Những Điều Kiêng Kỵ Trong Dịp Tết Hàn Thực Giúp Chủ Quán Kinh Doanh Thuận Lợi, Sự Nghiệp Hanh Thông

Theo phong tục Việt Nam, ngày 3/3 âm lịch là tết Hàn thực với ý nghĩa đánh dấu bước chuyển mình của vạn vật trước khi bước sang mùa hè. Đây là dịp mỗi gia đình tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, người đã khuất. Tuy vậy, theo phong tục tập quán từ xa xưa, trong ngày này, chủ quán cũng cần chú ý những điều kiêng kị. Dưới đây là việc không nên làm để ngày tết Hàn thực thực sự trọn vẹn, tốt lành.

tet-han-thuc

Cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc

Bánh trôi là món không thể thiếu trong ngày tết Hàn thực. Vào ngày ngày, nhiều gia đình còn chế biến món bánh trôi ngũ sắc để thắp hương, dâng lên tổ tiên.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa, TS. Nguyễn Ánh Hồng, việc làm trên không đúng với ý nghĩa nguyên gốc của tết Hàn thực. Theo truyền thống, bánh trôi được làm từ bột nếp trắng tròn đầy, tinh khiết với nhân đường phèn.

Hình ảnh chiếc bánh trôi đã đi vào câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương. Vì thế, ngày tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là một ngày tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ.

tet-han-thuc

Bánh trôi, bánh chay là món ăn không thể thiếu trong Tết Hàn Thực

Ở làng Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) còn có tục lệ cúng tết Hàn Thực vào ngày 6/3 âm lịch để tưởng nhớ vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng.

Kiêng đồ ăn mặn

Trong ngày tết Hàn thực, các gia đình thường ăn chay, kiêng ăn mặn để tránh sát sinh. Tục lệ này cũng liên quan đến tiết Thanh minh và mang ý nghĩa mong cầu cho linh hồn người đã khuất dễ dàng siêu thoát.

Nếu không có điều kiện để ăn chay thì vào ngày này, gia chủ cũng cần kiêng sát sinh trong nhà để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất.

Kiêng lửa

Theo nghĩa chữ Hán, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn. Tết Hàn thực là ngày Tết ăn đồ lạnh. Do đó, vào ngày này, người dân Trung Quốc thường kiêng lửa, kiêng nấu nướng mà chỉ dùng những đồ ăn nguội.

Tuy nhiên ở Việt Nam, hoạt động nấu nướng vẫn diễn ra bình thường vào tết Hàn thực. Việc kiêng lửa được tượng trưng bằng việc ăn món nguội là bánh trôi và bánh chay.

Xem thêm:[Hướng dẫn] 6 tính năng nhất định phải có của phần mềm quản lý quán cafe

Kiêng việc bày vẽ mâm cao cỗ đầy

Vào ngày tết Hàn thực, chủ quán tuyệt đối không bày vẽ mâm cỗ cúng cầu kỳ hay đắt đỏ gây tốn kém, lãng phí.

TS Nguyễn Ánh Hồng khuyến cáo, mâm cúng ngày tết Hàn thực chỉ cần bánh trôi, bánh chay đơn giản. Chủ quán nên thành tâm khi dâng mâm cúng của mình lên tổ tiên để nguyện cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình cũng như kinh doanh thuận lợi, may mắn.

Kiêng chuyển nhà

Ngày tết Hàn thực, chủ quán cũng cần kiêng chuyển nhà. Bởi, theo quan niệm của người xưa, người thân sau khi qua đời vẫn luôn ở lại nơi mà trước khi mất họ từng ở và hiện hữu bên những người thân yêu.

Việc di chuyển nhà cửa vào ngày này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến “vong linh” người đã khuất.

