Những phẩm chất của những người bán hàng thành công

Khi nhắc đến nhân viên bán hàng, khách hàng thường vẽ nên hình ảnh những ông chủ trung niên luôn hăng say giới thiệu sản phẩm và muốn bán thật nhiều sản phẩm cho người nghe.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nhân viên bán hàng cũng cố gắng chèo kéo khách hàng bằng mọi giá. Dù không phải là những người trực tiếp sở hữu doanh nghiệp, người bán hàng vẫn là những nhân viên hội tụ nhiều phẩm chất cần có của doanh nhân.

Dưới đây là 5 đặc điểm mà những “doanh nhân” bán hàng thành công đều có, nếu là một chủ doanh nghiệp hoặc chuẩn bị kinh doanh, bạn sẽ học tập được nhiều điều từ họ.

1. Tâm thái “Do-or-Die”

Các doanh nhân, người kinh doanh luôn cần có thái độ và tư tưởng hoặc làm việc hoặc chết- Do-or-Die. Với tâm lý này, những người bán hàng hoặc kinh doanh sẽ làm bất cứ điều gì đề hoàn thành công việc.

5-pham-chat-can-co-ban-hanh1

Tâm thái “Do-or-Die”

Nếu bạn có thể mở rộng công việc của bạn trong kinh doanh, bạn sẽ đặt vào đó sự cam kết và nỗ lựcđể tăng doanh số. Để làm được điều này, điều tiên quyết là sự kiên trì. Một nhân viên bán hàng thành công là người không bao giờ trả lời “Không” với yêu cầu của khách hàng.

Ngay cả khi biết sẽ thất bại, họ vẫn đầu tư công sức. Với thái độ kiên trì và luôn tự tin rằng họ sẽ thành công và tăng doanh số. Cuối cùng, những người kiên trì nhất sẽ là người thành công.

2. Tư duy của nhà khoa học

Đây là một trong những đặc điểm độc đáo của những người bán hàng thành công. Họ luôn duy trì bầu nhiệt huyết và tình yêu với những thử thách mới, trải nghiệm mới, sẵn sàng lao mình vào thị trường hoàn toàn khác biệt.

Sự phát triển của website, thương mại điện tử và Internet đem đến nguồn lực hỡ trợ tuyệt vời cho việc thu thập thông tin về hành vi khách hàng. Những người “kinh doanh” bán hàng sử dụng các thông tin thu thập được để kiểm chứng các giả thuyết và dự đoán. Họ liên tục thử nghiệm những phương pháp kinh doanh mới cho đến khi chọn lựa được hình thức phù hợp nhất.

5-pham-chat-can-co-ban-hanh2

Tư duy của nhà khoa học

Các nhân viên kinh doanh thành công nhận ra rằng, không có một môn khoa học, nghiên cứu phổ quát nào có thể giúp họ tăng 100% doanh thu trong suốt quá trình kinh doanh. Đó là lý do vì sao, họ cần liên tục thử nghiệm và tìm tòi ra những phương pháp khác nhau.

Một nhà khoa học kiệt xuất là người không bao giờ bị mắc kẹt trong quá khứ, vì nghệ thuật của khoa học là luôn luôn thay đổi. Nếu bạn cố gắng duy trì những phương pháp kinh doanh cứng nhắc lặp đi lặp lại trong thời gian dài, bạn sẽ nhận ra chúng nhanh chóng bị đào thải bởi thị trường. Vì vậy, hãy luôn suy nghĩ như những nhà khoa học để tìm ra phương pháp kinh doanh mới nhất.

3. Làm việc hiệu quả

Phần lớn những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều quen thuộc với nguyên tắc 80/20 của Pareto. Điều đó có nghĩa, 80% doanh thu của bạn sẽ đến từ 20% khách hàng. Những nhân viên bán hàng không chỉ hiểu rõ điều này mà họ còn lấy đó làm kim chỉ nam cho việc kinh doanh của mình.

Họ làm việc thông minh, điều này cho phép họ làm việc ít hơn, bằng việc chỉ tập trung vào 20% khách hàng tiềm năng nhất, cung cấp sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của họ và chờ đợi doanh thu tăng lên.

Tuy nhiên, rất khó để duy trì được điều này vì trong kinh doanh, người bán hàng và doanh nghiệp đều muốn đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng. Nhân viên kinh doanh thành công là người vượt qua được những suy nghĩ thông thường ấy.

Để làm được điều này, bạn cần sự hỗ trợ từ công nghệ và các ứng dụng hỗ trợ, tìm kiếm và thu thập thông tin về 20% khách hàng quan trọng, đem lại nhiều doanh thu nhất, đưa ra những chương trình bán hàng phù hợp với tập khách hàng này.

