Quán bar là mô hình giải trí được ưa chuộng đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Đây cũng là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng được nhiều nhà đầu tư chú ý đến. Quán bar là gì? Hiện nay trên thị trường tồn tại những loại hình quán bar nào? Cùng Sapo.vn đi tìm hiểu nhé.
1. Bar là gì?
Bar là một cơ sở kinh doanh phục vụ các loại đồ uống có cồn như bia, rượu vang, cocktail; các loại đồ uống khác như nước giải khát, nước khoáng, nước ép và các món ăn nhanh như khoai tây chiên, snack, đậu phộng,…Bên cạnh đó, quán bar còn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm với những trò chơi tiêu khiển và những chương trình ca nhạc có sự góp mặt của người nổi tiếng, vũ công chuyên nghiệp.
“Bar” được nhà soạn kịch Robert Greene đề cập đến trong Noteable Discovery of Coosnage từ năm 1592. Tuy nhiên, cách phục vụ trong quán bar hiện nay được bắt nguồn từ Isambard Kingdon Brunel với mục đích chính là phục vụ khách hàng đang vội bắt tàu hỏa cho đến các phòng chờ tại ga đường sắt Swindon vào năm 1842. Quầy bar đầu tiên phục vụ rượu được lắp đặt vào năm 1851 tại khách sạn Great Western trên trạm xe lửa Paddington, London.
Quán bar phục vụ khách hàng có độ tuổi từ 18 hoặc 21 tuổi trở nên tùy vào quy định của từng quốc gia. Nét đặc trưng nổi bật nhất của quán bar chính là sự sôi động với những bản nhạc được bật âm lượng to nhất.
Nội thất ở bar thường là những loại bàn ghế cao để khách đứng xung quanh hoặc ngồi ở quầy bar xem nhân viên pha chế làm việc. Khách hàng đi một mình thường có xu hướng ngồi gần quầy bar để quan sát Bartender pha chế đồ uống.
2. Các loại hình quán bar
Cùng với nhu cầu giải trí của mọi người ngày càng nhiều và sự phát triển của mô hình này, ngày càng có nhiều mô hình quán bar xuất hiện. Dưới đây là 4 mô hình quán bar mà bạn dễ dàng bắt gặp.
2.1 Mô hình quán bar bình dân
Đây là loại hình quán bar phổ biến chủ yếu phục vụ khách quen, người sống ở khu vực gần đó. Bar bình dân được thiết kế khá đơn giản, giống như một quán rượu nhỏ để mọi người đến giao lưu.
Loại hình quán bar này không quá đông đúc nhưng mang lại không gian thoải mái để khách hàng trò chuyện cũng như thưởng thức những loại đồ uống cũng như âm nhạc hảo hạng.
Bên cạnh đó, quán bar còn setup các trò chơi như phi tiêu, bida,…để khách hàng có thêm các trò chơi giải trí.
2.2 Mô hình quán bar thể thao (sport bar)
Đây là mô hình quán bar hướng đến đối tượng khách hàng là những người yêu thích thể thao. Bên cạnh việc đầu tư vào quán bar, quán còn đầu tư các các thiết bị với màn hình lớn để truyền hình trực tiếp các sự kiện thể thao, các giải đấu lớn.
Ngoài những món đồ uống có cồn như rượu, cocktail; quán còn phục vụ thêm các món đồ ăn nhẹ, đồ nhậu và các đồ uống được dân thể thao yêu thích như các loại bia, các loại nước ngọt. Vào những dịp diễn ra các sự kiện bóng đá, các giải đấu thể thao thì những quán bar này thường thu hút khách hàng hơn bao giờ hết.
2.3 Mô hình quán bar đặc biệt
Đây là mô hình quán bar còn khá mới mẻ tại Việt Nam khi ở đây thường chỉ phục vụ chuyên một loại đồ uống nhất định. Quán bar đặc biệt thường xuất hiện ở những khu dân cư cao cấp, có lối kiến trúc hoài cổ.
Đối tượng mà loại hình này hướng đến là nhóm người có thu nhập cao, muốn trải nghiệm những thứ mình yêu thích với dịch vụ cao cấp. Vậy nên, bạn cần chăm chút cũng vào cách trang trí cũng như công thức đồ uống của quán.
2.4 Rooftop bar
Đặc trưng của loại hình quán bar này là vị trí được đặt trên sân thượng của những tòa nhà cao tầng, khách sạn cao cấp, nhà hàng,…Rooftop bar được thiết kế sang trọng, không gian đẳng cấp hướng đến những khách hàng cao cấp. Đây thường là tụ điểm giải trí cho những khách hàng có điều kiện tài chính thích những không gian sôi động để phục vụ nhu cầu giải trí của bản thân.
Một điều bạn cần lưu ý khi mở Rooftop bar là đảm bảo có người hướng dẫn từ dưới chân các tòa nhà để khách dễ dàng tìm được lối lên quán. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số khu vực che chắn hoặc mái che di động để chủ động khi trời mưa.
3. Phân biệt quán bar và club
Về tổng quan, bar và club có rất nhiều điểm tương đồng khiến nhiều người hay nhầm lẫn. Tuy vậy, đây là lại hai mô hình hoàn toàn khác nhau với nhiều đặc trưng riêng biệt.
Đối với quán bar, khách hàng của họ thường tìm đến để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng và thưởng thức đồ uống yêu thích. Ngược lại, đối với club, khách hàng đến đây thường yêu thích sự sôi động cùng những bản nhạc mạnh mẽ khuấy động không khí.
Về mặt không gian, quán bar được thiết kế bố trí nhiều bàn ghế hơn so với club để phục vụ khách hàng thưởng thức đồ uống. Club thì lại hạn chế để dành diện tích không gian lớn bố trí sàn nhảy.
Các loại đồ uống ở bar cũng đa dạng với nhiều loại đồ uống cho khách hàng lựa chọn. Vì vậy việc xác định mục đích chính để giải trí là yếu tố giúp bạn lựa chọn đến với bar hay club.
Xem thêm: Club là gì? Cách phân biệt Club với Bar, Pub, Lounge chính xác nhất
4. Chi phí mở quán bar là bao nhiêu?
Chi phí mở quán bar phụ thuộc vào địa điểm mở quán, quy mô và phân khúc khách hàng mà quán hướng đến. Số tiền bỏ ra càng lớn thì bạn sẽ có không gian quán càng rộng và được đầu tư.
Một số chi phí mở quán bar bạn cần chuẩn bị bao gồm:
- Chi phí mặt bằng
- Chi phí setup, trang trí
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân sự
- Chi phí marketing
- Chi phí duy trì và phát sinh
5. Điều kiện mở quán bar
Các loại giấy phép cần thiết khi kinh doanh quán bar bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
- Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Điều kiện mở quán bar được căn cứ vào Điều 5 Nghị định 54/2019/NĐ- CP quy định như sau:
- Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Phòng quán bar/vũ trường phải có điện tích sử dụng từ 80m2 trở lên, không tính công trình phụ.
- Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
- Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200m trở lên.
Tổng kết
Qua bài viết này, Sapo hy vọng đã giúp bạn hiểu được tổng quát về quán bar, các loại hình quán bar cũng như một số thông tin liên quan đến mô hình này. Chúc các nhà đầu tư sẽ tìm ra cho mình hướng kinh doanh đúng đắn và thu về lợi nhuận cao. Chúc các bạn kinh doanh thành công.