Khu vực bếp nhà hàng được ví như một dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục mỗi ngày. Nếu không có cách thiết kế khoa học rất có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như chất lượng món ăn. Hãy ghi nhớ những quy tắc thiết kế bếp nhà hàng dưới đây để vận hành hoạt động kinh doanh hiệu quả bạn nhé.
Cách thiết kế bếp nhà hàng khoa học và an toàn
1. Những lưu ý khi thiết kế bếp nhà hàng
Tùy vào từng mô hình nhà hàng mà sẽ có sự thay đổi về bố cục không gian bếp. Nhưng những nguyên lý dưới đây luôn cần thiết để khu vực bếp thêm an toàn, vệ sinh và hoạt động hiệu quả. Cùng điểm qua 5 lưu ý quan trọng khi thiết kế không gian bếp nhà hàng, nên áp dụng vào thực tế nhé.
1.1 Không gian thiết kế bếp nhà hàng
Không gian bếp có tác động quan trọng tới hiệu suất làm việc của toàn bộ khu vực này. Chính vì thế diện tích mặt bằng bếp, độ cao trần cần phù hợp sao cho thuận tiện đi lại, thông thoáng và đủ chỗ sắp xếp dụng cụ.
Trước khi tính toán không gian, bạn cần xác định rõ món chính của nhà hàng là gì để trang bị máy móc, dụng cụ phù hợp. Đồng thời lên kế hoạch sử dụng bao nhiêu nhân viên trong khu vực chế biến, thiết kế diện tích bếp tương ứng, thuận tiện cho họ làm việc và đi lại.
Thiết kế bếp nhà hàng với không gian phù hợp
Đọc thêm: Bếp mở (Show Kitchen) là gì? Có nên áp dụng mô hình bếp mở vào kinh doanh nhà hàng không?
1.2 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong mỗi gian bếp, đặc biệt là bếp nhà hàng. Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng trắng để giúp nhân viên dễ dàng đánh giá chất lượng món ăn, nước dùng qua màu sắc hoặc hình dạng. Nếu không thể trang bị ô thoáng hấp thụ ánh sáng mặt trời, bạn có thể lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng lớn giúp tăng tính an toàn trong môi trường sử dụng nhiều dao kéo, tiếp xúc trực tiếp với lửa như khu vực bếp.
Đọc thêm: Thiết kế nhà hàng đẹp không hề khó nếu bạn nắm vững những kinh nghiệm sau đây
1.3 Hệ thống Gas nhà hàng
Khi thiết kế bếp nhà hàng, bạn cần đặc biệt chú ý tới hệ thống Gas nhà hàng, đảm bảo vỏ ống dẫn làm bằng chất liệu chịu nhiệt tốt, độ bền cao, tránh rò rỉ gas trong quá trình sử dụng. Ngoài ra hệ thống này cần được lắp đặt khoa học sao cho đảm bảo an toàn chống cháy nổ, có nhân viên kiểm tra định kỳ, tránh các sự cố đáng tiếc.
Thiết kế bếp nhà hàng với hệ thống gas an toàn và khoa học
1.4 Hệ thống thông gió
Một hệ thống thông gió tốt sẽ giúp giảm thiểu cháy nổ, giảm nhiệt độ tại khu vực chế biến, nhân viên tại đây có không gian làm việc thoải mái hơn. Trong các bản thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, hệ thống thông gió thường được lắp đặt phía trên cao, đối diện với khu vực bếp, có khoảng cách lớn so với khu vực để nguyên vật liệu để khói bụi, mùi thức ăn không ám vào.
Nếu sử dụng ô thoáng trong khu vực bếp thì cần thiết kế thêm mái che, cần gạt,… tránh mưa, nắng hắt trực tiếp vào không gian bên trong.
Đọc thêm: Các trang thiết bị bếp nhà hàng, khách sạn nhất định phải có khi kinh doanh
1.5 Thiết kế bếp nhà hàng với bố cục hợp lý
Sắp xếp bố cục trong khâu thiết kế bếp nhà hàng là cả một nghệ thuật bởi nếu làm tốt, bạn có thể giúp nhân viên tiết kiệm thời gian chế biến, tăng năng suất làm việc.
Theo kinh nghiệm của những nhà hàng nổi tiếng, khu vực sơ chế thường đặt giữa kho nguyên vật liệu, tủ đông và bếp nấu nướng. Như vậy nhân viên tại đây sẽ không phải đi lại quá nhiều, chỉ cần làm lần lượt theo trình tự là đã có thể tạo ra một quy trình khép kín.
