SEO là một phần quan trọng chiến lược marketing online, thế nhưng vẫn còn rất nhiều người bán hàng online, chủ doanh nghiệp, marketer không dính chặt lấy kế hoạch SEO mà họ đã đề ra vì vấp phải nhiều trở ngại và hạn chế khác nhau. Một trong những ngộ nhận phổ biến nhất khi làm SEO, tăng thứ hạng SEO chính là chi phí – SEO là một việc rất tốn kém, có thể tiêu tốn cả chục triêu, cho đến trăm triệu với 1 chiến dịch SEO bài bản.
Tuy nhiên, với các chủ shop online, doanh nghiệp với số vốn ít, nguồn lực hạn chế, việc mua các gói dịch vụ SEO chuyên nghiệp và đắt đỏ là điều không thể. Thay vào đó, hiện nay có hàng chục, hàng trăm chiến lược đơn giản khác mà bạn có thể áp dụng để tăng thứ hạng SEO cho website của mình. Hãy cùng theo dõi những bí quyết đơn giản và phổ biến nhất trong bài viết sau đây nhé.
15 bí kíp cực đơn giản để tăng thứ hạng SEO cho website
1. Lựa chọn từ khóa phù hợp
Lựa chọn và tối ưu từ khóa là một trong những yếu tố SEO cơ bản khi bạn tự làm hoặc thuê dịch vụ SEO. Tuy nhiên, thay vì đâm đầu vào những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng đã bị các đối thủ lớn chiếm mất vị trí 1,2, bạn hãy chọn và tối ưu những từ khóa gần với thị trường ngách của mình.
Những từ khóa này có lượng tìm kiếm ít, nhưng phần lớn sẽ xuất phát từ khách hàng tiềm năng của bạn và cũng sẽ có ít đối thủ cạnh tranh hơn. Bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí như Google Trends và Google’s Keyword Tool trong AdWords để tìm kiếm lưu lượng bạn mong muốn.
2. Xóa nội dung trùng lặp
Google Search Console sẽ hiển thị các nội dung trùng lặp mà công cụ này tìm thấy trên website của bạn. Mặc dù đây là lỗi nội dung nhưng bạn vẫn nên sửa các nội dung này để luôn tối ưu website của mình thân thiện với công cụ tìm kiếm và khách hàng.
3. Sửa lỗi 404
Sửa lỗi 404 để đem lại trải nghiệm tốt hơn và tăng thứ hạng SEO
Đây là lỗi hiển thị trang 404 khi không thể tìm thấy trang nội dung của bạn. Và khách hàng thì không ai thích điều này cả phải không nào? Bạn có thể sử dụng Google Search Console để tìm ra các trang 404 cũng như sử dụng điều hướng 301 khi cần thiết để điều hướng đến trang nội dung thay thế trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm: 8 bí mật của SEO trường tồn cho doanh nghiệp (Phần 1)
4. Sử dụng tag title cho từng trang
Mỗi một trang từ nội dung cho đến trang chủ đều nên có 1 tag title riêng biệt, giới hạn dưới 70 ký tự, có tính năng mô tả trang mà lại chứa cả từ khóa và không nội dung nào giống nội dung nào. Điều này ban đầu có thể gây đôi chút khó khăn với bạn, nhưng dựa vào lượng từ khóa mà bạn đã chọn, thì việc viết tag title này không khó đâu.
5. Thẻ meta
Tối ưu thẻ meta cho các trang nội dung
Mỗi trang cũng cần thẻ mô tả meta, giới hạn dưới 160 ký tự, mô tả chi tiết hơn về trang nội dung. Mặc dù thẻ mô tả meta không đóng vai trò chính trong việc gia tăng thứ hạng SEO nhưng lại là yếu tố cần thiết để nâng cao tỷ lệ click khi khách hàng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.
Vì vậy, đừng quên rà soát lại những phần mô tả meta này trên toàn bộ website của bạn nhé, những trang nào chưa có thẻ meta, hãy chuẩn bị những nội dung độc đáo và lôi cuốn người đọc.
6. Cấu trúc URL thân thiện
Cấu trúc URL cũng là một yếu tố mà nhiều chủ shop online bỏ qua khi tự làm SEO. Cấu trúc URL thân thiện nên có phần đuôi dễ đọc và liên quan đến nội dung của trang hiển thị. Bạn không nên nhồi nhét các ký hiệu đặc biệt vào phần URL để tránh tình trạng link khó đọc, link không thân thiện.
