Đến thời điểm này có lẽ chúng ta không cần phải bàn nhiều về tốc độ phát triển của kinh doanh online nữa, nhất là khi mạng xã hội đang ngày càng mở rộng tạo điều kiện cho việc lan truyền tin tức trên mạng nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là càng phát triển thì kinh doanh online lại càng tách biệt so với kinh doanh truyền thống, thậm chí còn có xu hướng cạnh tranh gay gắt. Với những người đang chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh thì việc lựa chọn giữa hai phương thức này thật sự là một quyết định khó khăn. Bài viết sau đây sẽ là bản so sánh khách quan giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn.
1. Điểm giống nhau giữa kinh doanh online và kinh doanh truyền thống
1.1 Đều phải đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc
Kinh doanh là phải có sản phẩm, dù là kinh doanh online hay offline. Muốn đáp ứng nhu cầu thị trường, cung cấp sản phẩm cho khách hàng phải có sản phẩm để kinh doanh. Những sản phẩm ngoài phục vụ nhu cầu của khách hàng phải đảm bảo chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng sản phẩm trong kinh doanh online và offline phải phong phú về chủng loại, đảm bảo về chất lượng để đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần của khách hàng:
Đầu tư về thời gian: Tất nhiên với cả 2 hình thức kinh doanh này, bạn đều phải dành thời gian chăm sóc cho nó, chả có hình thức kinh doanh nào mà nhanh chóng có được thành công. Đầu tư về vốn: Đương nhiên vốn là yếu tố tất yếu để bắt đầu kinh doanh, dù kinh doanh lớn hay nhỏ, đầu tư sản phẩm nhiều hay ít cũng cần có vốn để thực hiện.
1.2 Hỗ trợ – chăm sóc khách hàng tốt kể cả Kinh doanh online
Dù kinh doanh bất kỳ hình thức nào thì việc bạn phải tương tác với khách hàng để cả hai bên cùng đạt được mục đích mà mình mong muốn, khách hàng cần mua sản phẩm, cần dung dịch vụ của bạn.
Trong khi bạn muốn bán và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó. Có thể nói, trong kinh doanh hỗ trợ chăm sóc khách hàng là việc làm cần thiết để giữ khách hàng. Mục đích của việc làm này là để khách hàng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Hình thức có thể khác nhau nhưng hỗ trợ và chăm sóc khách hàng luôn được các doanh nghiệp kinh doanh online và offline quan tâm.
1.3 Luôn đổi mới – đáng tin cậy
Kể cả kinh doanh online hay kinh doanh truyền thống đều rất cần 2 điều này, muốn thu hút khách hàng doanh nghiệp kinh doanh luôn phải đổi mới, đổi mới là để bắt kịp với sự phát triển của xã hội, đổi mới cũng là để làm mới mình phù hợp với những nhu cầu thay đổi của khách hàng.
Một sản phẩm tốt, thái độ phục vụ tận tình, chăm sóc chu đáo, dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi tốt sẽ được quan tâm hơn cả. Tất cả những điều đó tạo lòng tinh vững chắc của khách hàng với doanh nghiệp kinh doanh. Dù là kinh doanh online hay offline luôn phải tạo lòng tin để khách hàng quay lại những lần sau, đó mới là điều đáng quý.
Xem thêm:
- Bật mí cách quản lý bán hàng đa kênh cho newbie
- 5 lý do khiến bạn kinh doanh online thất bại
2. Điểm khác nhau giữa kinh doanh online và kinh doanh truyền thống
2.1 Các khoản chi phí ban đầu
Để mở một cửa hàng vật lý bạn phải chuẩn bị một khoản vốn không hề nhỏ, chỉ riêng tiền thuê mặt bằng đã mất vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu nếu là địa điểm thuận lợi như mặt đường hoặc khu trung tâm.
Sau đó bạn phải sửa sang, trang trí cho cửa hàng để thu hút khách, mua sắm trang thiết bị, nếu là quy mô lớn thì còn cần một kho hàng để dự trữ nữa. Như vậy, chỉ riêng tiền xây dựng cửa hàng trung bình đã tốn ít nhất gần một trăm triệu.
