Self Service là gì? Lợi ích khi ứng dụng mô hình này trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

Trong những năm trở lại đây, mô hình kinh doanh tự phục vụ – self service đã “lên ngôi” và đang dần thay thế mô hình phục vụ tại bàn truyền thống. Hiện nay, nhiều thương hiệu đang tận dụng công nghệ và các thiết bị điện tử để hỗ trợ khách hàng trong quá trình gọi món, thanh toán và nhận đồ. KFC, Mc Donald, The Coffee House, Highlands Coffee, Starbuck,… là những thương hiệu đồ ăn, đồ uống nổi tiếng đang áp dụng thành công hình thức này.

self-service-nha-hang

Mô hình Self Service trong kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?

Trong ngành F&B, mô hình tự phục vụ hay Self Service là một hình thức mà khách hàng sẽ tự gọi món tại quầy và trả tiền trước cho nhân viên. Sau đó, đợi nhận món và tự mang ra bàn của mình. Không chỉ vậy, khách hàng cũng sẽ phải tự phục vụ từ A-Z những khâu nhỏ nhặt nhất, như lấy thìa, đũa, khăn hay nước uống. Nhiều cửa hàng còn đặt ra quy định yêu cầu khách hàng phải tự dọn dẹp sau khi dùng xong phần đồ ăn, thức uống của mình.

Nhìn chung, mô hình tự phục vụ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên. Cụ thể, về phía doanh nghiệp F&B, mô hình này sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí lớn dành cho nhân sự. Còn về phía khách hàng, họ có thể chủ động được trong mọi thứ, giảm thiểu thời gian chờ đợi phục vụ.

Lợi ích khi áp dụng mô hình Self Service vào hoạt động kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống 

self-service

Mô hình tự phục vụ đem lại sự thuận tiện cho cả chủ kinh doanh lẫn khách hàng

Hạn chế sự phụ thuộc vào nhân viên

Hình thức tự phục vụ – self service có thể là một phương án dự phòng tốt trong trường hợp bạn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên vì bất kỳ lý do gì – có thể là khi nhân viên bị ốm đột ngột hoặc nếu bạn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên có trình độ.

Nếu khách hàng của bạn có thể tự đặt và thanh toán đơn hàng cũng như nhận đồ ăn từ khu vực quầy gọi đồ và thanh toán, điều đó có nghĩa là bạn có thể tiếp tục xử lý đơn hàng ngay cả khi không có nhân viên thu ngân. Bằng cách kết nối trực tiếp với hệ thống hiển thị nhà bếp, khách hàng có thể tự động gửi đơn đặt hàng của họ đến bộ phận bếp trong thời gian thực.

Đây là một giải pháp tuyệt vời cho những người kinh doanh muốn cắt giảm chi phí lao động mà vẫn không làm giảm hiệu quả trong hoạt động vận hành. 

Giảm thời gian chờ đợi

Việc lắp đặt thiết bị tự gọi món trong nhà hàng của bạn cũng có thể rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng vì họ có thể đặt hàng bất cứ lúc nào, từ đó giảm thiểu thời gian xếp hàng chờ đợi.

Điều này đặc biệt đúng trong những giờ ăn trưa cao điểm. Khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp tại các kiot tự phục vụ mà không cần phải đợi nhân viên thu ngân.

Các nhà hàng cũng có thể triển khai đặt hàng trực tuyến để giảm bớt quá trình mua mang đi. Nếu bạn cho phép khách hàng xem thực đơn của mình và đặt hàng từ điện thoại thông minh của họ, họ có thể đặt hàng trong khi đang trên đường đến lấy hàng. Thức ăn của họ sau đó có thể sẵn sàng để mang đi ngay khi họ đến.

Xem thêm:Mô hình kinh doanh xe bán đồ ăn take away phổ biến nhất 2023

Upsale cho khách hàng 

Nghiên cứu về mô hình mua hàng của khách hàng cho thấy mọi người cảm thấy ít xấu hổ hơn khi đặt một đơn hàng lớn khi họ gọi món trên thiết bị kỹ thuật số thay vì nói chuyện trực tiếp với nhân viên phục vụ. Bạn có thể tận dụng điều này để làm lợi thế cho mình bằng cách tận dụng cơ hội để upsale các món có sẵn trong thực đơn.

Bạn có thể thiết lập máy tự phục vụ của mình để đề xuất các tiện ích bổ sung hoặc các mục menu bổ sung mỗi khi ai đó đặt hàng. 

Nhược điểm của mô hình tự phục vụ – Self Service trong nhà hàng, quán ăn, quán cafe

self-service

Các thương hiệu đồ ăn nhanh đang đi đầu trong việc ứng dụng self servide trong vận hành

Tất nhiên, điều gì cũng có hai mặt, có một số nhược điểm đối với hệ thống tự phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Hạn chế chính là vấn đề trải nghiệm của khách hàng. Đó không chỉ là về thức ăn; đó là về trải nghiệm ăn uống nói chung.

