Thị trường spa làm đẹp tại Việt Nam được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng phi mã. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường spa, trong năm 2023 đã có hơn 6000 cơ sở spa thành lập. Tuy nhiên, số lượng spa mở ra & số lượng spa duy trì hoạt động kinh doanh ổn định không cao. Rất nhiều spa đã phải đóng cửa, kinh doanh thất bại vì một vài sai lầm phổ biến. Trong bài viết hôm nay, KiotViet gửi đến các chủ spa những sai lầm tuyệt đối nên tránh khi kinh doanh. Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Không nắm bắt được thị trường
Thị trường làm đẹp luôn phát triển và thay đổi qua từng năm, luôn luôn có những công nghệ làm đẹp mới, dịch vụ mới được cập nhật và tạo nên xu hướng làm đẹp được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhiều bạn muốn mở spa nhưng lại chưa nắm được kiến thức chuyên môn, không hiểu rõ thị trường đang cần gì, thiếu gì, không tập trung vào dịch vụ chuyên môn cụ thể để có thể đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng mà chỉ tập trung mở spa để thỏa mãn đam mê, đầu tư dàn trải. Như vậy rất dễ khiến công việc kinh doanh không bền vững, không duy trì được lâu dài.
Bên cạnh đó, trước khi mở spa, bạn cũng nên tìm hiểu và nghiên cứu trước về thị trường, đối tượng khách hàng tiềm năng ở từng khu vực. Cụ thể, nếu mở spa ở thành phố, người dân có sự hiểu biết và mức độ quan tâm nhất định đối với việc chăm sóc da, thẩm mỹ thì có thể áp dụng nhiều gói liệu trình chăm sóc, điều trị da chuyên sâu, nhiều dịch vụ mới mẻ với nhiều mức giá từ bình dân đến cao cấp sẽ hiệu quả. Tuy nhiên không thể áp dụng chung một dịch vụ, một mức giá đối với spa ở nông thôn do khách hàng chưa có quá nhiều kiến thức và sự quan tâm đối với ngành làm đẹp, spa. Nên áp dụng các gói spa chăm sóc, điều trị cơ bản với mức giá vừa phải trong khả năng chi trả để tiếp cận khách hàng ở khu vực này.
2. Không có kiến thức chuyên môn, tay nghề kém
Sở hữu tiềm năng kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ, thị trường spa hiện nay đã và đang thu hút rất nhiều đầu tư. Rất nhiều cơ sở spa mới mở tạo ra sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Theo số liệu thống kê từ báo cáo nghiên cứu thị trường spa 2023, tại Việt Nam có 90% các chủ Spa xuất thân là những chuyên gia làm đẹp và 10% còn lại là những người kinh doanh tay ngang, nhưng 10% này là những người đang nắm chuỗi thị trường spa.
Như vậy những chủ spa “tay ngang” thường có rất ít kinh nghiệm chuyên môn, tay nghề không chuyên sâu, chỉ đầu tư theo đam mê, xu hướng và nhìn thấy lợi nhuận khổng lồ từ những chủ spa khác mà quyết định “dấn thân” vào kinh doanh spa. Việc không có kiến thức, không có tay nghề sẽ khiến spa mất điểm ngay sau khi khách hàng sử dụng xong dịch vụ buổi đầu và không bao giờ quay lại làm dịch vụ vào lần tiếp theo. Khách hàng hiện đại rất thông minh và có nhiều sự lựa chọn. Nếu nhận thấy vấn đề từ spa của bạn hoặc không hài lòng với tay nghề nhân viên, họ sẵn sàng rời bỏ và trao cơ hội cho spa khác chuyên nghiệp hơn mặc dù spa của bạn có đưa ra ưu đãi hấp dẫn hay mức giá tốt hơn.
Kinh nghiệm và tay nghề chuyên môn là yếu tố giúp giữ chân khách hàng. Ảnh: Internet
3.Tuyển dụng và đào tạo nhân viên không bài bản
Về bản chất, spa là ngành dịch vụ. Khách hàng không chỉ đến để chăm sóc, điều trị các vấn đề của họ mà còn “mua” sự trải nghiệm, tư vấn, phục vụ tận tình và chu đáo. Nếu spa của bạn tuyển dụng và đào tạo nhân viên không tốt về cả tay nghề và thái độ, khách hàng sẽ không bao giờ đưa spa của bạn trở thành sự ưu tiên khi có nhu cầu làm đẹp.
