, việc lấy nguồn hàng từ các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tik Tok trở nên phổ biến. Nguồn hàng ở đây khá là phong phú, đa dạng, đặc biệt là theo trend rất nhanh, phục vụ ngay được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Trên các trang mạng xã hội thường có những fanpage, hội nhóm dành riêng cho người bán hàng, tại đây bạn có thể tìm kiếm các nguồn sỉ hàng cho cửa hàng tạp hoá của mình. Khi tham gia vào những hội nhóm này, bạn sẽ đọc được những bài giới thiệu, review những địa chỉ, nguồn nhập hàng uy tín để tham khảo và lựa chọn những nguồn hàng dễ dàng.
2. Một số lưu ý khi lựa chọn nguồn hàng tạp hóa
2.1. Kiểm tra hàng hóa cẩn thận
Điểm đáng lo ngại nhất khi nhập hàng cho cửa hàng tạp hóa là hàng nhái, hàng giả trà trộn với hàng thật. Bạn có thể khắc phục bằng cách lựa chọn nơi mua hàng, các nhà cung cấp hàng tạp hóa uy tín, kiểm tra hàng nguyên đai nguyên kiện đối với các thùng hàng hoặc có sự so sánh bao bì mẫu mã chi tiết đối với các sản phẩm.
Ngoài ra, bạn cần quan tâm tới hạn sử dụng của sản phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng thực phẩm. Khách hàng không thích và sẽ thường không lấy các sản phẩm rách, móp méo, mờ hạn sử dụng nên những yếu tố này cũng cần được kiểm tra cẩn thận trước khi nhập hàng.
Tìm nguồn hàng tạp hóa chất lượng phải kiểm tra cẩn thận
2.2. Làm việc với các đối tác uy tín
Uy tín của nguồn cung cấp hàng cho cửa hàng tạp hóa cũng là một yếu tố cần xem xét. Với những đại lý uy tín, bạn sẽ tránh được việc bị gian lận khi mua sản phẩm, ngoài ra chính các đại lý này còn có thể giúp bạn đánh giá thị trường trong khu vực nhằm mua các sản phẩm phù hợp nhất với người dân sống trong khu vực và cung cấp cho bạn bảng báo giá hàng tạp hóa đầy đủ, chi tiết.
2.3. Kiểm tra và lưu giữ hóa đơn
Kiểm tra hóa đơn từ nhà cung cấp hàng tạp hóa để đảm bảo bạn đã nhập đủ hàng, đủ chủng loại hàng và số lượng hàng hóa theo như yêu cầu. Lưu giữ hóa đơn giúp bạn có thể theo dõi về doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng tạp hóa, bên cạnh đó còn là cơ sở để bạn điều chỉnh lượng nhập hàng lần tiếp theo, cũng như nắm được mức giá của sản phẩm, nhất là khi khai trương cửa hàng tạp hóa.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công
3. Danh sách các mặt hàng trong cửa hàng tạp hóa
Các cửa hàng tạp hóa thường có 3 nhóm sản phẩm chính là nhóm thực phẩm khô (thực phẩm công nghệ), nhóm hóa mỹ phẩm và nhóm giấy băng bỉm. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của khu vựa, các cửa hàng tạp hóa bán thêm những sản phẩm phi thực phẩm cá nhân hoặc gia dụng như dao cạo râu, bấm móng tay, cốc, chén, bát, đũa, thìa… như một cửa hàng tiện ích.
3.1. Hàng tiêu dùng nhanh
Đây là sản phẩm bán chủ yếu trong cửa hàng tạp hóa do nhu cầu lớn, sử dụng nhanh, chiếm tỉ trọng 70% đến 75% lượng hàng có trong cửa hàng tạp hóa.
Đây là nhóm hàng không thể thiếu của mở cửa hàng tạp hóa, nhưng đa phần đều là đồ có thể bán lẻ, giá trị nhỏ và không yêu cầu cao về bảo quản. Bao gồm:
- Đồ uống: Bia, rượu, nước ngọt, sữa nước và sữa bột, các loại trà (túi lọc, trà hòa tan, trà khô,…)
- Đồ ăn: Bánh, kẹo, snack các loại.