4. Người lắng nghe

Trong cuộc sống của bạn, ai là người có tầm quan trọng nhất với bạn? Đó sẽ là những người sẵn sàng lắng nghe bạn, ủng hộ bạn và luôn trông ngóng các tin tức từ bạn. Việc lắng nghe và thấu hiểu không chỉ là nền tảng xây dựng mối quan hệ bền vững mà còn giúp bạn nhận ra hướng tiếp cận tốt nhất khi khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Những người kinh doanh bán hàng thời đại mới là những người biết lắng nghe và đưa ra những lời khuyên chứa đựng thông tin cần thiết cho khách hàng, khiến họ muốn tiếp cận dịch vụ và sản phẩm một cách tự nhiên nhất.

5. Sẵn sàng đương đầu thử thách

Những nhà kinh doanh và bán hàng thành công đều là những người luôn sẵn sàng đổi mới và đương đầu thử thách. Có người đã từng nói  “Muốn kinh doanh thành công là phải liều”.

Những dịch vụ mới, sản phẩm mới luôn là nguồn cảm hứng để thay đổi những hình thức bán hàng hiện có. Một khi bạn sa lầy vào lịch trình định kỳ và “khu vực an toàn”, sẽ rất khó khăn để bạn bước ra khỏi đó và phát huy khả năng kinh doanh của mình.

Với mong muốn được bước lên đỉnh vình quang trong lĩnh vực kinh doanh hoặc đạt doanh thu cao, bạn cần suy nghĩ khác và đương đầu thách thức. Sự hấp dẫn của thử thách chính là việc bạn không biết trước điều gì sẽ đến và bạn sẽ nhận được kết quả như thế nào. Muốn đoán trước tương lại, bạn phải chấp nhận thách thức.

Những đặc điểm nổi bật của người kinh doanh bán hàng thành công không khó để mỗi người nỗ lực đạt được. Hãy bắt đầu từ việc thay đổi tư duy và thái độ trong kinh doanh, bạn có thể gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

6. Biết cách tạo ấn tượng đầu tiên

Trong bán hàng, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, nó quyết định đến hơn một nửa khả năng thành công khi thuyết phục khách mua sản phẩm. Thử đổi vai trò bạn là người tiêu dùng, đến một cửa hàng và bạn được nhân viên tiếp đón bằng thái độ khó chịu, bất cần thì liệu rằng bạn có muốn tiếp tục mua sắm tại đó? Ngược lại, nếu ngay khi bước vào cửa hàng bạn được phục vụ một cách chuyên nghiệp, tư vấn tận tình thì sao?

Là nhân viên bán hàng chuyên nghiệp bạn phải biết cách tạo thiện cảm cho khách hàng ngay khi họ vừa đến, chỉ đơn giản bằng cách cúi chào, nụ cười mỉm, gương mặt đón chờ và thái độ nhiệt tình là đủ. Ngoài ra, ngoại hình chỉn chu cũng sẽ ghi điểm trong mắt những vị khách khó tính.

7. Nhân viên bán hàng phải có kiến thức sâu rộng

Nếu khách hàng đến và hỏi bạn về một dòng sản phẩm bất kỳ trong số hàng trăm sản phẩm đang được bày bán liệu rằng bạn có trả lời được ngay lập tức không? Còn nếu khách hàng muốn bạn tư vấn về một sản phẩm chỉ mới được giới thiệu trên thị trường chứ chưa được thương mại thì sao?

Hay khi khách hàng đang muốn biết xu hướng tiêu dùng hiện nay hoặc muốn bạn so sánh các dòng sản phẩm với nhau, thậm chí là so sánh với đối thủ, bạn thể trả lời họ không?

Muốn làm khách hàng hài lòng thì bạn buộc phải đáp ứng được mọi nhu cầu của họ, kể cả họ có hỏi những câu không thuộc lĩnh vực bạn phụ trách cũng vậy. Đây chính là lý do vì sao nhân viên bán hàng phải không ngừng học hỏi, tự mở rộng vốn kiến thức của mình. Bạn biết càng nhiều thì càng tự tin khi giao tiếp với khách.

8. Khả năng thích ứng

Khách hàng mỗi người một tính, không phải lúc nào bạn cũng được tiếp xúc với những vị khách dễ chịu, sẽ có lúc bạn gặp phải thượng đế khó tính, thích bắt lỗi và hay đưa yêu cầu quá tầm.

Lúc này khả năng thích ứng là rất cần thiết với các nhân viên bán hàng, bạn sẽ phải học cách để hoà hợp với những đối tượng khác nhau, tìm được tiếng nói chung rồi dẫn dắt họ đến với sản phẩm của mình.

