Menu nhà hàng tuy nhỏ bé nhưng lại là thứ tiếp xúc với khách hàng đầu tiên ngay khi bước vào quán. Chính vì thế thực đơn cần được chuẩn bị thật kỹ lưỡng để tạo cảm giác thoải mái, khuyến khích khách hàng gọi thêm.
Sau đây là những nguyên tắc xây dựng thực đơn nhà hàng cực chuẩn cho bạn tham khảo vào áp dụng ngay vào quán của mình.
1. Menu là gì? Các loại menu nhà hàng phổ biến?
Menu là danh sách những món nhà hàng có thể phục vụ trong bữa ăn của khách hàng, cung cấp cho khách hàng gợi ý chọn lựa và kèm theo mức giá tương ứng. Hiện nay có các loại menu phổ biến sau:
1.1 Thực đơn nhà hàng tự chọn
Đây là loại thực đơn cho phép khách hàng thoải mái chọn lựa món ăn, không giới hạn số lượng trong một mức giá trả trước. Ở Việt Nam thì gọi đây là hình thức buffet, phù hợp với khách hàng muốn trải nghiệm nhiều món ăn khác nhau của nhà hàng, hoặc khách hàng có khả năng tiêu thụ lượng lớn thực phẩm.
Các nguyên tắc xây dựng thực đơn nhà hàng đúng chuẩn
1.2 Thực đơn nhà hàng gọi món
Thực đơn này cung cấp cho khách hàng thông tin món ăn cùng mức giá tương ứng. Tuy nhiên thực khách cũng được phép yêu cầu đặt món theo số người tại bàn, nhà hàng có trách nhiệm chế biến sao cho phù hợp và đưa ra mức giá hợp lý.
1.3 Menu nhà hàng theo bữa
Thực đơn theo bữa sẽ cung cấp các món ăn phù hợp để sử dụng cho nhiều người, dành cho bữa trưa hoặc bữa tối. Khách hàng chỉ cần chọn theo combo là đã có ngay một mâm cơm vừa ý cho mình. Giá trên menu cũng được đặt theo bữa để khách hàng có thể dễ chọn lựa và so sánh giữa các gợi ý.
2. Quy trình lên menu nhà hàng
Bước 1: Lựa chọn món ăn và đồ uống
Đây là bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của khách hàng có tới quán của bạn hay không. Những món ăn được chọn không những phù hợp với khẩu vị khách hàng mục tiêu, chúng còn cần có giá cả phù hợp.
Nguồn nguyên liệu dồi dào, tươi ngon hoặc nếu nguyên liệu quý hiếm thì bạn cần đảm bảo có nhà cung cấp ổn định và uy tín nhé.
Lựa chọn món ăn cho menu nhà hàng
Bước 2: Định giá cho từng món trong menu nhà hàng
Với mỗi loại món ăn bạn cần tính toán chính xác chi phí chế biến thông qua định lượng, quy định tỷ lệ lợi nhuận với từng nhóm để niêm yết giá cho phù hợp. Thậm chí kể cả khi nguồn nguyên liệu tăng giá bạn cũng có thể tính toán mức giá bán ra như thế nào là hợp lý ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, bạn cũng cần dựa vào mức thu nhập của khách hàng mục tiêu để tính toán cho phù hợp nhé.
Bước 3: Sắp xếp trình bày món ăn trong menu nhà hàng
Công đoạn sắp xếp món ăn trên menu vô cùng quan trọng, cần ứng dụng nghệ thuật tinh tế đánh trúng vào tâm lý của khách hàng để họ ra quyết định gọi món nhiều hơn, tập trung vào những món mà nhà hàng muốn hướng đến.
Thông thường thực đơn sẽ được trình bày theo thứ tự từ món khai vị, món chính, món tráng miệng cho tới đồ uống. Một số nhà hàng lại sắp xếp theo đặc tính món ăn như món canh, món mặn hoặc chia theo nguyên vật liệu như món từ cá, bò, gà….
Bước 4: Thử nghiệm món ăn
Hãy hóa thân vào những người khách khó tính để đánh giá từng món ăn dựa trên góc độ khách quan, từ hình thức bày biện, hương thơm cho tới mùi vị nhé.
Để chắc chắn hãy nhờ những người thân, bạn bè ở độ tuổi khác nhau, tính cách khác nhau đại diện cho từng nhóm khách hàng nếm thử. Có thể chưa thực sự chính xác nhưng phần nào giúp bạn hình dung ra khẩu vị khách hàng mục tiêu của mình mà điều chỉnh sao cho phù hợp.
Thử nghiệm món ăn trong thực đơn nhà hàng
Bước 5: Thiết kế menu nhà hàng
Đây là bước cực kỳ quan trọng bởi nếu thiết kế bắt mắt, hình ảnh món ăn sinh động sẽ khiến khách hàng thích thú và có cảm hứng gọi nhiều món hơn. Lưu ý là khi thiết kế menu cần tìm hiểu gu thẩm mỹ của khách hàng, hoặc dựa trên phong cách của nhà hàng mà căn chỉnh cho phù hợp.
3. Một số nguyên tắc xây dựng thực đơn nhà hàng
Nguyên tắc 1: Nghiên cứu và xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu được coi là gốc rễ hình thành sự phát triển của nhà hàng. Nhà cung cấp thực phẩm chất lượng, giá cả ổn định, nhiều chính sách hỗ trợ thì hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Chính vì thế trước khi bắt tay vào làm hãy dành nhiều thời gian nghiên cứu và xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín. Đừng quên tìm kiếm thêm vài nhà cung cấp dự phòng để dễ dàng ứng biến khi nhà cung cấp chính gặp khó khăn nhé.