Ngành spa được giới chuyên gia đánh giá là đang “khát” nhân sự có tay nghề & chuyên môn. Do không có quá nhiều trường lớp đào tạo bài bản, chính thống, các bạn có nhu cầu học nghề thường học tại các trung tâm đào tạo nhỏ, chưa có đủ năng lực để cấp chứng chỉ hành nghề. Chính vì vậy, vấn đề tuyển dụng cũng trở nên nan giải hơn để có thể tuyển được độ ngũ nhân viên ưng ý. Nếu chủ spa đã có kinh nghiệm và tay nghề tốt, hãy dành thời gian để tuyển dụng và đào tạo kỹ lưỡng cho nhân viên của mình để có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Một số yếu tố cần có ở một nhân viên spa các chủ spa có thể tham khảo khi phỏng vấn như:
– Ngoại hình ưa nhìn: Điều này rất quan trọng khi làm trong ngành làm đẹp. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn khi được tư vấn và thực hiện dịch vụ bởi các nhân viên có ngoại hình đẹp, làn da căng mướt không khuyết điểm).
– Khả năng giao tiếp tốt: Bên cạnh tay nghề chuyên môn giỏi, nhân viên có khả năng giao tiếp, tư vấn và trò chuyện với khách hàng sẽ dễ tạo thiện cảm hơn, khách hàng cũng từ đó lựa chọn spa bởi yếu tố này khi họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi được phục vụ bởi nhân viên biết ăn nói.
– Tay nghề chuyên môn cao: Nếu bạn tuyển được nhân viên đã có kinh nghiệm thì sẽ không mất nhiều thời gian đào tạo để nhân viên quen việc, có thể bắt tay vào thực hiện dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng hơn. Nhân viên có tay nghề cao cũng sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi lựa chọn dịch vụ.
– Tính cách tỉ mỉ, cẩn thận: Một trong những tính cách rất cần thiết ở nhân viên spa đó là tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì. Điều này sẽ giúp spa được cộng điểm khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Khách hàng luôn có đánh giá không tốt đối với những nhân viên ẩu, vụng về, không tỉ mẩn trong ngành làm đẹp cần sự tỉ mẩn và chu đáo này.
Chú trọng đào tạo nhân viên là cách giúp spa vận hành hiệu quả hơn. Ảnh: Internet
4. Sai lầm trong thiết kế và thi công spa
Thiết kế không gian spa cũng là vấn đề quan trọng và là yếu tố khách hàng cũng khá quan tâm khi lựa chọn cơ sở spa phù hợp để làm đẹp. Khi mở spa, chủ kinh doanh nên đảm bảo thiết kế đúng công năng sử dụng, chuyên môn hóa các dịch vụ mũi nhọn ở các phòng trị liệu tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo được về mặt thẩm mỹ, sự thoải mái, tinh tế và thư giãn cho khách hàng. Hãy lựa chọn đơn vị thi công và thiết kế spa uy tín để sở hữu không gian như ý. Rất nhiều spa thất bại vì thiết kế không đủ công năng, mang lại cảm giác chật chội, khó chịu và khiến khách hàng không thoải mái khi làm dịch vụ.
5. Không có chiến lược Marketing bài bản
Nếu spa có tay nghề tốt, không gian đẹp nhưng không có ai biết tới, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi kinh doanh spa. Marketing, truyền thông quảng cáo đối với ngành nghề nào cũng rất quan trọng. Đây là cách thu hút khách hàng hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đặc biệt là spa, thương hiệu mới khai trương cần tăng nhận diện thương hiệu và định hình vị thế trên thị trường, việc bỏ một khoản vốn đầu tư cho Marketing, quảng cáo là việc nên làm đầu tiên để thu hút và lôi kéo khách hàng, xây dựng tệp khách hàng tiềm năng từ data Marketing. Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing để có thể tự triển khai, bạn có thể thuê đội Marketing bên ngoài giúp chủ spa thực hiện những chiến dịch truyền thông hiệu quả.