Không thể thích nghi với thay đổi bạn sẽ rất nhanh cảm thấy chán nản, ức chế và muốn buông xuôi, nên tốt hơn hết là hãy học cách chấp nhận kết hợp với giữ vững niềm tin, quan điểm của mình.

khach-hang-phan-nan4

Những nhân viên không thể thích ứng thì rất khó trở thành chuyên nghiệp

9. Sự nhạy cảm

Nhạy cảm khác với đa sầu đa cảm, nhạy cảm là đoán được suy nghĩ của người đối diện, mà ở đây là khách hàng. Tư vấn cho khách hàng không phải chỉ trả lời câu hỏi của họ mà bạn phải nhận ra nhu cầu thực sự của họ thông qua việc lắng nghe, quan sát, để từ đó hướng họ đến sản phẩm của mình. Sự nhạy cảm đôi khi còn giúp bạn thực hiện tốt hai thủ thuật bán hàng gia tăng và bán chéo sản phẩm, làm gia tăng giá trị đơn hàng của khách.

10. Sự nhiệt tình

Đã đi bán hàng là phải niềm nở, lúc nào cũng mỉm cười giới thiệu cho khách, nguyên tắc bất di bất dịch này bạn phải thuộc nằm lòng và áp dụng liên tục. Nhưng đừng nhầm giữa việc nhiệt tình tư vấn cho khách với cách chào hàng thô kệch như bắt ép người tiêu dùng, bạn phải thật khéo léo khi giới thiệu sản phẩm, nhiệt tình tư vấn như bạn bè thân quen của khách hàng vậy.

11. Tôn trọng khách hàng

Mới đây tôi có đọc được một bài tin về nhân viên “quản lý giám sát mặt đất” của một hãng hàng không lớn. Bài tin này tường thuật lại chia sẻ của một người dùng mạng khi chứng kiến cảnh nhân viên kia giúp người phụ nữ đang vội về làm tang cha được lên khoang thương gia ngồi mà không tăng chi phí.

Điều khiến tôi đặc biệt chú ý là trước lúc người phụ nữ nói rằng bố vừa mất thì anh chàng nhân viên đã tỏ thái độ đùa cợt, thậm chí là hỏi ngược lại khách hàng với giọng điệu khinh thường vì chị này không có vẻ ngoài của một thương gia.

nhân viên bán hàng

Hãy tôn trọng khách hàng như khách hàng tôn trọng bạn!

Không cần biết nhân viên kia vì áy náy mới đổi vé mà tăng chi phí cho hành khách hay vì anh ta thật sự là “người tốt”, tôi chỉ dựa vào chi tiết thái độ đùa cợt, thiếu tôn trọng khách hàng để nhận định rằng đó là một nhân viên kém cả về kỹ năng lẫn phẩm chất.

Bất kể cuộc mua bán nào không xảy ra tranh chấp đều là công bằng giữa người mua và kẻ bán, với tư cách nhân viên bạn phải tôn trọng khách hàng như họ đã tôn trọng bạn. Chính thái độ khinh thưởng, phân biệt đối xử ấy mà rất người đã gặp phải thất bại.

12. Có khả năng tạo mối quan hệ

Không ít nhân viên bán hàng nghĩ rằng chỉ cần bán xong là… xong, những việc như chăm sóc, tư vấn thêm, thuyết phục khách hàng quay lại đều không cần thiết hoặc không thuộc nghĩa vụ của mình.

Chính suy nghĩ sai lầm này khiến những nhân viên đó không thể trở thành người bán hàng chuyên nghiệp được. Muốn việc bán hàng của mình phát triển tốt thì bạn phải tạo dựng được những mối quan hệ lâu dài với khách, có thể họ sẽ không quay lại nhưng sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân của họ đến mua.

13. Khả năng sáng tạo

Sáng tạo với nhân viên bán hàng không phải việc nghĩ ra những ý tưởng mới mà là khả năng kết nối các ý tưởng cũ với nhau để tạo ra giải pháp thống nhất cho mọi vấn đề nảy sinh. Tố chất này sẽ tỏ ra hiệu quả khi bạn phải đối mặt với hàng trăm yêu cầu khác nhau của khách hàng, mà không phải lúc nào những yêu cầu ấy cũng đơn giản để dễ dàng đáp ứng.

14. Luôn tự tin

Làm nhân viên bán hàng sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người, vì vậy sự tự tin kết hợp với khả năng giao tiếp tốt luôn là những yêu cầu đầu tiên mà các doanh nghiệp đề ra khi tuyển dụng.

Tuy nhiên, sự tự tin không phải chỉ thể hiện bằng cách nói chuyện mạnh dạn, không sợ sệt mà còn ở tâm lý vững vàng khi phải đối diện với các câu hỏi chất vấn đôi khi thiếu thiện cảm của khách hàng.

Bạn phải tin vào những kiến thức đã được học, tin vào sản phẩm, tin vào doanh nghiệp và tin chính bản thân mình. Khi bạn đã hoàn toàn tự tin thì dù bị đặt vào hoàn cảnh nào đi nữa bạn vẫn có thể làm tốt công việc.

Qua bài viết này chắc bạn đã hiểu, để trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thì kiến thức thôi là chưa đủ, bạn còn phải có rất nhiều tố chất khác như khả năng sáng tạo, sự tự tin hay biết cách tạo dựng mối quan hệ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Đọc thêm: Làm thế nào để trở thành một sale giỏi?