Việc lựa chọn khởi nghiệp mặt hàng giày made in viet nam hay hàng Trung Quốc luôn là câu hỏi lớn của nhiều bạn trẻ đang có ý định kinh doanh. Để có được sự lựa chọn đúng đắn, điều cần thiết là bạn phải nắm bắt được thị trường và xu hướng người tiêu dùng. Trong phạm vi bài viết này, Bizweb sẽ phân tích cho bạn những lợi thế cạnh tranh của giày made in viet nam so với hàng Trung Quốc để bạn có cơ sở cân nhắc trước khi bắt tay vào kinh doanh lĩnh vực này.
Giày dép Trung Quốc chứa chất độc hại vẫn còn là nghi vấn?
Nên kinh doanh giày made in viet nam hay hàng Trung Quốc?
Tại một số nước trên thế giới như Ý, Pháp, Mỹ, giày dép độc hại gây dị ứng và có thể gây ung thư từ Trung Quốc đã được xác nhận và bị thu hồi, cấm lưu hành, điều này xảy ra ngay cả đối với những sản phẩm cao cấp.
Thời gian vài năm gần đây, tại Việt Nam cũng xảy ra một loạt các vụ bê bối về thông tin giày dép Trung Quốc chứa chất độc hại. Những thông tin này được truyền tai nhau khiến dư luận xôn xao và tại Việt Nam vẫn chưa có lời xác minh cụ thể nào. Tuy nhiên, đây đều là những lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng khi tham mua sản phẩm Trung Quốc giá rẻ. Đối với người bán hàng cũng vậy. Không nên nhắm mắt nhập bán những loại giày dép Trung Quốc kém chất lượng và không an toàn, gián tiếp lan truyền tiêu cực vào thị trường. Trong khi người tiêu dùng hoang mang về những luồng thông tin có những bằng chứng đáng để nghi ngờ, người kinh doanh giày dép Trung Quốc cũng “dở khóc dở cười” khi hàng thì đã nhập về mà không ai dám mua.
Theo cảnh báo từ các chuyên gia thì giày dép Trung Quốc do nhắm đến mục đích giá thành rẻ nên thường tận dụng những nguyên liệu tái chế, khả năng chứa nhiều tạp chất dễ gây dị ứng là chuyện bình thường, đồng thời độ bền cũng ít được quan tâm tới.
Tâm lý người tiêu dùng thay đổi tích cực
Nên kinh doanh giày dép Made in Việt Nam hay hàng Trung Quốc?
Trước đây đã từng có thời kỳ hầu hết tất cả hàng tiêu dùng, từ cây kim sợi chỉ, Việt Nam cũng phải nhập từ bên Trung Quốc. Một trong số đó, giày dép Trung Quốc du nhập vào và gần như chiếm toàn bộ thị trường tại Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước thời đó còn non yếu, cũng chưa có đường lối rõ ràng để chú trọng tạo ra cho mình sức cạnh tranh về cả mẫu mã và giá cả. Người tiêu dùng dường như theo thói quen thường ngày không những không có thành kiến gì về giày dép Trung Quốc mà trái lại, những sản phẩm giày dép giá rẻ đó còn trở thành những lựa chọn hàng đầu mỗi khi họ có nhu cầu.
Kể từ khi nghi vấn giày dép Trung Quốc chứa chất độc hại, chất gây ung thư trở thành những làn sóng mạnh mẽ làm lung lay tâm lý của phần lớn người tiêu dùng. Từ việc nghi ngờ chỉ là những thông tin đồn nhảm, nhiều người đã tự tay thử nghiệm cắt ngang sản phẩm trong diện tình nghi để được “tận mục sở thị”. Và kết quả được chia sẻ trên các trang báo, trang mạng xã hội tạo nên trào lưu tẩy chay hàng Trung Quốc và phát động phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.
Động lực cho các doanh nghiệp khẳng định thương hiệu Made in Việt Nam
Tâm lý người tiêu dùng ngày càng hướng theo mục tiêu chung cũng là một trong những động lực để tạo nên những dấu hiệu đáng mừng cho các sản phẩm giày made in viet nam , đặc biệt là thị trường giày dép. Nhận ra tầm quan trọng của việc tận dụng nhân công sẵn có, mẫu mã giày made in viet nam ngày càng được đầu tư thiết kế đa dạng, cập nhật xu hướng thời trang mới và chú tâm đến công tác xây dựng thương hiệu. Đồng thời, tận dụng mọi cơ hội, các doanh nghiệp giày made in viet nam liên tục đưa ra những sản phẩm mới với mẫu mã đa dạng và chất lượng ngày càng cạnh tranh hơn.
Bên cạnh những doanh nghiệp giày made in viet nam gia công chuyên nhận đặt hàng xuất khẩu hoặc đã có nền móng khá vững chắc như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình… đã xuất hiện ngày càng nhiều những doanh nghiệp tự thân đi lên từ thương mại, tức là tự xây dựng cho mình thương hiệu và làm chủ tất cả từ khâu thiết kế, mẫu mã cho tới sản xuất, bán hàng như Evashoes là một ví dụ điển hình. Những thương hiệu này với sự khát khao và nhạy bén mang đến thương hiệu giày made in viet nam chính hiệu dành riêng cho người Việt, đóng góp công sức để tạo nên sức cạnh tranh lớn đối với các đối thủ khác, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Điều đó không chỉ thể hiện ở việc đa dạng, phong phú mẫu mã, mà giá cả cũng được định mức phù hợp với đại đa số người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp luôn quan tâm và cải thiện trải nghiệm của người dùng. Ví dụ như Evashoes đã hướng đến một hình ảnh cho thương hiệu sản phẩm của mình đó là giày an toàn. Thấu hiểu được những hạn chế hay điểm bất cập trong việc sử dụng giày của người tiêu dùng, đặc biệt là giày cao gót, Evashoes đã nghiên cứu kĩ lưỡng để lựa chọn nguyên liệu thích hợp giúp thấm mồ hôi, nâng cao độ êm ái và đặc biệt là độ bền cao và thuận tiện khi sử dụng. Từ đó, làm cho người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng và an tâm hơn khi lựa chọn giày made in viet nam . Xem thêm:Học hỏi cách xây dựng thương hiệu của bà chủ Evashoes
Đề phòng hàng Trung Quốc “đội lốt” Made in Việt Nam
Sau hàng loạt những “cú sốc” bóc mẽ chất lượng giày Trung Quốc, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng quay lưng lại nên lợi dụng niềm tin của họ vào hàng giày made in viet nam , hàng Trung Quốc đã thực hiện những “mưu hèn, kế bẩn” ngày càng tinh vi để có thể trà trộn đóng vai hàng Made in Việt Nam. Và ngay cả người bán hàng cũng khó có thể nhận biết. Cũng có không ít người kinh doanh vì lợi nhuận mà cố tình lừa dối khách hàng mà không lường trước được hậu quả lâu dài. Trong khi chúng ta đã mất rất nhiều thời gian và công sức để khẳng định thương hiệu giày made in viet nam thì chính những việc làm “con sâu làm rầu nồi canh” này sẽ làm lũng đoạn thị trường, tự đặt ra những hoài nghi cho người tiêu dùng, đi ngược lại với lợi ích của toàn thể lĩnh vực giày da nói chung. Vì thế, bạn cần nhớ rằng: Trong kinh doanh, chưa cần nói đến lợi nhuận, chữ TÍN và chữ TÂM cần phải được đặt lên hàng đầu! Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh cửa hàng giày online cho bạn có máu kinh doanh