Sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để vận hành hiệu quả. Sự phối hợp này được đảm bảo bởi sự hỗ trợ của các nhân viên bộ phận tiếp thực. Nhân viên tiếp thực là gì? Công việc của nhân viên tiếp thực bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu các thông tin liên quan xoay quanh chủ đề này nhé.
1. Nhân viên tiếp thực là gì?
Trước khi đi tìm hiểu nhân viên tiếp thực là gì, Sapo sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc các thông tin về tiếp thực. Tiếp thực là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và khá phổ biến tại các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Tiếp thực là công việc của một bộ phận nhằm hỗ trợ cho khách hàng, nhân viên phục vụ và các bộ phận liên quan khác.
Đây là khái niệm không còn quá xa lạ đối với ngành nhà hàng – khách sạn nhưng người ngoài ngành sẽ không thể hiểu rõ và hay nhầm lẫn giữa nhân viên tiếp thực và nhân viên phục vụ.
Vậy nhân viên tiếp thực là gì? Nhân viên tiếp thực còn gọi là Food Runner hay Busboy là những người thuộc bộ phận trung gian giữa phục vụ và bếp. Họ là những người nhận order từ phục vụ chuyển tới bếp rồi sau đó vận chuyển món ăn đã hoàn thành từ bếp ra khu vực phục vụ. Bên cạnh đó, nhân viên tiếp thực còn hỗ trợ một số công việc khác như setup dụng cụ, bàn ăn, vệ sinh khu vực.
Food Runner đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của nhà hàng, đảm bảo cho công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Không chỉ vậy, Food Runner còn có vai trò không nhỏ để khẳng định sự chuyện nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng.
2. Những công việc chủ chốt của Food Runner là gì?
Food Runner là bộ phận có công việc quan trọng, là cầu nối giữa các bộ phận. Công việc của một nhân viên tiếp thực bao gồm những gì?
2.1 Vận chuyển đồ ăn, đồ uống
Công việc cơ bản của một Food Runner là nhận thông báo order từ nhân viên phục vụ gửi tới bếp sau đó tiếp nhận kiểm tra đồ ăn và vận chuyển tới khu vực nhân viên phục vụ. Tưởng chừng như đây là một công việc đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo để không làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như chất lượng phục vụ.
Nhân viên tiếp thực sau khi nhận order từ nhân viên phục vụ phải kiểm tra lại để xác nhận thông tin để đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng, món ăn, ghi chú đặc biệt,… Sau đó, nhân viên tiếp thực sẽ tiến hành rà soát và thông báo cho bộ phận bếp để chế biến món ăn.
Food Runner là người cuối cùng nhìn thấy món ăn trước khi phục vụ khách hàng. Vì thế, họ cần nắm rõ các món ăn trong như thế nào và có bị thiếu gì không để hoàn chỉnh trước khi khách hàng thưởng thức. Điều này cũng quan trọng trong việc các món ăn phải được xử lý cẩn thận, được chuyển đúng thời gian để đảm bảo nhiệt độ thực phẩm không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
2.2 Vệ sinh và setup nhà hàng
Bên cạnh những công việc cơ bản, nhân viên tiếp thực còn hỗ trợ các bộ phận để quá trình vận hành chuyên nghiệp hơn.
Mỗi ngày làm việc của Food Runner sẽ bắt đầu bằng việc việc sinh khu vực tiếp thực, phối hợp với nhân viên phục vụ làm vệ sinh để đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gàng.
Tiếp theo đó, họ sẽ hỗ trợ các công việc setup nhà hàng như:
- Lau dọn các dụng cụ cùng nhân viên phục vụ, các lọ đựng gia vị và di chuyển đến vị trí quy định.
- Chuẩn bị gia vị như nước chấm, sốt, chanh, ớt,..để phục vụ nhu cầu của khách khi thưởng thức các món ăn. Pha các loại nước sốt theo công thức riêng của nhà hàng, thử mùi vị trước khi đưa lên cho khách hàng sử dụng.
- Bảo quản các loại gia vị theo quy định và đảm bảo chất lượng trước khi đưa lên cho khách hàng sử dụng.
Làm vệ sinh khu vực hậu cần như:
- Đảm bảo vệ sinh khu vực bếp, khu vực bày món ăn.
- Thu dọn các dụng cụ, đồ dùng mà khách đã dùng.
- Phân loại và xử lý rác, đồ ăn thừa.
