Hậu Covid, cuộc sống “bình thường hóa” đã trở lại khi người người đến công sở, các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại dần mở cửa trở lại từ đầu năm 2022. Liệu hành vi mua sắm của người tiêu dùng có thay đổi? Hãy cùng Sapo tìm hiểu nhé!
1. Thực trạng mua sắm thời COVID
Covid-19 đã tạo ra một rào cản lớn trong quá trình mua sắm truyền thống của khách hàng, nhưng cũng là tiền đề để người kinh doanh tìm ra giải pháp tiếp cận những phương pháp bán hàng mới. Ở giai đoạn đầu, hầu như người dân rất khó làm quen được với việc mua sắm từ xa và gặp những khó khăn trong việc thanh toán một đơn hàng. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn, việc tiếp cận các hình thức mua hàng và thanh toán online đã dần quen thuộc và trở thành hình thức mua sắm “thú vị” của khách hàng.
Theo ông Phạm Tiến Dũng – Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, việc thanh toán bằng tiền mặt đã giảm đáng kể khi có tác động của Covid-19 khi nhiều ngân hàng có đến 90% giao dịch trên các ví điện tử, hay các hình thức thanh toán thẻ,…
Và với những nhận thức về công nghệ, tiếp cận các kênh kỹ thuật số không chỉ giúp cho các siêu thị, trung tâm thương mại mà ngay cả những cửa hàng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ đã và đang gia tăng được số lượng đơn hàng được thanh toán trực tuyến một cách đáng kể so với các hình thức truyền thống trước.
2. Hậu Covid: Thanh toán “không tiền mặt” lên ngôi
Trước kia, có lẽ chúng ta chỉ bắt gặp những hình thức thanh toán thẻ ở những trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn,… Nhưng nếu bạn là một người “nghiện” mua sắm thì có thể thấy rằng: Những mã QR, máy POS (máy quẹt thẻ) tại các cửa hàng vật lý, hay các cổng thanh toán online ở trên các gian hàng trực tuyến hiện nay đã không còn quá xa lạ và có rất nhiều cửa hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh đã tham gia vào vòng xoáy của “thanh toán không tiền mặt” này.
Có thể thấy rằng, những hình thức thanh toán truyền thống như: tiền mặt, chuyển khoản đã từng gặp những phiền toái trong khâu thanh toán như: tiền thừa, tiền thiếu, khó khăn trong việc kiểm kê cũng như quản lý doanh thu trong ngày. Vì vậy, việc ra đời những hình thức, thiết bị thanh toán không những mang lại sự tiện lợi, cảm giác thoải mái khi mua hàng cho khách mà còn giúp chủ cửa hàng tối ưu được các khâu trong quản lý dòng tiền. Khách hàng cũng sẽ không cần phải mang theo tiền mặt mà vẫn có thể thanh toán một cách tiện lợi, nhanh chóng và chính xác chỉ cần một lần quét hay quẹt.
Theo một thời điểm nghiên cứu của Tổ chức thẻ quốc tế Visa cho biết: “Do tác động của đại dịch Covid-19, có đến hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, ½ số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử.”
Như vậy, việc thanh toán “không tiền mặt” đang dần trở thành xu hướng của thị trường trong nước và dự kiến sẽ sự bùng nổ hơn nữa trong những năm tới.
Xem thêm: Xu hướng thanh toán không tiền mặt phổ biến hiện nay
3. Giải pháp thanh toán không tiền mặt của Sapo Money
Để đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính của nhà bán hàng, Sapo đã hợp tác với các đối tác uy tín tích hợp các phương thức thanh toán “không tiền mặt” dành riêng cho các khách hàng:
- Thanh toán QR: Việc tích hợp phương thức thanh toán qua QR Code động với công nghệ của VNPay, Momo và ShopeePay lên phần mềm của Sapo sẽ mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch và hoàn toàn tự động cho chủ shop và người mua hàng. Ngoài ra, đây còn là cơ hội tuyệt vời để nhà bán hàng gia tăng doanh thu thông qua hàng loạt khuyến mại của các ví điện tử dành cho người mua hàng khi thanh toán QR.
- Thanh toán thẻ: Sapo hợp tác cùng các đối tác lớn như Tập đoàn NextTech, VPBank để cung cấp đa dạng các phương thức chấp nhận thanh toán thẻ tại quầy qua mPOS, SmartPOS và tích hợp đồng bộ thanh toán trên phần mềm bán hàng Sapo. Điều này giúp chủ Shop có thể thanh toán nhanh chỉ bằng 1 bước đơn giản: chạm/quẹt/cắm thẻ trên thiết bị mà không cần nhập lại số tiền. Mỗi giao dịch đều được kiểm soát đồng bộ, giảm thiểu rủi ro cũng như giúp nhà bán hàng đối soát, ghi nhận doanh thu bán hàng một cách chính xác nhất.
- Cổng thanh toán online PayOn: Đây là một giải pháp thanh toán trực tuyến cực kỳ hữu ích cho nhà bán hàng online, đặc biệt là các nhà bán hàng trên mạng xã hội mà chưa có website bán hàng trực tuyến. Khi sử dụng PayOn người bán có thể tạo link thanh toán từ phần mềm Sapo và gửi cho người mua.. Người mua chỉ cần mở link và lựa chọn bất kỳ phương thức thanh toán QR, thẻ nội địa hoặc thẻ quốc tế nào mà mình mong muốn.
Sapo Money cam kết đồng hành cùng các chủ Shop trong hành trình chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, thanh toán, giúp nhà bán hàng thu hút thêm khách hàng, bứt tốc doanh thu và nâng cao hiệu quả tài chính nói chung.
Cùng đăng ký để đem lại giải pháp thanh toán thông minh cho cửa hàng của bạn ngay hôm nay!