Nhà đất sổ chung là gì? Có nên mua nhà sổ chung không?

Nhà đất Sổ hồng riêng là gì?

“Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Nhà đất sổ chung là gì? Hiểu thế nào cho đúng

Trước hết, phải khẳng định ngay, trong luật không có khái niệm “sổ”, “sổ chung”, “sổ riêng”, “sổ đỏ”, “sổ hồng”… đây là cách gọi thông thường của người dân, tên gọi chính xác hiện nay của nó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây cũng sẽ gọi là “Sổ”). Do đó, có thể hiểu nhà đất sổ chung là do nhiều hơn 2 người cùng sở hữu một bất động sản mà không có quan hệ con cái hay vợ chồng với nhau và đều có quyền định đoạt mua bán sang nhượng, cho thuê… với bất động sản đó

Hiện nay, Sổ được cấp theo mẫu thống nhất trên toàn quốc bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT. Do đó, Sổ chung hay riêng thì đều chung một mẫu, y chang nhau, chỉ khác nhau về nội dung ghi trên Sổ mà thôi.

Nguyên nhân căn bản và phổ biến nhất dẫn đến việc tồn tại Sổ riêng, Sổ chung là do quy định về tách thửa thửa đất, mỗi tỉnh thành quy định một hạn mức nhất định (tối thiểu bao nhiêu m2, mặt tiền bao nhiêu, dài bao nhiêu…) thì đủ điều kiện cấp Sổ, mà người dân lại không đủ tiền mua trọn thửa, chỉ mua được một phần, nên nhiều người mua chung, hình thành sở hữu chung.

Hiện nay, nhiều công ty bất động sản phân lô đất nông nghiệp nhưng không đủ diện tích theo quy định nhà nước thường dùng hình thức sở hữu chung để bán cho khách hàng nhằm giảm

Nhà đất đồng sở hữu là gì? Sổ chung và đồng sở hữu có giống nhau không?

Nhà đất đồng sở hữu cũng có khái niệm: bất động sản do nhiều hơn 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ con cái hay vợ chồng của chủ sở hữu.và đều có quyền định đoạt mua bán sang nhượng, cho thuê… với bất động sản đó. Do đó, nhà đất đồng sở hữu cũng thường được nhiều người gọi là sổ chung.

so hong chung dong so huu 1

Căn cứ pháp lý để được cấp Sổ chung:

– Điều 209, Bộ luật dân sự quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”;

– Và Khoản 2, Điều 89, Luật Đất đai: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”. Như vậy theo quy định trên nếu có 5 người mua chung 1 mảnh đất thì cả 5 người cùng đứng tên trong sổ đỏ.

Như vậy, Sổ chung xuất hiện xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và hoàn toàn hợp pháp, không có gì trái pháp luật. Tuy nhiên, nhà sổ chung có rất nhiều vấn đề nếu bạn không hiểu rõ, sẽ không thể thay đổi sau này.

Bài viết về sổ hồng nên xem thêm

  • Lý do nhận nhà rồi nhưng chủ đầu tư chậm cấp sổ hồng?
  • Chiêu lừa đảo đánh tráo sổ đỏ giả và cách phòng tránh rủi ro
  • Bỏ túi kinh nghiệm mua nhà phố dành cho người mới
  • Phân tích các bước bị lùa gà mua đất giá đắt và hội chứng FOMO
  • Đất nông nghiệp là gì? Có nên đầu tư đất nông nghiệp không?
  • Công thức tính 1km2 bằng bao nhiêu ha? 1km2 = bao nhiêu m2
  • Bán đất khu dân cư Nam Hà Bình Thuận giá tốt nhất năm 2024

Ưu nhược của đất Sổ chung và đất Sổ riêng:

Những nhược điểm của nhà sổ riêng nên hiểu rõ

khác với nhà đất Sổ riêng, chủ sở hữu được tự định đoạt mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, sửa chữa, xây dựng… thì với nhà sổ chung, chủ sở hữu cần phải được sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu chung có tên trên Sổ. Nghĩa là, chỉ cần cơm không lành, canh không ngọt, và/hoặc một người không thích ông hàng xóm, và/hoặc mất Sổ, và/hoặc trăm ngàn lý do khác… thì người sở hữu Sổ chung cũng chỉ ngồi ngắm Sổ và tiếp tục sử dụng căn nhà của mình mà thôi, không thể có quyền tự định đoạt độc lập.