Tết Hàn thực nên cúng gì?

tet-han-thuc (1)

Tết Hàn Thực nên tranh “mâm cao cỗ đầy”

Người Việt quan niệm rằng, Tết Hàn thực là Tết ăn đồ lạnh. Do đó, trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực sẽ bao gồm các món ăn lạnh và một số lễ vật cần thiết. Tùy vào từng vùng miền thì sẽ có mâm cúng khác nhau. Nhưng nhìn chung, trong mâm cúng Tết Hàn thực ngày 3 tháng 3 âm lịch sẽ gồm những lễ vật cơ bản như:

  • 1 lọ hoa: Bạn nên cúng 1 lọ hoa gồm 3 hoặc 5 bông hoa cúc vàng cho tổ tiên. Tùy vào mỗi vùng miền mà bạn có thể cúng những loại hoa khác nhau. Có thể lựa chọn các loại hoa có hương thơm nhẹ nhàng, màu sắc tươi tắn như hoa hồng, hoa cúc vàng, hoa lay ơn… Tuy nhiên, với gia đình nào có người mất khi còn trẻ thì nên cúng 1 bông hoa cúc trắng cùng với 2 hoặc 4 bông hoa cúc vàng. Cúng hoa cúc vào dịp Tết Hàn thực thể hiện cho lòng hiếu thảo, cầu mong phúc lộc, may mắn đến với gia đình. Trong trường hợp không có hoa cúc thì bạn có thể thay thế bằng hoa hồng, hoa đồng tiền.
  • Bánh trôi bánh chay: Đây là món đặc trưng không thể thiếu khi dâng lên các vị thần linh, tổ tiên. Bánh được làm bằng gạo nếp và nhân làm bằng đường hoặc đỗ xanh. Mỗi loại bánh sẽ có hương vị khác nhau. Nhưng chúng đều có ý nghĩa hướng về ông bà tổ tiên, cội nguồn. Một số nơi còn dùng bánh chay bánh trôi dâng lên các vị thần hoàng làng.
  • Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả biểu tượng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Ngoài ra, cúng mâm ngũ quả Tết Hàn thực còn thể hiện lòng hiếu thảo, ước mong những điều tốt lành đến với gia chủ. Vì lý do đó, bạn nên cúng 5 loại quả có màu sắc khác nhau (đỏ, vàng, xanh, nâu, đen). Mâm ngũ quả bạn nên chọn 5 loại quả chín, đẹp mã và có màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng… để đại diện cho ngũ hành. Thể hiện mong muốn với nhiều thuận lợi, may mắn với các thành viên trong gia đình.
  • 1 đĩa trầu cau: Cúng trầu cau là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Khi dâng trầu cau, bạn lưu ý cần quệt thêm 1 chút vôi tươi lên lá trầu.
  • 3 ly (chén) nước sạch.
  • 3 nén hương.
  • Một chút tiền vàng: Theo quan niệm thì người đã mất cũng cần ăn uống, đi lại, may mặc như người sống. Vậy nên cúng 1 chút tiền vàng để người thân của mình có cuộc sống bên thế giới bên kia tốt hơn, không bị thiếu thốn, vất vả như khi còn sống.
  • Trầu cau: Đây là lễ vật không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Bởi nó thể hiện sự tôn trọng, hướng đến những người đã khuất, thần linh, chia sẻ niềm vui. Và vị tục ngày xưa nhiều người lớn tuổi có thói quen ăn trầu nên con cháu cúng trầu cau để người đã khuất có thể dùng ăn cho “thơm” miệng như lúc còn sống.
  • Nhang thơm, nến: Nhang, nến được coi là những lễ vật khiến cho con cháu có thể kết nối với thế giới tâm linh. Nó được coi là sợi dây nối giữa dương và âm gian, nên khi cúng hay thực hiện một nghi lễ nào đó không thể thiếu 2 lễ vật này.
  • Chén nước: Chén nước, chén rượu là lễ vật bắt buộc không thể thiếu mỗi khi cúng. Bởi nó thể hiện tâm ý của gia chủ đến các vị thần linh, tổ tiên.

Xem thêm:[Đánh giá] TOP 5 phần mềm quản lý nhà hàng phổ biến nhất 2023

Qua những thông tin trên đây, hy vọng các chủ quán đã có được câu trả lời cho câu hỏi Tết Hàn thực cúng thế nào cho đúng và nên cúng gì để giúp mang lại tài lộc và may mắn cho việc kinh doanh.