Thiết kế bếp nhà hàng với bố cục hợp lý giúp tăng năng suất làm việc
2. Nguyên lý thiết kế sơ đồ bếp nhà hàng
Mỗi khu vực trong bếp nhà hàng đều cần được thiết kế theo nguyên lý riêng biệt. Chỉ như vậy mới có thể tối ưu từng mắt xích trong quy trình vận hành bếp, giúp đảm bảo an toàn và tăng năng suất làm việc. Dưới đây là toàn bộ các nguyên tắc cơ bản giúp bạn có bản thiết kế sơ đồ bếp nhà hàng tối ưu.
2.1 Khu sơ chế thực phẩm
Khu sơ chế thực phẩm là nơi gọt, rửa nguyên vật liệu, loại bỏ rác bẩn giúp nguyên vật liệu tươi sạch, sẵn sàng đi vào gia công và chế biến. Chính vì thế tại đây cần được trang bị các chậu rửa lớn, tích hợp giá nan để công đoạn này nhanh gọn hơn. Nhiều nhà hàng còn lắp đặt thêm các gờ nhỏ xung quanh mặt bồn rửa để ngăn nước tràn xuống đất, gây mất vệ sinh là ảnh hưởng tới an toàn lao động.
Thiết kế bếp nhà hàng với khu vực sơ chế thực phẩm sạch sẽ
2.2 Khu gia công thực phẩm
Gia công thực phẩm là công đoạn thứ hai trong quy trình vận hành bếp đòi hỏi sự tham gia của nhiều vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, xiên… để thái, băm, chặt, xay nguyên vật liệu. Chính vì thế khu vực này cần có diện tích lớn, nhân viên thoải mái thao tác mà không lo va chạm, làm xây xước người xung quanh.
Khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, nhiều chủ đầu tư ưu tiên đặt khu vực gia công ở giữa khu sơ chế và nấu nướng để quy trình liền mạch hơn, tiết kiệm thời gian đáng kể.
2.3 Khu chế biến thực phẩm
Đây là khu vực quan trọng nhất quyết định chất lượng, hương vị thành phẩm nên luôn được thiết kế ưu tiên cả về diện tích và không gian. Bếp nấu nướng thường được đặt ở nơi thoáng mát, gần khu gia công, thuận tiện cho quá trình lấy đồ.
Vì ở đây thường có nhiệt độ cao, nhiều khói nên các chủ đầu tư thường lắp đặt hệ thống hút mùi, hút khói ngay bên trên. Đảm bảo không gian thoải mái, dễ chịu cho đầu bếp trổ tài nấu nướng, các món ăn cũng vì thế không bị ám mùi của nhau.
Thiết kế bếp nhà hàng với khu vực chế biến món ăn thông thoáng và an toàn
2.4 Khu chia soạn thức ăn
Đây là nơi tiếp nhận các nguyên vật liệu đã được chế biến để phân chia thành từng món, trình bày sao cho đẹp mắt trước khi đưa ra phục vụ khách hàng. Vì thời gian chia soạn thường diễn ra khá nhanh nên khu vực này không cần có diện tích quá lớn, chỉ cần một mặt bàn rộng là đã có thể thao tác dễ dàng.
Để thuận tiện cho nhân viên phục vụ lấy đồ, khu vực này thường được thiết kế có một mặt thoáng, nhìn ra khu vực khách ngồi. Hoặc ít nhất gần cửa ra vào, trang bị quầy bar và băng chuyền đẩy thức ăn.
Đọc thêm: Kỹ thuật trang trí món ăn đẹp và hấp dẫn như đầu bếp chuyên nghiệp
2.5 Khu thu hồi rửa bát
Toàn bộ bát đũa, dụng cụ ăn uống sau khi khách hàng dùng xong sẽ được tập kết về khu vực này để rửa sạch, diệt khuẩn, sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo. Vì số lượng bát đũa thường khá lớn nên cần được trang bị nhiều bồn rửa, hoặc các máy rửa bát dung tích lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ.
Khi thiết kế bếp nhà hàng đẹp cần chú ý đặt khu vực thu hồi, rửa bát ở nơi gần trung tâm, tiện lợi cho cả đội chế biến và phục vụ lấy bát đũa, dao kéo.
Thiết kế bếp nhà hàng với khu rửa bát đũa rộng rãi, thoải mái
Cách bố trí bếp nhà hàng phổ biến hiện nay là theo quy tắc một chiều, tạo thành quy trình khép kín giúp quá trình vận hành bếp diễn ra trơn tru hơn. Nhờ đó tốc độ phục vụ nhanh hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng món ăn và an toàn vệ sinh, phòng ngừa cháy nổ.
Đọc thêm: Cách quản lý bếp nhà hàng tăng hiệu suất công việc
Trên đây là những lời khuyên bổ ích khi thiết kế bếp nhà hàng. Nếu có thể hãy tuân thủ toàn bổ những nguyên tắc này để thấy sự thay đổi rõ rệt trong hiệu suất chế biến, phục vụ nhé. Chúc nhà hàng của bạn có một gian bếp an toàn, vệ sinh và hoạt động hiệu quả.