- Đồ khô: Mỳ ăn liền, bánh đa, miến, nguyên liệu khô (mộc nhĩ, hành, tỏi,…), thực phẩm khô (thịt bò khô, cá khô, củ cải sấy,…)
- Đồ hộp: Thực phẩm đóng hộp như pate, xúc xích, thịt xay,…
- Gia vị: Bột canh, bột nêm, mì chính, nước mắm, xì dầu,…
- Lương thực: gạo, khoai mì, ngô,…
Ngoài những nhóm thực phẩm này bạn có thể nhập cả đồ tươi về bán, tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề bảo quản. Bên cạnh đó, một số thức uống giải khát cũng nên để trong tủ lạnh, phục vụ nhu cầu của khách hàng trong ngày nắng nóng.
>>> Giải pháp quản lý xuất, nhập kho hoàn hảo bằng phần mềm
3.2. Hàng hóa mỹ phẩm
Đây là những sản phẩm có giá trị cao, hạn sử dụng xa, thời gian quay vòng mua hàng lâu. Tuy vậy hàng hóa mỹ phẩm là những sản phẩm không thể thiếu trong cửa hàng tạp hóa.
Một số mặt hàng mỹ phẩm cần được nhập về để phục vụ nhu cầu sử dụng của con người khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa đó là: sữa tắm, dầu gội đầu, dầu xả, nước xả vải, nước lau nhà… Bên cạnh đó là một số loại mỹ phẩm cho da mặt, cho tóc như sữa rửa mặt, nước tẩy trang, dưỡng tóc…
Các mặt hàng này thông thường có hạn sử dụng khá dài tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình bạn cũng nên kiểm tra kỹ trước khi nhập về. Ngoài ra, bạn nên nhập hàng của nhiều thương hiệu, nhà cung cấp hàng tạp hóa khác nhau để phục vụ khách mua hàng, giúp họ lựa chọn được sản phẩm hợp với họ nhất.
Hóa mỹ phẩm là nhóm nguồn hàng mà tạp hóa không nên bỏ qua
3.3. Nhóm hàng giấy băng bỉm
Bỉm tã em bé rất đa dạng mẫu mã, thương hiệu như Merries, Huggies, Bobby… Trên thị trường cũng có nhiều thương hiêu về giấy như Hà Nội, Sài Gòn, Watersilk, Emos,… Băng vệ sinh bạn nên nhập hàng của các nhãn hàng như Diana, Kotex, Laurier, Amkey Cool Gurls,… Bạn nên nhập mỗi thứ một ít để nguồn hàng được đa dạng, giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi đến mua tại cửa hàng của bạn.
Giai đoạn đầu chỉ nên nhập mỗi thứ một ít rồi điều chỉnh dần lượng hàng khi đã nhận biết được xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Để xác định cần phải nhập dòng hàng cao cấp hay bình dân bạn hãy tìm hiểu về thói quen của nhóm khách hàng trong khu vực. Sau một thời gian bán cần kiểm tra lại số lượng hàng hoá để xác định được dòng hàng nào được ưa chuộng nhất để dễ dàng nhập hàng đợt sau tránh tồn kho không đáng có
3.4 Kinh doanh thẻ cào điện thoại
Tuy không phải là mặt hàng giúp bạn thu được nhiều lợi nhuận những nó lại giúp bạn thu hút được một lượng khách đông đảo ghé thăm cửa hàng mình. Trong điều kiện hiện nay, 2 dòng thẻ mệnh giá 50 và 100 được bán chạy nhất tuy nhiên, cũng nên nhập loại thẻ 20 để phục vụ những đối tượng học sinh, sinh viên nhé.
3.5. Đồ dùng văn phòng phẩm
Nếu bạn cửa hàng bạn ở gần khu trường học thì những mặt hàng là đồ dùng văn phòng phẩm là không thể thiếu. Các sản phẩm bao gồm: vở, sổ, bút, thước… là những mặt hàng bán chạy nhất mà bạn nên nhập về bán.
3.6. Các sản phẩm khác
Trong một cửa hàng tạp hóa luôn cần có những sản phẩm nhỏ và thiết thực với đời sống như dao cạo râu, bấm móng tay, khăn mặt… Đây là những sản phẩm có vòng đời quay vòng chậm nhưng khó có thể thiếu trong một cửa hàng tạp hóa.
Với những góp ý này từ chúng tôi mong rằng bạn có thêm kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, sẽ lựa chọn được nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa, nhà cung cấp hàng tạp hóa phù hợp, nắm rõ bảng báo giá hàng tạp hóa để phát triển công việc kinh doanh của mình hơn nữa.
Khó khăn nào thường gặp phải khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa?
Xem ngay: Giải pháp miễn phí giúp khắc phục khó khăn khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa