Bước 1: Đầu tiên là cần có một khu đất nền để thực hiện đầu tư dự án khu đô thị
Đối với một dự án đất nền thường gặp, chủ đầu tư sẽ đầu tư trên đất nông nghiệp như đất lúa, đất rừng… Trong trường hợp khu vực đó còn có quá nhiều đất thổ cư thì sẽ ít chủ đầu tư làm dự án vì chi phí đền bù khá cao.
Chủ đầu tư có sẽ được thông qua 3 hình thức khác nhau để sở hữu đất:
Cách đầu tiên và phổ biến nhất là chủ đầu tư họ đã mua, thu gom được các lô đất liền kề nhau. Trong trường hợp may mắn sẽ có ít nhất 50-70% rồi sau đó sẽ xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Cách thứ 2 là được nhà nước giao đất để làm dự án khu đô thị (thường là khu dân cư)
Cách thứ 3 để sở hữu đất là thông qua hình thức đấu giá tại địa phương.
Ảnh mô tả
Xem thêm: Quy trình đấu giá quyền sử dụng đất
Bước 2: Đối với dự án đất nền, công tác đền bù rất quan trọng
Đây được xem là bước vô cùng quan trọng và hầu như quyết định sự thành bại của một dự án. Để có thể giảm thiểu rủi ro thì chủ đầu tư phải đi thu gom đất được 6-70% diện tích ở khu vực muốn thực hiện.
Rất nhiều dự án đã thất bại vì chủ đầu tư không đàm phán để đền bù được.
Thường thì sau khi có đất, chủ đầu tư sẽ xin chấp thuận chủ trương, nhà nước sẽ làm công tác tư tưởng, sẽ có ban bồi thường để thực hiện các công tác thống kê, định giá… Khi đó, chủ đầu tư sẽ trực tiếp đưa tiền cho ban bồi thường để đền bù.
Xem thêm: Ý nghĩa quy hoạch 1/2000 và hướng dẫn xem bản đồ chi tiết
Bước 3: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Để có thể thực hiện 1 dự án thì phải xin phép chính quyền như UBND Quận, Huyện. Đối với các dự án quy mô lớn thì phải xin phép UBND tỉnh, Thành phố.
Trong trường hợp khu vực đó phù hợp với quy hoạch nhà nước đề ra để có thể phát triển một khu dân cư thì sẽ có văn bản đồng ý được UBND cấp theo mẫu như “Đồng ý cho công ty X đầu tư phát triển dự án ABC…”
Bước 4: Xin chấp thuận phương án đầu tư hạ tầng
Tiếp theo, chủ đầu tư cần xin chấp thuận “phương án đầu tư hạ tầng” từ Sở Xây dựng – Quy hoạch kiến trúc.
Việc này được hiểu đơn giản là khu đất đó có mật độ xây dựng thế nào, là khu dân cư hay thương mại, diện tích đất được phân lô, diện tích đất để dành cho các tiện ích như công viên, trường học, bệnh viện… điện nước, thoát nước như thế nào…
Một khi đã thống nhất được phương án đầu tư hạ tầng thì sẽ thuê công ty về thiết kế mặt bằng như đường xá, điện, nước, tiện ích.. đi kèm.
Xem thêm: Thành phố Hà Nội đang tiến hành đẩy nhanh 31 đồ án quy hoạch thuộc 5 khu đô thị vệ tinh
Bước 5: Quyết định phê duyệt 1/500.
Sau khi thống nhất về kế hoạch, chủ đầu tư sẽ qua UBND Quận, Huyện xin họ đồng ý với các phương án đầu tư hạ tầng trên thì sẽ “chấp thuận cho đầu tư hạ tầng”. Từ đó ra được quyết định quy hoạch đồ án 1/500
Quy hoạch chi tiết 1/500 (đối với dự án quy mô lớn hơn 5ha) hoặc quy hoạch chi tiết mặt bằng 1/500 (đối với dự án quy mô nhỏ hơn 5ha)
Vì vậy, quyết định 1/500 vô cùng quan trọng đối với một dự án đất nền. Khi khách hàng đi mua đất thì đây là câu hỏi được sử dụng nhiều nhất.
Quyết định 1/500 được hiểu như 1 văn bản được UBND Quận, Huyện đồng ý cho phép chủ đầu tư làm dự án và trên hết là đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong quyết định ghi rõ ràng và chi tiết về thông tin khu đất, ai là chủ đầu tư, vị trí, quy hoạch kiến trúc thế nào….
Xem thêm: Ý nghĩa quy hoạch 1/500, Cách xem bản đồ 1/500 chi tiết
Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 của Khu nhà ở nông thôn Nam Long 2, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
Bước 6: Xin giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Riêng đối với dự án đất nền, Giấy phép xây dựng bao gồm hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải và công trình khác.
Ảnh mô tả giấy phép xây dựng
Xem thêm: Nắm chắc những điều sau để tránh mất tiền oan khi đầu tư bất động sản
Bước 7: Làm cơ sở hạ tầng
Sau khi có quyết định 1/500, chủ đầu tư dự án cần phải hoàn thiện việc đầu tư xây dựng đúng theo kết cầu cơ sở hạ tầng, bao gồm các công trình công cộng, công trình dịch vụ, các công trình khác theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã phê duyệt.
Đảm bảo việc kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực đó và cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, nước, hệ thống cống thoát nước, thu gom rác thải.
Bước 8: Nghiệm thu hạ tầng
Riêng đối với các dự án đất nền, việc nghiệm thu cơ sở hạ tầng chung quy sẽ bao gồm chất lượng, số lượng và đặc biệt vị trí phải theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã phê duyệt.
Trên cơ sở đó phải tiến hành đo đạc, cắm mốc cụ thể về dự án đang triển khai.
Việc diễn ra nghiệm thu phải được cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có dự án thực hiện, xác nhận và đóng dấu, mà không phải là chủ đầu tư tự thuê một đơn vị tư nhân đứng ra nghiệm thu và đóng dấu vào văn bản nghiệm thu.
Đối với nhà phố: Xong phần thô.
Một dự án đã hoàn thiện xong hạ tầng và chờ nghiệm thu
Xem thêm: Những điểm đổi mới trong giá đất nhà nước 2022
Bước 9: Đóng thuế, ra sổ hồng từng lô.
Trước khi ra sổ chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).
Ở bước này chủ đầu tư phải nộp lại sổ hồng tổng của dự án (hoặc bao gồm rất nhiều cuốn sổ hồng khác nhau), tổng hợp lại sổ nào đã chuyển qua đất ở, sổ nào chưa chuyển qua đất ở để đóng thuế.
Kết luận
Trên đây là quá trình đầu tư dự án đô thị (Dự án đất nền), ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất vàng cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất.
Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch – Dự án – Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net