Các yếu tố có vai trò mang tính tác động quyết định tới thị trường bán lẻ Việt Nam bao gồm có các chính sách của nhà nước, các yếu tố kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng và các yếu tố về khoa học kỹ thuật. Mỗi yếu tố đều có những ảnh hưởng và tác động nhất định đến sự hình thành và phát triển của thị trường bán lẻ. Hãy cùng tìm hiểu xem cụ thể, chúng tác động như thế nào?
1. Các chính sách của Nhà nước
Đây là yếu tố có tác động quyết định tới sự hình thành và phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ. Các phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ như: phân phối kế hoạch hoá; tự do buôn bán hay hoạt động theo cơ chế thị trường có quản lý… Các chính sách của Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật sẽ quyết định phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ. Hiện nay, chính sách của Nhà nước Việt Nam là thị trường bán lẻ phát triển theo kiểu kinh tế thị trường có quản lý. Chính sách của Nhà nước cũng thể hiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ theo từng nhóm hàng; nhóm đối tượng … tham gia vào thị trường. Ví dụ như tại Việt Nam các chính sách liên quan tới thị trường bán lẻ đều có những quy định hạn chế tiêu dùng những mặt hàng cao cấp hay hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ trong nước.
Các chính sách của Nhà nước còn có vai trò trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ.
Các thị trường bán lẻ càng phát triển thị các chính sách của Nhà nước càng có xu hướng thông thoáng và tạo ra môi trường kinh doanh công bằng hơn. Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước cũng thể hiện mức độ can thiệp của vào các hoạt động kinh doanh thương mại.
2. Các yếu tố kinh tế
Đối với thị trường bán lẻ thì các yếu tố kinh tế được hiểu là tổng cung và cầu về hàng hoá dịch vụ bán lẻ. Một số yếu tố kinh tế có liên quan tới thị trường bán lẻ:
-Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: thể hiện mức độ gia tăng lượng hàng hoá dịch vụ cung ứng trên thị trường bán lẻ.
-Lạm phát: tác động giá cả hàng hoá.
-Tình hình thu hút vốn FDI: thể hiện lượng vốn, sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ.
3. Dân cư
Đây là yếu tố tác động tới sự sống còn của thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ được coi là thị trường trung gian giữa các nhà sản xuất cung ứng với người tiêu dùng. Do vậy, sức mua thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng là yếu tố định hướng sự phát triển của thị trường. Nơi có mật độ dân cư đông thì trường bán lẻ sẽ phát triển thuận lợi hơn nơi có mật độ dân cư thưa. Nơi người dân giàu có, mức chi tiêu lớn thị trường bán lẻ sẽ phát triển hơn nơi dân cư nghèo đói, mức chi tiêu ít.
4. Cơ sở hạ tầng
Các yếu tố về cơ sở hạ tầng có liên quan sản xuất kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham gia thị trường bán lẻ. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng góp phần to lớn vào sự phát triển của thị trường bán lẻ. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế liên quan tới sự phát triển của thị trường bán lẻ bao gồm một số yếu tố sau:
– Trình độ hiện đại của hệ thống giao thông đường xá, bến bãi, thông tin liên lạc…
– Chi phí vận chuyển bảo quản hàng hoá.
– Chi phí xây mới thuê, mua mặt bằng kinh doanh.
5. Yếu tố khoa học kỹ thuật
Các yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định và chi phối việc ứng dụng Khoa học và Kĩ thuật trên thị trường; quyết định sự ra đời của sản phẩm mới, hình thành phương thức kinh doanh mới, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân. Một số yếu tố Khoa học và Kĩ thuật tác động đến thị trường bán lẻ:
– Trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
– Mức độ đầu tư khoa học công nghệ và tốc độ triển khai của ứng dụng mới trên nền kinh tế.
– Chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia.