Thất bại trong kinh doanh là điều chẳng ai mong muốn, nhưng làm sao để hiểu rõ các lý do cơ bản dẫn đến điều này thì nhiều người lại không biết. Có rất nhiều yếu tố quyết định đến việc buôn bán của bạn, từ thị trường, đối thủ hay chính sự quản lý lỏng lẻo của bản thân nhưng 5 nguyên nhân sau là phổ biến nhất. Hãy câp nhật ngay để không vô tình đưa cửa hàng mình vào vết xe đổ nhé.
1. Cung cấp giá trị thực của sản phẩm sai cách
Điều làm nên giá trị cốt lõi của một cửa hàng là sản phẩm họ mang lại cho khách hàng những lợi ích gì. Có không ít cửa hàng chọn cách nói quá, hoặc xây dựng hình ảnh chung chung không rõ ràng về những giá trị lợi ích mà họ có thể cung cấp. Cách tiếp cận này chắc chắn sai lầm bởi với phương thức này bạn có thể chốt đơn nhanh chóng trong lần đầu bán nhưng sẽ không có lần sau. Khách hàng hiện giờ ngày càng khó tính hơn, yếu tố cam kết, hậu mãi sau này mới gây dựng được lòng tin từ họ.
2. Không thể kết nối với khách hàng mục tiêu
Viêc kết nối với khách hàng sẽ giúp bạn hạn chế thất bại trong kinh doanh
Việc kết nối với khách hàng mục tiêu thể hiện ở những điểm như thấu hiểu nhu cầu, mong muốn khi họ đã có nhu cầu rõ ràng và giúp người tiêu dùng tìm ra điều bản thân đang cần lúc chưa biết vấn đề của mình nằm ở đâu. Đồng thời đưa ra các lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ từ bạn mang lại có thể giải quyết những vướng mắc đó.
Đảm bảo nếu không xác định được “nỗi đau” của khách thì bạn chưa thể xây dựng chân dung khách hàng một cách sát nhất, dẫn đến công việc bán hàng chưa khai thác triệt để tiềm năng phát triển, thậm chí là dễ dàng thất bại. Sử dụng các biện pháp nghiên cứu thị trường, nói chuyện với khách hàng để thấu hiểu và xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ. Từ đó khám phá chi tiết về sở thích, phong cách, thói quen,… của khách hàng, nhờ vậy bạn cũng giảm thiểu đáng kể khả năng gặp thất bại trong kinh doanh đó.
3. Thất bại trong việc lưu lại thông tin khách hàng quan tâm để tạo phễu bán hàng hiệu quả
Việc xây dựng một phễu bán hàng hiệu quả là một trong yếu tố cần thiết để hạn chế thất bại trong kinh doanh. Phễu bán hàng là quy trình dẫn dắt từ khách hàng tiềm năng cho đến khi họ quyết định mua hàng. Ngoài ra nó cũng xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng cũ với cửa hàng của bạn. Để làm được điều này buộc bạn phải lưu lại mọi thông tin của các khách hàng đã từng quan tâm hoặc mua sản phẩm của bạn. Công việc này yêu cầu sự chi tiết, chính xác và số lượng càng nhiều càng tốt do đó nếu có thể bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để lưu lại.
4. Thiếu tính xác thực và sự minh bạch.
Do sự phát triển quá nhanh của kinh doanh qua mạng khiến lòng tin của khách hàng ngày một ít hơn bởi lừa đảo quá nhiều. Vì vậy cửa hàng của bạn càng thiếu tính xác thực và minh bạch thì càng gần với sự thất bại trong kinh doanh. Hãy tập trung vào cốt lõi sản phẩm, cung cấp thông tin để khách hàng cảm thấy những gì họ nhận được nhiều hơn chi phí họ bỏ ra.
5. Thất bại trong kinh doanh vì không kiểm soát được chi phí.
Tiêu tiền chắc chắn sẽ đơn giản hơn kiếm tiền do đó không khó hiểu khi nhiều cửa hàng mới thường đóng cửa sau một thời gian hoạt động với lý do thiếu hụt dòng tiền xoay vòng. Bởi hầu hết các chủ cửa hàng này đều còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý chi phí và phân bổ nguồn tiền hợp lý. Hãy tuyển một nhân viên kế toán biết các kiến thức cơ bản hoặc áp dụng sử dụng các giải pháp công nghệ để không đưa bản thân vào tình huống thất bại trong kinh doanh này nhé!