Tuy nhiên có thể dùng hình thức ký hợp đồng uỷ quyền toàn phần tại phòng công chứng sẽ giúp nhược điểm trên được giải quyết phần nào. Tuy nhiên, theo luật VN thì khi người ủy quyền qua đời thì giấy ủy quyền đó sẽ không còn giá trị nữa. Vì thế, lời khuyên khi mua nhà sổ chung là chỉ mua trực tiếp từ giai đoạn đầu và không nên mua chuyển nhượng lại vì những hạn chế của ủy quyền như nói bên trên. Khi mua đất hoặc nhà ở mà đồng sở hữu thì lúc sang tên hãy làm hợp đồng uỷ quyền toàn phần ngay tại thời điểm đó luôn để thuận tiện cho mình sau này.

Đặc biệt lưu ý: Hiện nay nhiều chủ sở hữu Sổ chung không mua bán qua Công chứng được, họ sẽ mua bán giấy tay, mua bán bằng hình thức lập vi bằng, mua bán nhưng làm uỷ quyền công chứng… Tất cả hình thức này đều bất hợp pháp, có thể dẫn đến tiền mất, nhà của người khác, nhà tranh chấp…

Do người mua nhà đồng sở hữu thường là thu nhập thấp, nên dân trí không cao, sau khi vào ở sẽ phát sinh đủ mọi phiền hà , vòi vĩnh. Không nói tới đủ thứ phiền phức khi sinh sống về an ninh, vệ sinh.

Sửa chữa khó khăn do chung móng. Xây dựng lỗi thời kém chất lượng.

Một điểm trừ nữa của sổ chung là bạn không thể dùng nó để thế chấp vay ngân hàng. các chứng minh thu nhập, chi trả khoản vay cũng thẩm định phức tạp hơn sổ riêng nhiều. Do đó, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam không chấp nhận việc vay vốn bằng sổ hồng chung,

Những lợi ích của nhà Sổ chung:

Ưu điểm lớn nhất của nhà đất sổ chung là giá rẻ, người thu nhập thấp có thể mua để an cư. Hiện nay, tại TPHCM và các tỉnh lân cận như: Long an , Bình dương, Đồng Nai… quy định diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở từ 50 m2-> 120m2. Trong đó, chiều rộng của đất ở không được nhỏ hơn 4m. Vì thế, nếu hai chủ sở hữu liền kề không đủ diện tích để được cấp Sổ hồng riêng thì có thể hợp thửa đứng tên chung. Nếu mua nhà sổ chung qua công chứng và đứng tên trên sổ thì nó hoàn toàn hợp pháp, mua sổ chung qua giấy tay, vi bằng, uỷ quyền… thì có rủi ro bị chủ đứng tên trên sổ lật kèo, bị cưỡng chế thi hành án, tranh chấp sau này khi giá trị bất động sản tăng cao.

Kết luận: Có đủ tiền hãy cố gắng mua Sổ riêng, ít tiền hơn phải mua Sổ chung, càng chung ít chủ sở hữu càng an toàn

Nhà sổ hồng riêng nhưng trên đất sử dụng chung là sao? Có nên mua hay không?

Khi mua nhà để ở đâu ai muốn “chung chạ” với người khác, nên thường tìm mua nhà sổ hồng riêng. Nhưng vì ham rẻ nên những ai mua nhà lần đầu chưa có kinh nghiệm thường bị dụ dỗ mua nhà có sổ hồng riêng nhưng lại xây trên đất Sử Dụng Chung.

Một thửa đất không đủ điều kiện tách thửa, người ta xây nhiều nhà trên đó, rồi chủ đất làm nhiều sổ hồng riêng – thực chất là SỔ PHỤ. Trên một thửa đất làm được nhiều sổ phụ, và tất cả trên sổ đều ghi rằng :

*** Mục đích sử dụng: SỬ DỤNG CHUNG.

nhà sổ hồng riêng nhưng sử dụng chung là sao?

