Những khó khăn và hậu quả khôn lường khi kinh doanh trên nhiều sàn TMĐT

Sàn thương mại điện tử được coi là “mảnh đất vàng” cho tất cả các chủ kinh doanh, nhất là trong thời điểm bán hàng online “lên ngôi” như hiện nay. Nhiều người có suy nghĩ rằng đã bán trên một sàn được thì bán nhiều sàn càng “hái ra tiền” và dễ dàng như nhau. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, nhiều chủ shop đã phải trả giá bởi không tìm hiểu kỹ những khó khăn khi kinh doanh đa sàn.

—– Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ kiến thức hữu ích đến với bạn —-

nhung-kho-khan-va-hau-qua-khon-luong-khi-kinh-doanh-tren-nhieu-san-tmdt

Vậy những khó khăn và thách thức khi kinh doanh trên nhiều sàn TMĐT là gì mà khiến nhiều chủ shop “lao đao” như vậy? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Lợi ích của kinh doanh đa sàn

Không thể phủ nhận rằng việc kinh doanh trên nhiều sàn TMĐT mang đến cho cửa hàng rất nhiều lợi ích khác nhau mà quan trọng nhất là tiếp cận được lượng khách hàng “khổng lồ”, gia tăng doanh thu nhanh chóng.

Khi thói quen mua sắm trên kênh online dần hình thành với người tiêu dùng, các sàn TMĐT bắt đầu đón nhận khách hàng mới liên tục. Lượng truy cập của người dùng trên các trang TMĐT đạt trung bình 30 triệu lượt/tháng, trong đó Shopee đạt trên 40 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Nếu chủ kinh doanh bán hàng trên nhiều sàn TMĐT, cơ hội tiếp cận khách hàng miễn phí mỗi tháng rất cao.

 

Xem thêm: Bán hàng trên Sàn TMĐT nhất định PHẢI CÓ Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

 

Xem thêm:Tổng hợp 10 cách bán hàng trên Shopee thực chiến dễ dàng áp dụng ngay

Tuy nhiên, kinh doanh trên nhiều sàn thực sự không dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng. Để có thể kinh doanh tốt trên nhiều sàn, bạn cần hiểu rõ những khó khăn đó là gì và tìm cách khắc phục.

2. Những khó khăn khi sở hữu nhiều gian hàng trên sàn TMĐT

2.1. Khó kiểm soát được tồn kho

Một trong những vấn đề nan giải nhất với các chủ shop khi bán hàng trên nhiều sàn TMĐT khác nhau là khâu quản lý tồn kho. Bởi mỗi lần có đơn hàng trên sàn này được giao đi, thì số lượng tồn kho trên các sàn khác cũng phải điều chỉnh theo, vô cùng mất thời gian.

Nhiều khi không quản lý được số lượng tồn kho đồng bộ với nhau, nên xảy ra tình trạng tồn kho thực tế và tồn kho ghi trên sàn chênh lệch nhau rất nhiều, gây nên nhiều hậu quả cho chủ shop.

nhung-kho-khan-va-hau-qua-khon-luong-khi-kinh-doanh-tren-nhieu-san-tmdt

Chị H – một chủ cửa hàng thời trang chia sẻ với chúng tôi: “Trước tôi chỉ bán trên một sàn thôi đó là Shopee, thì thấy cũng đơn giản, đơn đi dễ dàng. Thế nên mới quyết định mở thêm gian hàng trên cả Tiki và Sendo. Công nhận rằng đơn tăng nhanh và nhiều hơn, nhưng thật sự kiểm soát tồn kho thật khủng khiếp. Mỗi ngày tôi mở sổ sách cả excel không biết bao nhiêu lần để cộng trừ tồn kho, vất vả vô cùng.