Trong khi đó nếu chọn kinh doanh online bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền khá nhỏ để xây dựng nền tảng ban đầu bao gồm việc thiết kế website bán hàng và tiếp thị, thậm chí một số người sử dụng mạng xã hội còn không tốn một đồng nào.
Chi phí để có một website chuyên nghiệp so với việc mở cửa hàng vật lý thấp hơn rất nhiều, chỉ cần bỏ ra chưa đến 10 triệu đồng website của bạn sẽ chẳng thua kém bất kỳ website nào trên thị trường hiện nay.
Đọc thêm: Vì sao kinh doanh onine hiệu quả?
2.2 Khả năng quản lý
Quản lý một cửa hàng vật lý chắc chắn rắc rối hơn cửa hàng trực tuyến rất nhiều, ngoài vấn đề kiểm soát thông tin sản phẩm, các hoạt động mua – bán, xuất – nhập bạn còn phải quản lý cả nhân viên nữa. Trong khi đó các hoạt động quản lý trên website đều được lưu trữ thông tin tự động, cho phép bạn truy xuất dữ liệu bất cứ lúc nào để kiểm tra, rất tiện lợi.
2.3 Khả năng tiếp thị
Một số phương thức tiếp thị truyền thống là phát tờ rơi, đặt băng-rôn, quảng cáo trên báo chí, phương tiện truyền thông như đài FM, truyền hình,… Tuy nhiên, muốn vận dụng các phương thức này bạn sẽ phải bỏ ra khoản phí không nhỏ, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình số tiền tính trên từng giây hiển thị.
Còn trong kinh doanh online, bạn có thể áp dụng các phương thức miễn phí như SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), quảng cáo trên mạng xã hội, diễn đàn và một số công cụ tính phí như Google Adwords, Facebook Ads, Instagram Ads,…
Nếu so sánh giữa hai loại hình này thì phải phân tích khả năng tiếp cận của chúng. Trong kinh doanh online bạn có thể dễ dàng tìm đến các đối tượng khách hàng của mình mà không bị giới hạn thời gian và không gian nhờ vào mạng Internet.
Còn các phương thức truyền thống thì không được như thế, tuy nhiên nó lại dễ tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu hơn. Khả năng lan truyền của tiếp thị trực tuyến nhanh và rộng hơn rất nhiều, chi phí lại thấp nên rất có lợi cho những người thiếu tiềm lực kinh tế.
2.4 An toàn, bảo mật
Như đã nói ở trên, tình trạng lừa đảo trong kinh doanh online khá phổ biến vì vấn đề an toàn và bảo mật thông tin khách hàng chưa được làm triệt để. Các hình thức khai báo để đăng nhập, thanh toán,… đều không đảm bảo độ tin cậy 100%, chỉ cần người dùng thiếu cảnh giác sẽ bị lợi dụng. Còn trong truyền thống, do các giao dịch đều là trực tiếp nên ít gặp tình trạng lừa đảo hơn, các thông tin có thể bảo mật tối đa.
2.5 Thanh toán
Trong khi kinh doanh truyền thống chủ yếu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc sử dụng thẻ tín dụng thì kinh doanh online có nhiều hình thức phong phú hơn như chuyển khoản, ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến,…
Qua 6 phép so sánh này chúng ta có thể thấy mỗi phương thức kinh doanh đều có những ưu – nhược điểm riêng. Nếu bạn không có nhiều vốn và muốn tiếp cận khách hàng nhanh chóng thì có thể chọn kinh doanh online, còn nếu muốn tạo thương hiệu bền vững, lâu dài, xây dựng lòng tin và sự trung thành nơi khách hàng thì hãy chọn kinh doanh truyền thống. Ngoài ra bạn có thể chọn phương án thứ ba, đó là kinh doanh online kết hợp truyền thống.
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
- Mua hàng online có ưu, nhược điểm gì? Kinh doanh online kết hợp truyền thống, ưu điểm và khó khăn Nhược điểm của phương pháp kinh doanh truyền thống
- Cách quản lý bán hàng hiệu quả khi kết hợp kinh doanh online với truyền thống