Xem thêm: Onpage SEO trên Sapo Web: Tưởng không mở mà mở không tưởng
7. Cập nhập thường xuyên blog
Cung cấp nhiều thông tin, thường xuyên và liên tục đến người đọc là một trong những xu hướng nội dung được nhiều chuyên gia áp dụng trong thời gian qua. Không những vậy, Google còn thường xuyên cập nhập các thuật toán để tìm kiếm và đánh giá mức độ cập nhập của nội dung.
Vì vậy đừng quên thường xuyên đăng bài mới hoặc đơn giản hơn là bổ sung thêm thông tin cho các bài viết cũ.
8. Thêm thẻ H1, H2,H3…vào tiêu đề nội dung
Nội dung của bạn cần có tính logic và liên kết chặt chẽ giữa từng phần với nhau bao gồm cả tiêu đề chính và tiêu đề phụ. Google không thể biết bạn cung cấp những thông tin gì nếu bạn bỏ quên các thẻ H1,H2,H3…trong phần tiêu đề nội dung được. Đừng quên thêm các thẻ H1, H2, H3…cho phần tiêu đề nội dung để hướng dẫn Google hiểu hơn về nội dung mà bạn đang cung cấp đến người đọc.
9. Link liên quan
Đặt link liên quan giữa các trang với nhau là một cách rất hữu hiệu để đem lại cho người dùng trải nghiệm tốt hơn cũng như giúp Google hiểu hơn về mối liên quan giữa các trang trong website của bạn. Bạn có thể thêm link nội bộ bằng phương pháp thủ công hoặc qua các công cụ đặt link tự động.
10. Tối ưu hình ảnh
Tối ưu hình ảnh để tăng thứ hạng SEO
Hình ảnh đẹp, chất lượng là điều không thể thiếu đối với các website từ bán hàng cho đến giới thiệu thông tin như hiện nay. Tuy nhiên, tối ưu những hình ảnh này lại là điều mà chưa nhiều chủ shop, chủ doanh nghiệp chú ý đến. Để tối ưu hình ảnh, bạn chỉ cần đặt tiêu đề, thẻ ảnh, mô tả ảnh và thẻ tag ảnh liên quan đến nội dung và từ khóa.
11. Thêm tương tác từ các mạng xã hội
Mỗi bài viết của bạn trên website đều cần được liên kết đến các mạng xã hội thông qua các icon điều hướng. Chia sẻ đến mạng xã hội là cách để đem lại thứ hạng không trực tiếp nhưng lại là cơ hội để bạn kiếm thêm link chia sẻ, điều rất có lợi cho việc tăng thứ hạng SEO cho website của bạn.
12. Tối ưu tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng giúp tăng thứ hạng SEO
Tối ưu tốc độ tải trang
Đây là một vấn đề đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào cách bạn coi trọng yếu tố này. Đơn giản nhất chính là giảm dung lượng ảnh, bỏ các plugin không cần thiết, bỏ các trang nội dung không cần thiết, các trang lỗi…
13. Tối ưu với thiết bị di động
Phần lớn lưu lượng tìm kiếm website hiện nay từ Google là đến từ các thiết bị di động. Nếu website của bạn chưa có phiên bản di động hoặc tối ưu hiển thị trên mọi thiết bị, bạn đang đánh mất cơ hội tiếp cận nhiều khách mới cũng như tự mình đánh tụt thứ hạng SEO. Google cũng không hiển thị đường link của bạn trên kết quả tìm kiếm từ di động nếu website chưa được tối ưu cho các thiết bị này.
14. Xóa link xấu
Khi sử dụng Google Search Console, bạn có thể tải về danh sách link trên website về máy tính. Và từ đây, lọc ra danh sách các link xấu đến từ các nguồn có chất lượng đánh giá kém. Bạn có thể xóa bằng phương pháp thủ công hoặc thông qua email đến đơn vị quản trị website.
15. Tiếp thị nội dung
Bạn có rất nhiều nội dung hay và hấp dẫn nhưng bạn đang làm gì với chúng? Hãy giành thời gian trong ngày để tiếp thị, để đem những nội dugn này đến với nhiều người đọc hơn nữa thông qua các kênh mạng xã hội. Điều này giúp bạn tăng lưu lượng truy cập cũng như gia tăng thứ hạng SEO trong tương lai. Những lưu ý nếu được thực hiện riêng lẻ sẽ không thể đảm bảo thứ hạng SEO website của bạn sẽ tăng lên, thay vào đó, chúng cần được đặt trong một chiến lược SEO bài bản và lâu dài. Mặc dù xây dựng một chiến lược SEO là điều khiến bạn tốn thời gian, công sức và tính kiên nhẫn nhưng là điều không thể thiếu nến bạn muốn duy trì và tăng thứ hạng SEO một cách bền vững.
Xem thêm: 5 sai lầm làm tụt hạng website bán hàng cực nhanh