Xem thêm: Mẫu nội quy nhà hàng, quán ăn chi tiết để quản lý nhân viên hiệu quả
2.3 Hỗ trợ các bộ phận khác
Trong quá trình làm việc, các bộ phận sẽ phối hợp với nhau để nâng chất lượng phục vụ lên mức cao nhất có thể.
Trong khoảng thời gian đông khách, nhân viên phục vụ không thể kiểm soát hết tất cả các hoạt động đang diễn ra, Food Runner phải hỗ trợ họ trong việc tiếp nhận và xác nhận lại thông tin order của khách hàng.
Khi món ăn đã được bếp hoàn thành, Food Runner sẽ ra hiệu cho nhân viên phục vụ biết để tiến hành phục vụ cho khách. Nhân viên tiếp thực còn hỗ trợ bộ phận bếp trang trí món ăn, kiểm tra bao bì cũng như chất lượng hộp đựng thức ăn mang về của khách nếu có yêu cầu. Phần thức ăn mang về phải được kiểm tra kỹ trước khi giao đi để chắc chắn rằng giao đúng và đủ số lượng món ăn cũng như các loại gia vị ăn kèm cho khách hàng.
Họ còn hỗ trợ các bộ phận liên quan tính tiền, đổi bàn, hủy món cho khách nếu có phát sinh.
Ngày nay, để giảm tải lượng công việc cho nhân viên tiếp thực và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng chi phí, các nhà hàng sử dụng phần mềm quản lý để giải quyết các vấn đề này. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng giúp giảm bớt các công đoạn hoạt động. Nhân viên phục vụ chỉ cần nhận order từ khách hàng tại bàn qua điện thoại, tablet; thông tin order sẽ được tự động gửi đến bếp còn hóa đơn được gửi đến quầy thu ngân. Sử dụng phần mềm giúp tiết kiệm được 70% phần trăm phục vụ, chủ kinh doanh tiết kiệm được chi phí thuê nhân công.
2.4 Hỗ trợ khách hàng
Nhân viên tiếp thực là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều nhất trong suốt quá trình trải nghiệm tại nhà hàng. Họ cần nắm chắc các kiến thức và thông tin menu để kịp thời hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng. Hãy luôn chắc chắn rằng những thông tin mà bạn cung cấp là chính xác để không làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của quán.
3. Yêu cầu đối với nhân viên tiếp thực
– Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp linh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng. Sự nhiệt tình, hỗ trợ khách hàng bằng thái độ tôn trọng, lịch sự tạo ra sự thiện cảm với khách hàng và để lại ấn tượng tốt về nhà hàng.
– Kỹ năng phục vụ khách hàng: Phục vụ là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhân viên nhà hàng nào cũng cần. Đây là hình thức bán dịch vụ thông qua các kỹ năng và cách phục vụ của nhân viên. Quá trình phục vụ này là yếu tố quyết định uy tín, hình ảnh của nhà hàng và níu kéo khách hàng cũ. Khi mới đào tạo, nhân viên tiếp thực sẽ được học các khóa đào tạo bài bản về công việc, quy trình phục vụ, vị trí dụng cụ,…
– Kỹ năng lắng nghe và xử lý tình huống: Nhân viên tiếp thực cần biết cách lắng nghe các ý kiến, yêu cầu của khách hàng và phản hồi một cách khéo léo. Việc giải quyết những yêu cầu của khách cần sự nhạy bén, bình tĩnh và có sự lắng nghe.
– Khả năng ngoại ngữ: Việt Nam là đất nước thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài ghé thăm. Để có thể phục vụ được họ, nhân viên tiếp thực phải có khả năng ngoại ngữ tốt để hiểu được khách hàng muốn gì. Tính chất của môi trường làm việc yêu cầu nhân viên tiếp thực phải có khả năng ngoại ngữ nhất định.
Khi mới gia nhập ngành này, nhân viên tiếp thực sẽ được tham gia quy trình đào tạo bài bản để nâng cao các kỹ năng này. Đồng thời, các kỹ năng này cũng sẽ được cải thiện trong suốt quá trình làm việc.
Nhân viên tiếp thực có một vị trí cực kỳ quan trọng trong nhà hàng, đặc biệt là những nhà hàng lớn. Những thông tin trên sẽ giúp những nhà kinh doanh hiểu rõ nhân viên tiếp thực là gì và những yêu cầu công việc của họ để tuyển chọn nhân viên tiếp thực chuyên nghiệp nhất.