Nói về những thách thức, tác động tới các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản, có 4 vấn đề cần lưu ý:
Thứ nhất, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong những năm gần đây và hiện nay kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Kêu gọi đầu tư là yếu tố quan trọng hàng đầu, là tác động lớn tới các thị trường, nhất là bất động sản.
Thứ hai, đẩy mạnh tái cơ cấu mô hình kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng toàn diện trong cả nền kinh tế, là chủ trương tiếp theo của chúng ta, lĩnh vực bất động sản cũng không loại trừ.
Thứ ba, Nghị quyết TW 5 của Đảng tiếp tục hoàn thiện thể chế, về đất đai, sở hữu tài sản, giao dịch trao đổi bất động sản… Cuối cùng là tiếp tục kiên định hội nhập kinh tế quốc tế, làm thế nào để chọn lọc hơn, có tiếng nói mạnh mẽ hơn, biết vai biết sức của chúng ta hơn.
Vốn FDI , kiều hối đổ vào thị trường bất động sản tăng trưởng
Đề cập vấn đề vốn cho bất động sản. Trong tổng dư nợ tín dụng 10,8% dành cho bất động sản, tức khoảng 208 nghìn tỷ đồng dành cho bất động sản. Bình quân 5 năm trở lại đây, tín dụng bất động sản hằng năm tăng trưởng hơn 11%. Tín dụng bất động sản bao giờ cũng tăng chậm hơn tín dụng chung, góp phần tích cực thị trường phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư, nhà quản lý.
Vốn dành cho bất động sản nhu cầu rất lớn. Vốn từ ngân hàng còn có vốn FDI, từ kiều hối khá quan trọng, từ đó giảm áp lực cho ngân hàng cung ứng vốn cho bất động sản. Bình quân 3 năm qua, kiều hối đổ về thành phố đạt 5 đến 5,5 tỷ USD mỗi năm, trong đó 20% đổ vào bất động sản, tức khoảng 1 tỷ USD. Đây là hỗ trợ lớn cho các doanh nghiệp, cho thị trường.
Căn cứ Luật Đất đai, Luật kinh doanh bất động sản ngành ngân hàng còn yêu cầu việc bảo lãnh cho người mua nhà. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng hiện nay đi đúng hướng, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển ổn định.
Nguồn vốn FDI vào bất động sản, 5 năm gần đây đầu tư FDI rất lớn. Nguồn vốn mang tính gián tiếp nhiều hơn, vốn từ các tập đoàn, quỹ đầu tư nước ngoài phải phối hợp với công ty trong nước nhằm thuận lợi trong vấn đề giải phóng mặt bằng.
Bởi thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng có đặc thù riêng, đó là có vấn đề hồi hoàn giải phóng mặt bằng, nên các doanh nghiệp nước ngoài phải hợp tác với nhà đầu tư trong nước.Theo: soha.vn
- Tình hình bất động sản Hồ Chí Minh năm 2018
- 5,6 tỷ FDI vào Bất động sản trong 6 tháng đầu 2018
- FDI vào bất động sản Việt Nam tăng mạnh
- Bất động sản Việt Nam nâng tầm nhờ vốn FDI