6. Chăm sóc khách hàng không tốt
80% doanh thu được tạo ra bởi 20% khách hàng. Điều này minh chứng tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng tốt ảnh hưởng đến doanh thu của spa như thế nào. Nếu spa của bạn có dịch vụ tốt đi kèm kịch bản chăm sóc khách hàng chu đáo, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành và giới thiệu spa cho bạn bè và người thân đến trải nghiệm. Hãy thử đặt câu hỏi, liệu khách hàng có nhớ đến và muốn quay trở lại spa họ không có sự kết nối, không được chăm sóc, nhắc hẹn và quan tâm chu đáo hay không? Một vài hành động nhỏ như gửi tin nhắn cảm ơn, nhắc hẹn sau mỗi lần sử dụng dịch vụ, nhắn tin chúc mừng vào ngày sinh nhật, nhanh chóng xử lý các phàn nàn, yêu cầu của khách hàng.
7. Không có kế hoạch sử dụng vốn khoa học
Rất nhiều spa trở nên khó khăn trong vấn đề tài chính chỉ sau vài năm đi vào hoạt động. Không có nguồn vốn xoay vòng là vấn đề nhiều chủ spa gặp phải. Trong khi rất nhiều chi phí spa phải chi trả hàng tháng như: tiền lương nhân viên, mua sắm, khấu hao thiết bị thẩm mỹ, dụng cụ, mỹ phẩm,…Nên có kế hoạch dự trù nguồn vốn xoay vòng đảm bảo đủ duy trì trước khi có lợi nhuận.
8. Thiếu kỹ năng quản lý
Quản lý lỏng lẻo cũng là yếu tố khiến spa kinh doanh thất bại. Là chủ spa, bạn cần bao quát được các vấn đề trong quản lý vận hành như: thu chi, lợi nhuận, lương thưởng của nhân viên, công nợ nhà cung cấp, hàng hóa,, trang thiết bị, dữ liệu và lịch hẹn khách hàng. Nếu quản lý bằng sổ sách hay excel, rất khó có thể quản lý chính xác các vấn đề trên, thường xuyên nhầm lẫn, sai sót và thất thoát chính là mối đe dọa đối với spa.
Để giúp các chủ spa quản lý và nắm rõ mọi biến động trong kinh doanh, tiết kiệm thời gian và kinh doanh hiệu quả hơn, nhiều chủ spa đã dùng phần mềm quản lý dành riêng cho spa – KiotViet.
Khám phá ngay: Phần mềm quản lý spa hiệu quả
9. Thiết kế liệu trình, giá bán không phù hợp với khách hàng
Không hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng tiềm năng, chỉ tập trung thiết kế các liệu trình spa yêu thích với mức giá “trên trời” chính là yếu tố cản trở việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Bạn nên tìm hiểu trước xu hướng/nhu cầu/mức độ có thể chi trả của khách hàng tiềm năng trong khu vực để thiết kế liệu trình spa với mức giá phù hợp. Hiểu đơn giản, bạn không thể chào bán liệu trình spa cao cấp, đối tượng khách hàng sang trọng ở nông thôn nơi người dân có mức thu nhập thấp hơn được.
10. Không đăng ký giấy phép kinh doanh
Những giấy tờ cần chuẩn bị:
– Giấy phép kinh doanh
– Chứng chỉ nghề
– Giấy phép hành nghề
– Hợp đồng lao động nhân viên( nếu có nhân viên)
– Thuế
– Hoá đơn mua bán máy móc
– Hoá đơn mua bán mỹ phẩm
– Giấy kiểm định sản phẩm
Xem thêm: Muốn mở spa cần bằng cấp gì?
Kết luận: Như vậy, phần mềm quản lý bán hàng KiotViet đã tổng hợp một số sai lầm cần tránh khi kinh doanh spa, hi vọng có thể giúp các bạn có thêm thông tin trước khi mở spa. Đọc thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh hữu ích khác TẠI ĐÂY.