Xem thêm: Phương pháp quản lý tồn kho trên nhiều sàn TMĐT chính xác – nhanh chóng

Một lần có khách đặt một đơn gần 5tr, số lượng trên gian hàng shopee vẫn hiện đủ, khi kiểm đơn mới “tá hỏa” mã hàng này hết từ lâu nhưng nhân viên không đối chiếu với kho thật nên không điều chỉnh. Vậy là mất oan một đơn hàng lớn. Và vô số trường hợp tương tự cũng xảy ra, tôi thật sự rất mệt mỏi và cần tìm cách giải quyết. Nhiều shop khác còn xảy ra trường hợp mất cả đơn hàng hàng chục triệu…”

2.2. Tốn vô số thời gian đăng tải sản phẩm và update thông tin

Với việc nhà bán lẻ sở hữu quá nhiều gian hàng, sản phẩm thì thời gian để upload được một sản phẩm mới hay phải chỉnh sửa sản phẩm nào đó cũng tốn khá nhiều thời gian. Đối với mỗi một cửa hàng, thông thường có ít nhất hàng chục thậm chí hàng trăm mã hàng khác nhau là điều bình thường. Mỗi sản phẩm lại có nhiều thông tin chi tiết và số lượng khác nhau.

nhung-kho-khan-va-hau-qua-khon-luong-khi-kinh-doanh-tren-nhieu-san-tmdt

Nếu sở hữu nhiều sàn TMĐT, việc đăng tải các sản phẩm mới lên hết gian hàng trên sàn này đến gian hàng trên sàn khác có khi mất cả ngày. Không chỉ vậy, khi chỉnh sửa thông tin giá cả sản phẩm, bạn sẽ phải vào từng sàn một để thay đổi rất mất thời gian. 

Xem thêm: Mách nhỏ cách tránh sao quả tạ thành công khi bán hàng trên Shopee

 

2.3. Quản lý trên nhiều app phức tạp

Thông thường, mỗi sàn thương mại điện tử sẽ sở hữu một ứng dụng quản lý riêng của mình. Nếu bạn bán hàng trên 3 sàn, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải cùng lúc quản lý công việc kinh doanh trên 3 ứng dụng kèm theo đống sổ sách hoặc Excel của cửa hàng.

Chủ shop sẽ liên tục phải mở ứng dụng này kiểm tra đơn, mở ứng dụng khác nhập hàng…rất tốn thời gian và thao tác rắc rối. Vì thế, sai sót nhầm lẫn là điều không tránh khỏi. Thậm chí nhiều đơn hàng giá trị bị bỏ sót mà không biết, đến khi tìm thấy thì đã bị sàn hủy đơn do quá thời gian xác nhận…

2.4. Không đánh giá được hiệu quả kinh doanh từng sàn

Kinh doanh trên nhiều sàn thực sự gây khó khăn cho chủ shop khi muốn đánh giá hiệu quả bán hàng mỗi kênh. Để đánh giá được chính xác, mỗi ngày bạn cần cộng trừ, tính toán và lập thành báo cáo kinh doanh mỗi sàn, vô cùng mất thời gian và công sức.

nhung-kho-khan-va-hau-qua-khon-luong-khi-kinh-doanh-tren-nhieu-san-tmdt

Chính vì vậy chủ shop chỉ thường quan tâm đến việc bán hàng, còn quên đi mất khâu đánh giá hiệu quả. Vì thế nhiều khi shopee bán hàng hiệu quả hơn Sendo nhiều lần nhưng chủ shop lại không đầu tư và chú trọng phát triển, bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Không đánh giá được hiệu quả kinh doanh trên từng sàn khiếp chủ shop không đưa ra được kế hoạch phát bán hàng phù hợp.

Xem thêm: Bí quyết quản lý bán hàng trên nhiều sàn TMĐT dễ dàng – hiệu quả THU TIỀN TRIỆU mỗi ngày

Kinh doanh trên nhiều sàn quả thật mang lại nhiều khách hàng cũng như gia tăng doanh thu cho cửa hàng, nhưng việc quản lý lại vô cùng nhiều khó khăn. Bạn cần tìm một phương pháp quản lý có thể giải quyết khắc phục toàn bộ những vấn đề trên, như vậy mới đảm bảo kinh doanh luôn luôn hiệu quả.

ĐỌC THÊM nhiều bài viết hay về kinh doanh trên Sàn TMĐT ở Việt Nam tại Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet !

[wpcc-iframe allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”350″ src=”https://www.youtube.com/embed/Ci_bUdb2SXw” width=”760″]