Các nhà hàng tự phục vụ thiếu dấu ấn cá nhân mà các nhà hàng đầy đủ dịch vụ mang lại. Đây là điều mà nhiều người mong muốn khi họ đi ăn ngoài. Tuy nhiên, một giải pháp dễ dàng cho vấn đề này là chọn hệ thống hybrid. Bạn có thể lắp đặt một vài máy tự gọi món nhưng vẫn có nhân viên phục vụ mang đồ ăn đến bàn. Ngoài ra, bạn có thể bố trí nhân viên tính tiền cho những người ăn tại cửa hàng và một hệ thống tự phục vụ chỉ dành cho những người đặt hàng mang đi.

Một nhược điểm nhỏ khác của việc tự động hóa các quy trình phục vụ là một số khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc làm quen với công nghệ. Đối với nhiều người, việc sử dụng giao diện thiết bị rất trực quan — chỉ cần chạm và sử dụng. Nhưng những người ít quen với việc sử dụng công nghệ để đặt đồ ăn có thể thấy khó khăn hơn.

Ngoài ra, bất kỳ sự cố kỹ thuật nào (chẳng hạn như cắt Wi-Fi) đều có thể làm gián đoạn dịch vụ ăn uống của bạn.

Một lần nữa, một giải pháp cho vấn đề này là vận hành hệ thống hybrid. Cài đặt một vài kiot tự đặt hàng cho những người muốn chúng, nhưng hãy giữ một vài nhân viên đứng tại đó để hỗ trợ cho những người không rành về công nghệ.

Xem thêm:Mẹo marketing 0 đồng cho món ăn mới trên menu

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng KiotViet: Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng với những tính năng hỗ trợ hình thức self service

1. Quản lý doanh thu vô cùng đơn giản

Công việc quản lý doanh thu luôn là vấn đề đau đầu đối với nhiều chủ nhà hàng. Bằng cách sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn người chủ có thể nắm bắt dễ dàng doanh thu của cả nhà hàng theo từng mốc thời gian khác nhau. 

Không chỉ một nhà hàng hàng, sức mạnh ưu việt của phần mềm thể hiện rất rõ khi có khả năng quản lý doanh thu của cả một chuỗi nhà hàng. Phần mềm quản lý bán hàng có khả năng cung cấp các báo cáo doanh thu từ hoạt động bán hàng trong ngày với số liệu chi tiết của từng chi nhánh. Nhờ đó, chủ nhà hàng sẽ dễ dàng quản lý doanh thu, lợi nhuận tổng quan lẫn chi tiết tại từng chi nhánh với độ chính xác rất cao.

2. Nâng cao hiệu suất bán hàng

Phần mềm quản lý nhà hàng sở hữu giao diện đơn giản bao gồm hệ thống hiển thị bàn và đồ ăn được sắp xếp vô cùng khoa học. Nhân viên thu ngân chỉ cần vài thao tác đơn giản là có thể chọn bàn phù hợp cho khách hàng tùy theo số lượng hoặc order món ăn cho khách một cách nhanh chóng. 

Giờ đây, nhân viên quầy chỉ cần nhấn đặt món là nhân viên bếp có thể nhận được ngay yêu cầu và bắt tay vào làm. Sau khi hoàn thành nhân viên Bếp chỉ cần nhấn thông báo cho nhân viên phục vụ biết để nhận và giao đồ.

3. Nhân viên sẽ được quản lý theo cách chuyên nghiệp nhất

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp nhà quản lý có thể nắm bắt tình trạng hoạt động của nhân viên trong nhà hàng mà không phải trực tiếp đến để giám sát. Mọi hoạt động thu, chi của nhân viên đều được ghi lại trên phần mềm một cách chi tiết. Ngoài ra chủ kinh doanh còn theo dõi được việc chấm công, trạng thái đặt hàng, lịch trình công việc trong ngày của từng nhân viên.

4. Hạn chế tối đa thất thoát hàng hóa trong kho

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống có tính năng quản lý kho đang dần trở thành nhân tố không thể thiếu trong việc kinh doanh. Nhờ ứng dụng này mà nhà quản lý có thể:

  • Kiểm soát chặt chẽ tồn kho định mức: Với phần mềm, chỉ cần một mặt hàng có số lượng dưới định mức  đã cài đặt trước là hệ thống sẽ cảnh báo ngay để người quản kho có thể chủ động nhập hàng.
  • Quản lý hàng hóa theo lô, hạn sử dụng chặt chẽ: Bằng tính năng phân chia theo lô, hạn sử dụng, phần mềm cung cấp góc nhìn chi tiết đến từng lô của từng hàng hóa, giúp người quản lý kho nắm rõ về thời hạn sử dụng cũng như đặc điểm của từng lô hàng.

Cho dù bạn đang kinh doanh một nhà hàng với quy mô nhỏ, nhà hàng phục vụ nhanh hay nhà hàng đầy đủ dịch vụ, các kiot và dịch vụ tự phục vụ đều hoàn hảo cho bạn. Nó tăng tốc quá trình đặt hàng và thanh toán, cuối cùng dẫn đến tăng doanh số bán hàng và đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.