Thực đơn nhà hàng được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phục vụ khách hàng
Nguyên tắc 2: Những điều cần tránh khi lên thực đơn
Những lưu ý cần tránh khi lên thực đơn bạn cần ghi nhớ là không nên để mức giá vào khoảng bởi khách hàng sẽ có xu hướng gọi món ở mức giá thấp nhất để trải nghiệm trước khi gọi thêm.
Hơn nữa không nên sử dụng thực đơn có chất liệu in ấn thấp bởi chỉ sau thời gian ngắn màu sắc món ăn sẽ bị phai mờ, gây mất thiện cảm và kém thu hút trong mắt khách hàng.
Nguyên tắc 3: Tạo thêm thực đơn cho các dịp đặc biệt
Các dịp đặc biệt như 8/3, 20/10, Valentine, Noel,…. Là thời điểm nhà hàng cần tận dụng để tăng tốc doanh thu qua các chương trình khuyến mãi và thực đơn đặc biệt.
Với mỗi dịp bạn nên chuẩn bị trước những thực đơn món ăn dành riêng cho ngày quan trọng này, có thể bổ sung món mới hoặc cải tiến từ các món đắt khách để tạo nên những trải nghiệm mới và thu hút khách hàng.
Ngoài ra, nếu bạn còn chưa biết áp dụng chương trình khuyến mãi gì cho nhà hàng của mình thì tham khảo thêm bài viết sau nhé:
Đọc thêm: Top 5 chương trình khuyến mãi cho nhà hàng phải thực hiện nếu muốn tăng doanh thu
Nguyên tắc 4: Cân bằng chi phí các món có trong thực đơn
Đây là nguyên tắc cơ bản với mọi nhà hàng khi mới bắt đầu đi vào kinh doanh, việc cân bằng chi phí giữa các món ăn giúp bạn dễ dàng kiểm soát nguồn nguyên liệu tốt. Đặc biệt trong thời điểm không biết đâu là món bán chạy, đâu là món cần được loại bỏ trong thực đơn.
Menu nhà hàng được chuẩn bị kỹ lưỡng
Nguyên tắc 5: Đa dạng món ăn từ các nguyên liệu chính
Nguyên tắc này giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí sơ chế nguyên vật liệu và giảm nhà cung cấp, tránh khỏi các rủi ro do thị trường. Hơn nữa việc này giúp nhà hàng tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, sử dụng triệt để tránh lãng phí và còn bảo vệ sức khỏe cho khách hàng nữa.
4. Những mẹo để có menu nhà hàng hoàn hảo
Tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh – Xây dựng món ăn chính
Sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh được thể hiện ở cách thiết kế menu, bố cục sắp xếp và phần giá của món ăn. Chính vì thế hãy tạo ấn tượng bằng cách thiết kế hình ảnh món ăn thật bắt mắt, đầy đặn, giá cả hợp lý nhé.
Hơn nữa, bạn cũng nên tập trung xây dựng món ăn chính thật nổi bật, phù hợp với khẩu vị của nhiều người để làm điểm nhấn nhé.
Chia menu nhà hàng thành các phần cụ thể
Việc chia menu thành các phần riêng biệt giúp thực khách dễ dàng ghi nhớ nhà hàng của bạn phục vụ những loại món ăn gì. Hơn nữa điều này cũng giúp khách hàng chọn món nhanh hơn, tiết kiệm thời gian của nhân viên, tăng công suất bàn.
Thông thường các nhà hàng hiện nay thường chia menu thành danh mục các món khai vị, món chính, món tráng miệng và đồ uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia thêm thành các món ăn dành riêng cho trẻ nhỏ hoặc cho ngày lễ đặc biệt để khách hàng có thêm chọn lựa nhé.
Thực đơn nhà hàng có bố cục rõ ràng
Cập nhật các món ăn mới thường xuyên
Những món ăn mới luôn là điểm thu hút khách hàng ghé qua nhà hàng của bạn. Chính vì thế nên bổ sung món mới vào thực đơn 2 lần/năm, giúp thực khách có thêm lựa chọn và bạn cũng có thể thay thế những món ế khách trong menu.
Một lưu ý là khi ra các món mới bạn cần có chương trình truyền thông quảng bá cụ thể. Như vậy vừa giúp đưa thông báo tới nhiều khách hàng, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà hàng đó nhé.
5. Những lưu ý khi thiết kế, trình bày menunhà hàng
- Lựa chọn font chữ dễ đọc
- Sử dụng mẹo tâm lý khi trình bày bố cục menu
- Cần có đoạn mô tả món ăn hấp dẫn
- Đặt giá tiền phù hợp trên menu
- Sử dụng hình ảnh chính xác, đầy đặn, đẹp mắt
Trên đây là toàn bộ những nguyên tắc xây dựng menu nhà hàng cực chuẩn cho bạn áp dụng ngay hôm nay. Một chiếc menu được thiết kế bắt mắt, bố cục gọn gàng, dễ đọc, giá tiền phù hợp sẽ khiến khách hàng muốn order nhiều hơn và ấn tượng sâu sắc hơn.
Đừng bỏ qua chi tiết này để tăng sức cạnh tranh, chiến thắng đối thủ, phát triển bền vững bạn nhé.