Nghĩa là thửa đất chung đó thuộc quyền sử dụng chung của tất cả những người mua nhà trên thửa đất đó. Ví dụ có 10 người. Thì sau này một người mua muốn tặng lại ngôi nhà đó cho con mình, hay muốn bán ra, thì phải được tất cả 9 người còn lại đồng ý ra công chứng ký tên.

Trường hợp 9 người mua kia đã chết, thì phải tìm cho đủ tất cả các đứa con của 9 người đó, để năn nỉ, lạy lục, van xin, thậm chí phải cho tiền, thì họ mới chịu ra công chứng ký tên. Nếu chỉ cần 1 trong số đó không đồng ý, thì mãi mãi căn nhà của bạn không được chuyển quyền cho bất cứ ai, kể cả thừa kế theo di chúc.

Cò lái khi đó còn có một chiêu thức khác. là dụ dỗ người mua ra công chứng ký tên nhận ủy quyền 50 năm. Người mua phải tỉnh táo để mà biết rằng, nếu người ủy quyền chết, thì tờ giấy ủy quyền là mặc nhiên mất giá trị. Khi đó tài sản ủy quyền sẽ trở thành tài sản thừa kế theo luật của con người chủ đất cũ. Nghĩa là người mua trắng tay.

Còn có một chiêu chức nữa, độc địa hơn, dành cho người ngây thơ hơn. Đó là làm thủ tục CÔNG CHỨNG VI BẰNG. Thực chất không có chuyện công chứng vi bằng, mà chính là việc hai bên ra văn phòng thừa phát lại, ký tên Hợp đồng Mua Bán. Hợp đồng này có tên vi bằng, nó chỉ có giá trị giữa hai bên mua bán mà không có giá trị pháp lý để đăng sổ bộ, để Nhà Nước chấp thuận cho việc mua bán này, người mua hoàn toàn không có quyền sử dụng đối với thửa đất có ngôi nhà của mình đã mua. Người mua nhẹ dạ và chưa có kinh nghiệm khi thấy có con dấu đỏ, cái MỘC ĐỎ lòm của văn phòng Thừa Phát Lại thì tưởng là tốt, là ổn, là xong rồi nên xuống tiền để mua.

Cái nào cũng có cái giá riêng của nó. Ngôi nhà, mảnh đất giá rẻ là vì không được sở hữu, không có quyền sử dụng hợp pháp. Nếu quá bức bách vì nơi ở phải đành mua. Mua rồi phải cố mà ở để giữ nhà, giữ đất – đề phòng khi chủ cũ, hay con của chủ cũ đem bán lần thứ hai, thứ ba. Hoặc đôi khi chủ cũ cầm cố giang hồ rồi bị thu hồi đất để trả nợ, thì lúc đó người mua nhà một cổ hai tròng…

Đừng mong phép màu giúp cho mình mua được nhà đất giá rẻ dưới giá thị trường !

Vì lúc nào cũng luôn có những người am hiểu, đủ kinh nghiệm mà săn lùng hết rồi, làm gì có chuyện “lọt” của rẻ đó lên facebook, lên mạng mà đến tay bạn ?

Nếu có, thì bạn phải xắn tay áo lên, đi khắp nơi mà tìm, mà dọ hỏi… thì may ra còn có chút cơ hội, dù rằng vô cùng hiếm hoi. PHẢI ĐI THỰC TẾ. Đừng mong ngồi một chỗ mà có ai đó dâng của rẻ cho mình.

Người ta không có ngu mà đem của rẻ dâng cho bạn đâu !

Nguồn: Sưu tầm

Gia Phúc Land

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục

  1. Công thức tính 1km2 bằng bao nhiêu ha? 1km2 = bao nhiêu m2
  2. Bỏ túi kinh nghiệm mua nhà phố [An toàn] cho người mới
  3. Đất nông nghiệp là gì? Có nên đầu tư đất nông nghiệp không?
  4. Chiêu lừa đảo đánh tráo sổ đỏ giả và cách phòng tránh rủi ro