Bước 1: Đặt cọc mua bán
Hợp đồng đặt cọc bao gồm những thông tin cơ bản sau:
Thông tin bên bán. Bên bán đảm bảo các yêu cầu như:
– Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất vẫn nằm trong thời hạn sử dụng đất Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Thông tin bên mua. Bên mua cần đảm bảo các yêu cầu:
– Bên mua là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp
– Thông tin người làm chứng (nếu có) Đầy đủ các thông tin mô tả về ô đất như: Địa chỉ trên sổ, diện tích trên sổ, số sổ….
– Giá tiền mua bán, số tiền mà bên mua đặt cọc, quá trình và tiến độ thanh toán..
Nội dung thoả thuận giữa 2 bên mua và bán Các thoả thuận khác như: Bên nào chịu thuế, phí….
Bước 2: Tiến hành ký kết
Hợp đồng mua bán/ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Văn phòng công chứng trên địa phương nơi có tài sản giao dịch
– Bên bán cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định, Nếu được ủy quyền thực hiện giao dịch thì cần cung cấp hợp đồng ủy quyền hợp pháp; Sổ hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng (nếu chưa kết hôn cần giấy xác định tình trạng độc thân); Chứng minh thư, thẻ căn cước công dân có giá trị tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản; Trích lục thửa đất; Chứng từ nộp thuế đất; Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; Một số giấy tờ khác có liên quan…
– Bên mua cần chuẩn bị các giấy tờ:
+ Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân có giá trị tại thời điểm giao dịch mua bán Bất động sản; Sổ hộ khẩu thường trú; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với những trường hợp chưa kết hôn và giấy đăng ký kết hôn với những trường hợp đã kết hôn; Một số giấy tờ khác có liên quan..
– Hai bên tiến hành nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng và ký kết hợp đồng:
+ Phòng công chứng sẽ kiểm tra và thẩm định hồ sơ: Đối với trường hợp các bên tự soạn trước dự thảo Hợp đồng chuyển nhượng, nếu đáp ứng điều kiện thì tiếp tục, nếu không đáp ứng điều kiện hoặc vi phạm pháp luật thì yêu cầu sửa đổi, lập dự thảo hợp đồng mới;
+ Phát hành hồ sơ: Công chứng viên lập dự thảo hợp đồng (đối với trường hợp các bên mua bán không lập dự thảo hợp đồng trước);
– Bên bán và mua lần lượt sẽ ký vào 3 bản hợp đồng, Ký dưới mỗi trang và ký, ghi rõ họ tên vào trang cuối hợp đồng. Sau đó sẽ điểm chỉ
– Công chứng viên sẽ ký, đóng dấu, ghi lại lời làm chứng vào hợp đồng mua bán.
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai
Bên mua có thể nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin đăng ký (theo mẫu sẵn có)
– Hợp đồng chuyển nhượng và giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đã công chứng đầy đủ
– Những giấy tờ tuỳ thân khác như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân
Bước 4: Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính
Các bên nộp thuế và phí tại thời điểm giao dịch theo quy định hiện hành của pháp luật.
Sau cùng sẽ nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
– Thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ
– Trường hợp đối với vùng sâu vùng xa thì thời gian giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc.
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch – Dự án – Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net