Sự bùng nổ Thương mại điện tử là tiền đề giúp các doanh nghiệp khôi phục doanh số và tiếp cận khách hàng tốt hơn trong năm 2023. Những xu hướng thương mại điện tử nào sẽ thống trị trong năm 2024? Hãy cũng Sapo Blog khám phá những xu hướng Thương mại điện tử nổi bật năm 2024 nhé
Headless eCommerce
Headless eCommerce là một mô hình kiến trúc trong lĩnh vực thương mại điện tử, trong đó phần frontend (giao diện người dùng) và phần backend (hệ thống quản lý nội dung, quản lý đơn hàng, cơ sở dữ liệu, v.v.) được tách biệt hoạt động độc lập với nhau. Điều này cho phép các thành phần khác nhau của trang web thương mại điện tử hoạt động không liên quan đến nhau, và do đó, tạo ra môi trường linh hoạt và hiệu quả hơn cho việc phát triển và quản lý trang web.
Xem thêm: Headless Commerce là gì? Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce trong doanh nghiệp
Lợi ích của Headless eCommerce bao gồm:
- Tích hợp dễ dàng: Với kiến trúc tách biệt giữa frontend và backend, bạn có thể dễ dàng tích hợp các công nghệ mới và bên thứ ba vào trang web thương mại điện tử của mình.
- Tăng tốc độ phát triển: Frontend và backend hoạt động độc lập nhau, cho phép các nhóm phát triển tập trung vào chức năng cụ thể mà họ chuyên về, giúp tăng tốc độ phát triển và giảm thiểu các xung đột.
- Trải nghiệm người dùng tốt hơn: Headless eCommerce cho phép bạn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên nhiều thiết bị và kết nối mạng khác nhau một cách linh hoạt hơn.
- Quản lý nội dung dễ dàng: Kiến trúc Headless cho phép các nhà quản lý nội dung tạo và quản lý nội dung một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tính bền vững và tái sử dụng
Vấn đề khí hậu đã được quan tâm từ rất lâu, đặc biệt khi đại dịch bùng nổ và người tiêu dùng dành nhiều tâm huyết hơn cho các thương hiệu bền vững. Thông điệp được quan tâm nhất hiện nay là một tương lai ảm đạm đang chờ đợi nếu doanh nghiệp không hoạt động theo hướng bền vững. Đối với những khán giả trẻ tuổi, tập trung vào tính bền vững sẽ là xu hướng tiếp thị được phát triển mạnh mẽ trong năm 2024
Người tiêu dùng cho thấy mức độ nhạy cảm của họ đối với môi trường và đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Thương mại điện tử hướng tới. Các công ty sản xuất và đóng gói cũng dần chuyển đổi, bao bì bằng chất dẻo đang dần được thay thế, việc đưa thông tin sản phẩm về nguồn gốc nguyên liệu và cách tái chế cũng dần được chú ý hơn.
Xu hướng Secondhand đang ngày càng trở nên phổ biến và có tác động rất lớn đến xu hướng Thương mại điện tử trong năm 2024. Các doanh nghiệp tập trung đặc biệt vào các mặt hàng cũ đã phát triển mạnh mẽ trong năm vừa qua. Các công ty bán lẻ sản phẩm cũng đang mở rộng hàng tồn kho của họ để bao gồm các mặt hàng đã qua sử dụng. Những người tham gia Thương mại điện tử có thể tận dụng xu hướng này trong các chiến lược tiếp thị thu hút người tiêu dùng.
Tiền điện tử
Là xu hướng nổi bật trong năm 2023 nhưng đã phát triển thành một giải pháp thay thế cho ngân hàng và tiền mặt. Các trang web và nền tảng giao dịch tiền điện tử đã chứng kiến lượng truy cập tăng đột biến trong những năm vừa qua. Sự gia tăng của xu hướng này đã tác động đến tất cả các loại thị trường, ngân hàng và các nền tảng thanh toán lớn đã nhanh chóng bổ sung tiền điện tử trong các dịch vụ của họ.
Xem thêm: Blockchain là gì ? Công nghệ này được ứng dụng thế nào trong cuộc sống?
Blockchain – công nghệ dựa trên tiền điện tử, đã mang lại nhiều tiện ích hơn trong Thương mại điện tử. Đây là một mô hình cơ sở dữ liệu phân tán, được mã hóa, có tiềm năng giải quyết nhiều vấn đề xung quanh sự tin cậy và bảo mật trực tuyến. Blockchain được biết đến rộng rãi như nền tảng cho Bitcoin và các loại tiền điện tử nói chung, ngoài ra còn các ứng dụng tiềm năng của nó còn rộng hơn nhiều, bao gồm các hợp đồng kỹ thuật số thông minh, hậu cần, bảo mật chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc,…
Nâng cao trải nghiệm mua hàng
Dịch vụ giao hàng tận nơi đã được phát triển nhanh chóng, kể từ khi đại dịch bắt đầu, các chủ shop đã tận dụng cơ hội này để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về việc giao hàng tận nơi nhanh chóng và tiện lợi hơn cũng như không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Những người mua trẻ tuổi như Gen Z đang thúc đẩy các nhà giao hàng sáng tạo, linh hoạt và nhanh hơn trong giao hàng.
Omnichannel (Bán hàng đa kênh)
Omnichannel là mô hình tiếp cận đa kênh (mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, trang web thương mại điện tử,…) để tạo ra trải nghiệm mua sắm linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng, bất kể ở đâu, khi nào và sử dụng kênh nào. Theo Statista, 47% doanh nghiệp thương mại điện tử tin rằng bán hàng đa kênh là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh vào các năm tới.
Như tên gọi của mình, Omnichannel là mô hình bán hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên đa dạng các kênh cùng lúc. Nhưng vẫn đảm bảo được một hệ thống quản lý xuyên suốt. Hiệu quả của mô hình này là tạo ra cơ hội phát triển doanh thu. Đồng thời, nâng cao trải nghiệm khách hàng khi có thể dễ dàng mua sắm dưới nhiều kênh và phương tiện khác nhau.
Cụ thể, khách hàng có thể tiếp cận doanh nghiệp thông qua mua hàng trực tuyến. Với thiết bị di động, máy tính bàn hoặc theo cách truyền thống là mua trực tiếp tại cửa hàng. Điều này mang lại sự liền mạch, đồng nhất trong quá trình mua sắm, tạo độ thuận tiện tối đa cho khách hàng.
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel
Hiện nay dù có nhiều kênh bán hàng mới phát triển nhưng vị thế của thương mại điện tử vẫn luôn được khẳng định, giúp cho nhiều nhà bán hàng “lên đời”. Vì vậy, có trong tay những xu hướng thương mại điện tử nổi bật sẽ là kim chi nam để nhiều chủ shop tăng tốc và bức phá trong thị trường đang có nhiều chuyển biến khó khăn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của Sapo Blog. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo